Truyền thuyết dân gian: Thần hoa



Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

Vạn vật đều có linh, mỗi loài sinh vật đều có một vị Thần đang cai quản, ví dụ cây có Thần cây, hoa tất nhiên cũng có Thần hoa. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Thần hoa.

Trong “Thần tiên truyện” có ghi chép, ở Nhuận Châu (nay là Trấn Giang, tỉnh Giang Tô) có cây hoa đỗ quyên ở chùa Hạc Lâm “cao hơn một trượng, vào cuối xuân hoa nở rực rỡ”. Có lúc có thể thấy ba cô gái mặc trang phục lộng lẫy, cùng nhau đi dạo dưới cây. Người ta truyền rằng họ là Thần hoa, cho nên mọi người vô cùng trân quý cây hoa đỗ quyên ở chùa Hạc Lâm này. Khi đó tiết độ sứ Châu Bảo hỏi đạo nhân Ân Thất Thất: “Hoa ở chùa Hạc Lâm quả là thiên hạ kỳ tuyệt. Nghe nói hoa có thể nở trái mùa, loài hoa này có thể nở trái mùa được không? “ Ân Thất Thất đáp rằng có thể. Vậy nên Châu Bảo hi vọng có thể nhìn thấy hoa nở vào tết Trùng Cửu. (Ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch)

Ân Thất Thất đến chùa Hạc Lâm trước tết Trùng Cửu hai hôm. Đêm hôm đó, có một người phụ nữ đến gặp ông và nói: “Tôi nhận lệnh đến làm hoa nở”. Ngày hôm sau, hoa dần dần nở, đến đúng tết Trùng Cửu hoa nở rộ như mùa xuân. Khắp vùng đều kinh ngạc.

Tương truyền, lúc đầu mỗi loài hoa có một vị Thần, sau này dần dần chỉ có một vị Thần cai quản trăm loài hoa. Trong “Nguyệt lệnh quảng nghĩa“ của Phùng Ứng Kinh thời Minh có ghi chép: “Nữ Di là vị Thần cai quản sự sinh trưởng vào mùa xuân và mùa hè, đồng thời cũng là vị Thần của các loài hoa”.

Trong dân gian còn có truyền thuyết rằng đệ tử Hoa Cô của tiên nữ Vệ Phu Nhân là Thần hoa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48721



Ngày đăng: 04-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.