Truyền thuyết dân gian: Kiếm phá núi
Tác giả: Như Chi
[ChanhKien.org]
Kiếm phá núi là một bảo kiếm trong truyền thuyết, nhưng con người hôm nay chỉ nghe đến tên gọi mà không biết hình dáng của nó.
Tương truyền vào thời nhà Đường, có một học sĩ trong khi cày ruộng thì tìm thấy một thanh kiếm. Sau khi mài sáng thanh kiếm anh liền mang ra chợ bán. Có một người dân tộc Hồ thích thanh kiếm, quyết định mua nó với giá một triệu quan tiền và hẹn ngày hôm sau sẽ đến lấy.
Người học sĩ sau khi về nhà, cùng vợ cầm thanh kiếm nhìn nhau và cười: “Thanh kiếm này có gì tốt mà lại đáng giá những một triệu quan tiền!” Vừa hay trong vườn có một cục đá để giặt quần áo, người học sĩ quyết định thử. Anh dùng kiếm chặt đá, cục đá lập tức vỡ tan.
Ngày hôm sau, người Hồ mang tiền đến lấy thanh kiếm, phát hiện thanh kiếm đã bị dùng rồi, bèn hỏi anh ta: “Ánh quang của thanh kiếm đã hết, tại sao lại như vậy?” Người Hồ quyết định không mua thanh kiếm nữa. Học sĩ hỏi nguyên do, người Hồ nói với anh ta: “Đây là kiếm phá núi, nhưng chỉ có thể dùng một lần. Ánh quang nay đã hết, nhất định là đã bị dùng rồi“. Người học sĩ vô cùng hối hận, kể cho người Hồ nghe chuyện thử kiếm tối qua. Cuối cùng người Hồ đã mua thanh bảo kiếm với giá 10 quan tiền.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48296
Ngày đăng: 31-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.