Truyền thuyết dân gian: Thần sông Hoàng Hà



Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

Trong dân gian tương truyền rằng Thần sông Hoàng Hà là một vị Thần khổng lồ xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm “Tây Kinh Phú” của Trương Hành thời Đông Hán: “Bên trái có núi Hào Sơn và Hàm Cốc quan hiểm trở, rừng đào sum suê, nối liền với hai ngọn Hoa Sơn, dấu chân Cự Linh to lớn, rõ ràng, sông chảy quanh co, dấu vết vẫn còn lưu lại”.

Sách “Sưu Thần Ký” tập thứ nhất thời Tấn ghi chép rằng: “Hai ngọn núi Hoa Sơn vốn dĩ là một ngọn núi. Do sông hồ chảy qua mà thành quanh co. Thần sông Cự Linh dùng tay nâng phần trên, dùng chân đạp phần dưới, chia đôi ngọn núi, tạo thế cho dòng sông chảy thuận lợi”. Ngày nay nhìn dấu tay trên núi Hoa Sơn, hình dạng của ngón tay và lòng bàn tay vẫn còn thấy rõ. Dấu chân ở dưới núi Thủ Dương vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Qua đó có thể thấy, Cự Linh là một vị Thần có khả năng mở núi tạo hồ.

Đến thời nhà Đường, theo truyền thuyết dân gian, tên của Cự Linh là Tần Hồng Hải. Trong “Pháp Uyển Châu Lâm” tập 52 ghi chép rằng, ở phía Bắc huyện Hộ, tỉnh Thiểm Tây ngày nay có một ngọn núi, ban đầu khi chưa tách ra, nó nối liền với núi Thái Hành, núi Vương Ốc và núi Bạch Lộc, khiến dòng chảy của sông Hoàng Hà bị cản trở. Sau đó, vị Cự Linh Tần Hồng Hải lo lắng lũ lụt, nên đã tách đôi ngọn núi, giúp dòng nước dễ dàng lưu thông.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/48638



Ngày đăng: 18-01-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.