Truyền thuyết dân gian: Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ



Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.Org]

Trong tiếng Trung hiện đại, “Thiên lý nhãn” thường được dùng để mô tả một người có con mắt tinh tường, nhìn xa nghìn dặm; “Thuận phong nhĩ” (tai nghe theo gió) thường được dùng để mô tả một người có thể nghe thấy âm thanh ở rất xa. Trên thực tế theo truyền thuyết dân gian, Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ là hai vị Thần nhỏ có nhiệm vụ quan sát tình huống ở xa và nghe ngóng tin tức.

“Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ” lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết “Tây Du Ký” thời nhà Minh. Trong sách viết rằng họ là những vị Thần nhỏ bên cạnh Ngọc Hoàng, chịu trách nhiệm quan sát mọi việc ở xa. Trong “Phong Thần diễn nghĩa” lại mô tả họ là những vị Thần nhỏ trong đền thờ Hoàng Đế. Vào thời nhà Thanh, Đạo giáo coi Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ là những vị Thần hộ giáo để thờ cúng, tượng của họ được đặt trong các Đạo quán.

Hình tượng Thần Thiên Lý Nhãn thường thấy để chân tay trần, y phục tung bay, tay phải cầm giáo, tay trái đưa lên che mắt giống như người đang nhìn xa; hình tượng Thần Thuận Phong Nhĩ có vẻ mặt hung dữ, chân tay trần, phanh ngực, tay trái cầm một con rắn, tay phải cầm Phương Thiên Họa Kích, đang dỏng tai lắng nghe.

Vậy nên khi nhắc đến Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ chúng ta cũng cần có thái độ cung kính hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48706



Ngày đăng: 22-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.