Truyền thuyết dân gian: Cao thủ võ thuật không đánh người
[ChanhKien.org] Nhân vật chính của câu chuyện này của chúng ta hôm nay không phải là cao thủ võ lâm mà chúng ta thường nói đến, mà là một loại công phu nội ngoại kiêm tu. Năng lực của công phu này có thể nói là thần thông quảng đại. Tuy nhiên vì thế mà anh ấy rất ít đánh nhau với người bình thường, thường bị vợ đánh tới mức trên mặt đầy vết thương, nói ra cũng khá thú vị. Câu chuyện này đã xảy ra cách đây 50 năm rồi.
1. Bị vợ cào
Nhân vật này họ Lưu, tên là Lưu Tiêu. Lưu Tiêu sinh ra trong một gia thế võ thuật, từ nhỏ đã theo cha luyện võ, là một loại công phu nội ngoại kiêm tu thượng thừa của Đạo gia. Gia đình cưới cho anh một người vợ vô cùng đanh đá, có khi vì một chuyện nhỏ mà ra tay đánh Lưu Tiêu. Lưu Tiêu không dám hoàn thủ, chỉ có thể nhẫn nhịn cho vợ ở đó mà đánh, thông thường tới mức trên mặt đầy vết sẹo.
Hàng xóm cũng đã quen với việc ấy, bình thường cũng hay giễu cợt anh: “Lại bị vợ đánh à?”. Lưu Tiêu luôn cười cười mà nói: “Không có gì, không có gì”. Hàng xóm lại hỏi anh: “Không phải anh biết võ sao, vì sao không đánh lại?”. Lưu Tiêu nói: “Tôi không đánh người nhà được”. Hàng xóm liền không hỏi nữa.
2. Bị người ngoài đánh
Có một lần, Lưu Tiêu xảy ra mâu thuẫn với một người lạ ở chợ vì chuyện mua bán, mà cuối cùng bị người lạ này tay đấm chân đá, khiến anh ta khắp mặt và đầu đầy vết thương. Lưu Tiêu ủ rũ đi về nhà, về tới nhà lại bị vợ mắng cho một trận, nói anh luyện võ cũng như không. Mắng tới mức hàng xóm đều chạy sang khuyên giải (kỳ thực nhiều người tới vì hiếu kỳ chuyện náo nhiệt mà thôi).
Một người hàng xóm nói: “Anh nói không dám đánh vợ chúng tôi còn tin, cớ sao người ngoài mà cũng không dám đánh?”. Lưu Tiêu nói: “Anh ta không ra tay theo bài bản, tôi không biết nên hoàn thủ như thế nào”. Hàng xóm nói: “Rốt cuộc anh có biết võ công không vậy?”, hỏi tới mức Lưu Tiêu mất kiên nhẫn nói: “Làm sao mà không biết!”, miệng vừa nói vừa thể hiện công phu, một chưởng đánh vào bàn Bát Tiên, chỉ nghe một tiếng “rắc”, cái bàn đã vỡ nát, mặt bàn vỡ thành mấy miếng, chân bàn cũng đứt gãy. Hàng xóm và vợ của Lưu Tiêu ai nấy đều sững sờ.
Tuy nhiên sau đó hàng xóm cũng hiểu ra, Lưu Tiêu không hoàn thủ là đúng. Với sức mạnh như vậy, Lưu Tiêu mà hoàn thủ không chừng có thể lấy đi mạng người khác.
3. Thần thông “điệp đạo” pháp
Lưu Tiêu không chỉ luyện võ thuật, mà còn có thần thông, cũng chính là “công năng đặc dị” mà chúng ta thường nói tới. Ngôi làng mà Lưu Tiêu sống cách chợ khoảng 10 cây số, Lưu Tiêu mỗi lần đi chợ mua rau đều vác một, hai trăm cân rau củ trên vai, nhưng cũng chỉ hai, ba dấu chân là tới chợ. Vì thế, hàng xóm nhiều lần đều không nhìn thấy dấu chân thứ hai của anh ở đâu. Chủng công năng này trong giới tu luyện được gọi là “điệp đạo” pháp. Ý nghĩa trên bề mặt chính là gấp con đường lại, rồi một bước là bước qua.
Như Đới Tông trong “Thủy Hử truyện” một ngày đi hàng trăm dặm, nếu để Lưu Tiêu đi, một ngày đi mấy ngàn dặm cũng sẽ không có vấn đề. Thần thông thực sự của cao thủ mà chúng ta thường nói trong dân gian thật ra còn cao hơn cả trong tiểu thuyết.
Người có thần thông giống như Lưu Tiên hiện nay vẫn còn mấy vị. Năng lực của họ nói ra giống như thần thoại, nhưng đều là chân thực cả. Đứng từ cơ điểm của vô Thần luận thì sẽ nhận thấy rằng những điều này đều là hư huyễn, không thật, giống như thần thoại. Tuy rằng họ có thần thông quảng đại, nhưng không dám tùy tiện sử dụng để đánh nhau với người thường, một mặt là do họ có tâm tính cao, một mặt khác là do năng lực của họ quá mạnh, người ta căn bản là không chịu được một chưởng của họ, thậm chí một cú đẩy nhẹ cũng có thể gây phiền phức to lớn.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/257997
Ngày đăng: 28-04-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.