Truyền thuyết dân gian: Câu đối gỗ đào trừ tà
Tác giả: Như Chi
[ChanhKien.org]
Vào ngày mùng Một tháng Giêng âm lịch trong dịp tết truyền thống ở Trung Quốc, người ta thường dùng gỗ cây đào làm thành hai câu đối dán hai bên cửa lớn, bên trên vẽ thêm một cây sậy, ở giữa vẽ một con gà trống để trừ tà. Phong tục này có ý nghĩa gì?
Theo sách “Kim Lâu Tử” của vua Lương Hiếu Nguyên Đế Tiêu Ích ghi chép: Tương truyền ở phía Đông Nam Trung Nguyên có một ngọn núi tên là núi Đào Đô, trên núi có một cây đào lớn, có gà trời cư ngụ trên cây.
Hàng ngày khi mặt trời mọc, những tia nắng đầu tiên chiếu sáng cây đào. Lúc này, gà trời bắt đầu cất tiếng gáy. Tiếng gáy của nó vang vọng khắp thiên hạ, khiến cho tất cả các con gà trống khác cũng cất tiếng gáy theo. Dưới gốc cây đào có hai vị quỷ thần canh gác, tay cầm dây sậy, đứng đối diện nhau, cùng nhau bảo vệ cây đào. Khi có tà ma đến gần, hai vị quỷ thần sẽ dùng dây sậy bắt lấy chúng và ăn thịt.
Đây có lẽ là lý do tại sao người ta dùng cành đào và đặt gà trống vào giữa cây sậy để làm bùa trừ tà.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/47776
Ngày đăng: 01-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.