Truyền thuyết dân gian: Câu chuyện cây dương và cây liễu đổi tên



Tác giả: Thanh Tâm

[ChanhKien.org]

Ở một số vùng của Kinh Sở, cây dương thường được gọi là cây liễu và cây liễu gọi là cây dương. Tại sao như vậy?

Truyền thuyết kể rằng vào cuối thời nhà Tùy, Dạng đế là người dốt nát và ham ngao du, do giao thông thời đó bất tiện nên ông ta đã bắt người dân đào kênh để thuận tiện cho việc dùng thuyền đi ngao du. Sau khi con kênh được đào xong, thấy hai bên bờ kênh đều trơ trụi, ông ta lại ra lệnh phải lập tức trồng cây phủ xanh hai bờ rậm như rừng. Vào thời điểm đó làm gì có nhiều cây con như vậy? Những người dân công thông minh chỉ có cách cắt rất nhiều cành liễu và cắm xuống đất, vì liễu là loài cây dễ sống nhất, khi cắt cành liễu ra cắm xuống đất thì mỗi cành đều có thể mọc rễ và lá. Do đó hai bên bờ kênh rất nhanh rợp bóng cây liễu. Dạng đế nhìn thấy rất vui mừng, khu rừng dù đẹp nhưng vẫn có chỗ khiếm khuyết này tên là “rừng liễu”, Dạng đế không thích nên lập tức đổi tên thành “rừng dương” (từ dương 杨 và dạng 炀 trong tiếng Trung là đồng âm). Cây được ban cho họ Ngự, ngụ ý là giang sơn của nhà Dạng mạnh mẽ giống như cây liễu, lưu truyền vạn đại, cho nên cây dương và cây liễu từ đó đã đổi tên cho nhau. Cho đến ngày nay, khu rừng phòng hộ hai bên sông vẫn được gọi là “rừng dương”.

Nhưng những người nông dân hiền hậu vẫn gọi cây thùy liễu bên hồ nước là thùy liễu, không xu nịnh theo trào lưu mà gọi là thùy dương. Mặc dù cây dương bị gọi là cây liễu, nhưng ngày nay trên cây dương có một loại sâu có hại tên là “Dương La Tử”, nó không vì áp lực của quyền lực mà đổi tên thành “Liễu La Tử”. Các văn nhân ở vùng đất Kinh Sơ thường giải thích rằng câu thơ: “Hữu ý tài hoa hoa bất phát, Vô tâm sáp liễu liễu thành ấm” (Dịch nghĩa: Hữu ý trồng hoa hoa không nở, vô tình cắm liễu liễu lên xanh”, vẫn là sự thật. Tùy Dạng đế phóng đãng vô đạo không thi hành chính sách nhân từ, tuy buộc người dân ngoài miệng gọi cây dương thành cây liễu, nhưng chính vì sự bạo ngược mà ông ta sớm đã mất lòng dân, dẫn đến cuộc khởi nghĩa phản Vương Thập Bát Lộ, nhanh chóng lật đổ xã tắc của nhà Tùy.

Nhìn lại quá khứ chớp mắt đã qua 1000 năm, dương liễu đảo ngược từ khi nào? Kẻ độc quyền tuy chỉ hoành hành một khắc, mà thực vật phải chịu hàm oan ngàn năm. Thế nhân vẫn quen với sự giả tạo, điều giả nói thành thật, người thiện lương bị vu oan là kẻ ác, triều đại đỏ ở Trung Quốc ngày nay dựa vào quyền lực mà đảo ngược trắng đen, có thể thấy đã đến lúc giống như Thiên tượng diệt Dạng đế rồi chăng?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/50182



Ngày đăng: 26-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.