Truyền thuyết dân gian: Hàm nghĩa của “Hình Thiên”
[ChanhKien.org]
Hình Thiên (刑天), cũng có thể viết thành “Hình Thiên” (形天), đây là cách nói khác của “chặt đầu”. Trên thực tế, Hình Thiên là một vị Thần vô danh trong thần thoại Trung Quốc cổ đại. Tương truyền ông là một đại thần dưới thời Viêm Đế. Trong “Sơn Hải Kinh – Hải Ngoại Tây Kinh” có ghi chép, sau khi Hoàng Đế nhờ vào đức hạnh sâu dày của mình giành được thiên hạ từ Viêm Đế, “Hình Thiên” bèn mang rìu đến tìm Hoàng Đế, quyết tâm tranh tài cao thấp với Hoàng Đế.
Hoàng Đế và Hình Thiên đều thi triển bản sự của mình trong cuộc giao chiến, cuối cùng Hoàng Đế đã chặt đầu Hình Thiên, trấn giữ ở chân núi Trường Dương. Hình Thiên không phục, dùng ngực làm mắt, rốn làm miệng, tay cầm khiên và rìu tiếp tục đánh. Bởi vì ông ấy không có đầu, nên mọi người gọi ông là “hình thiên”, ý nghĩa là “hình thể không toàn thây”.
Nhà thơ Đào Uyên Minh thời Đông Tấn đã viết bài thơ “Độc Sơn Hải Kinh” trong đó có câu: “Tinh vệ hàm vi mộc, tương dĩ điền thương hải. Hình thiên vũ kiền thích, mãnh chí cố thường tại” (Dịch nghĩa: Con chim tinh vệ ngậm mảnh gỗ nhỏ, muốn dùng nó để lấp đầy biển cả. Hình Thiên múa cây rìu, ý chí chiến đấu kiên cường vẫn còn đó). Đại ý là ca ngợi tinh thần kiên cường của chim tinh vệ và Hình Thiên. Tương truyền từ đó trở đi, “Hình Thiên” (形天) được viết thành “Hình Thiên” (刑天) (1), trở thành biểu tượng của tướng sĩ dũng cảm.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/49215
Ghi chú của người dịch: Hình Thiên (刑天) còn có nghĩa là thuận theo trời.
Ngày đăng: 16-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.