Thắp sáng ngọn đèn tâm (4): Ánh sáng của chân lý
Tác giả: Quán Minh
[ChanhKien.org]
Đã sinh ra làm người, nếu như không tu luyện, thì vĩnh viễn không thể thoát khỏi sự vây khốn của sinh lão bệnh tử. Bởi vậy nghi vấn lớn nhất mà nhân loại không ngừng tìm kiếm câu trả lời chính là: Con người từ đâu tới và rồi đi về đâu? Nhà triết học người Nhật Kitaro Nishida nói rằng: “Sinh, từ đâu đến? Tử, đi về đâu? Con người, vì sao được sinh ra, vì sao phải làm việc, vì sao phải chết? Đây là những nghi vấn lớn nhất, sâu sắc nhất trong tâm tôi”.
Vào thời học sinh, tôi thường suy nghĩ và hỏi người khác một câu: Con người vì sao cần phải sống? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì? Chân lý của vũ trụ là gì? Nhiều học giả nổi tiếng vừa nghe câu hỏi này của tôi liền cười, sau đó trả lời tôi một cách nghiêm túc: Câu hỏi này cho dù có nghiên cứu, thảo luận ra sao đều không đi đến kết luận, không có ai có thể trả lời câu hỏi của bạn. Có một số người mang danh học giả ăn nói ba hoa, trả lời tôi rằng: “Ý nghĩa của đời người chính là theo đuổi hạnh phúc và khoái lạc”. Nói chi tiết, chính là nỗ lực làm việc để kiếm được nhiều tiền hơn, người càng có tiền thì càng hạnh phúc.
Lúc đó, mặc dù tôi vẫn biết trong cuộc sống hiện thực không có tiền thì phải chịu khổ, nhưng cũng không tin tiền sẽ mang lại hạnh phúc. Tôi từng nhìn thấy một cô gái nhà giàu gia tài bạc triệu ở Nhật Bản khóc ròng khi kể về cuộc sống của mình. Cô ấy gần 40 tuổi rồi nhưng vẫn độc thân. Do áp lực quá lớn, cô mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, khiến tính tình gắt gỏng, mất ngủ, cuộc sống đau khổ mỗi ngày khiến cô cảm giác như sống không bằng chết. Cô ấy khóc và hỏi trời cao: “Tại sao tiền của con càng nhiều thì phiền não càng nhiều, càng nỗ lực thì hạnh phúc càng rời xa?” Như vậy có thể thấy, tiền bạc không nhất định mang lại hạnh phúc và khoái lạc.
Câu hỏi vì sao được sinh ra, vì sao phải sống đã khiến tôi hoang mang trong thời gian dài. Tôi từng vì không hiểu được những điều này mà phiền não. Chỉ biết ăn và ngủ, giống cuộc sống của loài lợn; cộng thêm việc chơi đùa vui vẻ, cũng không hẳn là cuộc sống của con người. Đối diện với nhân sinh mờ mịt khiến tôi trường kỳ thuận theo dòng trong cõi hồng trần thời thế hỗn loạn. Mãi cho đến một ngày, tôi đắc được cuốn sách quý Chuyển Pháp Luân, cuối cùng đã hiểu rõ “Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người”. (Trích Chuyển Pháp Luân)
Một câu nói của Sư phụ Lý Hồng Chí đã tiết lộ cái mê thiên cổ, cuối cùng tôi đã nhận được đáp án mà con người tìm kiếm trong đau khổ hàng ngàn năm nay. Pháp lý Đại Pháp vũ trụ phóng ra ánh sáng chân lý khiến mỗi người đều có thể lập tức nhận thức được ý nghĩa của đời người, như ngọn hải đăng làm sáng tỏ ý nghĩa của sinh mệnh, nó có thể chiếu rọi mọi ngóc ngách trong vũ trụ.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283241
Ngày đăng: 26-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.