Thắp sáng ngọn đèn tâm (1): Thành tín đáng giá ngàn vàng



Tác giả: Quán Minh

[ChanhKien.org]

Còn nhớ, lần đầu tiên tôi dùng bút lông luyện tập viết thư pháp, vị giáo viên thư pháp nho nhã đã viết ngay ngắn mười chữ Hán kiểu chính thể khải thư trên quyển tập luyện viết của tôi: “Quân tử trọng tín nghĩa, thành tín giá ngàn vàng”.

Khi tôi phỏng theo từng nét bút của thầy để viết mười chữ này, ngay tức khắc cảm giác được luồng chính khí ở ngực, hàng chữ phát sáng lấp lánh. Điều này khiến tôi cảm nhận rằng, người Trung Quốc cổ đại không chỉ phát minh ra chữ Hán, mà nội tâm của họ thật sự rất coi trọng thành tín.Trong sách “Luận ngữ-Vi chính” có viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã”. (Ý nói người mà không biết giữ chữ tín, thì không thể thành người được). Tức là nói rằng uy tín và thành thực là thứ không thể thiếu, đây là phẩm chất tối thiểu của việc làm người.“

Cố Viêm Vũ thời nhà Thanh cũng từng viết câu thơ: “Sinh lai nhất nặc tỉ hoàng kim, na khẳng phong trần phụ thử tâm”. Ý là nói, bản thân ông bình sinh vốn xem lời hứa quý giá như bảo vật, làm sao có thể bởi vì bản thân gặp khó khăn mà nuốt lời cơ chứ? Hai câu thơ trên thể hiện thái độ đối nhân xử thế thủ tín của tác giả. Đúng vậy, người Trung quốc cổ đại xem nhẹ mạng sống của mình mà trọng lời hứa, từ đế vương khanh tướng ở trên cho tới lê dân bách tính ở dưới, đều vì thủ tín với người khác mà có thể không màng sống chết, đây đúng là biểu hiện của đạo đức cao thượng.

Đến thời cận đại, thói đời trượt dốc, đạo đức trầm luân. Con người hiện đại vì lợi ích cá nhân mà tranh giành, mà kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, lừa người không còn chút kiêng kị gì nữa, trong tâm đã hoàn toàn không có hai chữ “thành tín” nữa rồi, loại hành vi này đã khiến xã hội Trung Quốc hiện nay lâm vào khủng hoảng thành tín.

Xã hội Trung Quốc ngày nay còn điều gì là đáng tin đây? Nào là bằng đại học giả, luận văn học thuật giả, ngay cả tiền tệ cũng làm giả được! ….. Giá trị định hướng của xã hội hiện nay đã khiến cho người ta coi người thành thật là ngốc nghếch, vậy thì con người thế gian còn có chính nghĩa và lương tri nữa không? Khi một đất nước mất đi thành tín và đạo đức, thì đất nước ấy có thực sự hạnh phúc và có tương lai nữa không?

Một người cho dù gia sản bạc triệu, học thức đầy mình, nhưng nếu người này nói không giữ lời, cùng lắm cũng chỉ là kẻ tiểu nhân hèn mọn mà thôi. Bậc chính nhân quân tử chân chính thì lòng ôm chí lớn mà không xem nhẹ tiểu tiết, lời đã nói thì họ tất sẽ làm, và giữ lời hứa đến cùng, cho dù chịu thiệt cũng phải thủ tín với người. Thành tín mặc dù không thể dùng tiền để đo lường, nhưng là một con người thậm chí một quốc gia, nếu đối ngoại mà thất tín, vậy thì dùng bao nhiêu tiền cũng không đổi lại được sự tín nhiệm.

Do vậy, câu nói “Thành tín đáng giá ngàn vàng” quyết không phải là lời sáo rỗng, nó là thực sự vượt trên cả ngàn vàng.

Nhìn chung xã hội Trung Quốc ngày nay, dù dùng bất kỳ một chính sách hay biện pháp hành chính nào, cũng đều không cách nào trừ tận gốc tệ nạn xã hội. Chỉ có triệt để chấm dứt bức hại đối với những người tu “Chân Thiện Nhẫn”, tu tâm trọng đức, coi trọng thành tín giữa người với người, đó mới là tạo phúc cho tương lai của dân tộc Trung Hoa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282042



Ngày đăng: 15-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.