Thắp sáng ngọn đèn tâm (24): “Thiện ác tất báo” là Thiên lý
Tác giả: Quán Minh
[ChanhKien.org]
Tự cổ chí kim, dù là nơi đâu, phàm là người từng làm việc xấu thì đều phải nhận quả báo, không ai có kết cục tốt đẹp. Ví dụ: Sau khi giết oan trung thần yêu nước Nhạc Phi và con của ông, âm mưu của Tần Cối đã bị bại lộ, trước khi chết, trên lưng Tần Cối có một vết lở loét rất lớn, sau khi chết, ông ta bị đúc thành một bức tượng sắt, cho đến ngày nay, cả nghìn năm sau, ông ta vẫn đang quỳ trước mộ Nhạc Phi; Hitler, thủ lĩnh phát xít Đức, sau khi tàn sát hàng triệu người Do Thái vô tội, ông ta đã tự sát khi quân đội Liên Xô tiến vào thành phố; kẻ điên cuồng chiến tranh của Nhật Bản Tōjō Hideki bị Tòa án quân sự Viễn Đông kết án treo cổ… Thiện ác ắt hữu báo, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trong lịch sử và văn hóa lâu đời 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa, hầu hết người xưa đều kính Thần kính Trời, coi trọng tín nghĩa và đạo đức, tin rằng thiện có thiện báo, ác có ác báo. Tuy nhiên, trong hơn 70 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đoạt được chính quyền ở Trung Quốc đại lục, văn hóa truyền thống đã bị phá hoại nghiêm trọng. ĐCSTQ cưỡng bức tiêm nhiễm những tư tưởng vô thần vào người dân và tước đoạt quyền tín ngưỡng của người dân một cách tàn khốc. Kết quả là rất nhiều người trẻ không còn tin vào “thiện ác hữu báo” nữa.
Một bài thơ cổ có viết: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri. Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư” (tạm dịch: Khi lòng người sinh ra một niệm, trời đất đều biết rõ, thiện ác nếu mà không có thiện báo hay ác báo, thì trời đất ắt có tư tâm). Cho dù là hôm nay, chúng ta cũng có thể phát hiện ra rất nhiều ví dụ thực tế về “thiện ác hữu báo” ở xung quanh. Ví dụ: Tống Phúc Dân, cựu Phó thị trưởng thành phố Liễu Châu ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, ông này về sau được ĐCSTQ đề bạt làm Thị trưởng thành phố Nam Ninh. Vào ngày 25 tháng 7 năm 1999, ông ta không chỉ nhiều lần công khai bôi nhọ Pháp Luân Công mà còn lăng mạ người sáng lập Pháp Luân Công một cách độc ác. Kết quả là vào đêm hôm đó, Tống Phúc Dân đang khỏe mạnh thì bị bệnh chết một cách kỳ lạ; Phùng Thuấn Lượng, Chính ủy Công an quận Nhạc Đường thuộc Công an thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, đã bức hại các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là khi ông này vung cần câu cá, dây câu vướng vào dây điện cao thế và ông ta bị điện giật tại chỗ, rơi xuống ao cá rồi tử vong; Cao Bảo Lâm, cựu Giám đốc Công an thành phố Tần Hoàng Đảo, bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách điên cuồng, sau đó gặp tai nạn ô tô và bị thương nặng; Dương Văn Dũng, Bí thư Huyện ủy huyện Vinh, tỉnh Tứ Xuyên, đã chết thảm trong một vụ tai nạn ô tô sau khi bức hại điên cuồng các học viên Đại Pháp ở địa phương đó; Mạnh Duy Trung, Thị trưởng thành phố Hạng Thành, tỉnh Hà Nam, đã bị báo ứng sau khi bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách tàn khốc, ông ta đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi; Lâm Hiển Chương, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Thị trấn Hồng Đảo, quận Thành Dương, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bức hại các học viên Pháp Luân Công tại thị trấn này với thủ đoạn tàn khốc. Vào năm 2003 khi đang đi công tác, ông ta bị thùng dầu rơi trúng người và mất mạng; v.v. Mắt Thần như điện, không ai có thể thoát khỏi báo ứng. Bất kỳ một hiện tượng nào cũng vậy, tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng đằng sau đó ắt hẳn đều có nguyên nhân, vì thiện ác tất báo. Có những tiêu chuẩn khách quan về thiện và ác, chứ không phải là phán đoán dựa trên sự tốt hay xấu của một cá nhân, một tập thể hay một chính phủ, tiêu chuẩn đó chính là Chân – Thiện – Nhẫn, phản ánh vào trong xã hội hiện thực này thì chính là hành thiện tích “đức”, hành ác tích “nghiệp”.
Báo ứng giống như vay tiền và trả nợ. Có vay ngắn hạn và vay dài hạn, nhưng dù là ngắn hạn hay dài hạn thì khi đến hạn cũng đều phải trả, vay bao nhiêu trả bấy nhiêu, chỉ là thời hạn trả và lãi suất khác nhau mà thôi. Thiện ác báo ứng cũng như vậy: Không phải là không có báo, chỉ là chưa đến lúc, khi đến lúc rồi thì dù là thiện báo hay ác báo cũng đều thể hiện ra. Nhân quả báo ứng ấy, bất kể là bạn tin hay không, từ đế vương cho đến thường dân, đứng trước Thiên lý “thiện ác tất báo” này thì tất cả đều được đối xử như nhau, không có chút khác biệt nào dù chỉ là một li.
Khi tôi nói chuyện với một số bạn trẻ rằng “thiện ác tất báo là Thiên lý”, có một bạn thắc mắc hỏi tôi: “Những trường hợp nhận ác báo mà bác kể đều là những kẻ tiểu nhân. Tên đầu đảng tà ác họ Giang ở Trung Quốc tàn sát sinh viên, giết hại người tốt, không điều ác nào là không làm, vậy tại sao ông ta vẫn chưa phải nhận quả báo? Tại sao ông ta vẫn là nguyên thủ cao quý của một nước? Còn ông Triệu Tử Dương phản đối việc sát hại sinh viên, cần chính yêu dân, thì lại bị quản thúc suốt 16 năm. Tại sao người tốt không được thiện báo?” Tôi đáp: “Mắt Thần như điện, trời đất không có vị tư. Tên họ Giang có tật giật mình, trước khi báo ứng đến, ông ta đã chỉ thị cho Bộ Giáo dục Trung Quốc phủ nhận Nhạc Phi là anh hùng dân tộc, hòng lật lại bản án cho tên gian tặc bán nước Tần Cối. Có thể thấy ông ta đã linh cảm được rằng trong tương lai kết cục của mình sẽ còn thê thảm hơn cả Tần Cối, hiện tại ông ta đã bị kiện ở hơn chục nước trên thế giới với tội danh ‘diệt chủng’, báo ứng không còn xa nữa”. “Còn về phần ông Triệu Tử Dương, tuy rằng trong những năm còn sống trên đời ông ấy đã phải chịu một số khổ nạn, nhưng bất luận là hiện tại hay tương lai, bất kỳ một người dân Trung Quốc chính trực, thiện lương nào cũng đều sẽ tưởng nhớ đến ông ấy và kính trọng ông ấy, đây đã là một loại phúc báo rồi. Tên gian tặc họ Giang chuyên làm điều ác sao mà xứng được so sánh với ông Triệu Tử Dương chứ?” Bạn trẻ đó nghe tôi nói xong liền cảm khái nói: “Đúng thế, nói vậy thì bất cứ ai cũng không thể chạy thoát khỏi báo ứng, chỉ là báo ứng đến sớm hay muộn mà thôi”.
Lịch sử là một tấm gương, lấy lịch sử làm gương, những bài học giáo huấn của lịch sử cũng rất sâu sắc. Trong cuốn “Ấn Quang Đại sư văn sao toàn tập” có một câu chuyện được cao tăng Huyền Trang thời nhà Đường ghi lại như sau: Vào thời nhà Đường, ở nước Thiên Trúc bên Tây Vực, có một vị cao tăng tên là Giới Hiền Pháp sư (Śīlabhadra), ngài đức cao vọng trọng, danh tiếng vang khắp nước Thiên Trúc. Một năm nọ, Giới Hiền Pháp sư mắc một căn bệnh hiểm nghèo, đau đớn vô cùng, không thể chịu nổi. Khi ông định tự sát để giải thoát bản thân, ông chợt nhìn thấy ba vị là Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Quan Thế Âm giáng lâm và chỉ thị: “Vào một kiếp rất lâu về trước, ông từng nhiều lần làm Quốc vương, đã làm rất nhiều điều ác bức hại và quấy nhiễu dân chúng, vốn nên phải đọa vào ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh gọi là ác đạo) và phải chịu thống khổ lớn trong một thời gian dài. Nhưng do ông hoằng dương Phật Pháp nên đã được miễn trừ thống khổ lớn trong địa ngục và chuyển thành nỗi khổ nhỏ về bệnh tật trong đời này ở nhân gian, ông phải nhẫn chịu. Ba năm nữa, có một vị tăng nhân tên Huyền Trang ở nước Đại Đường sẽ đến đây bái ông làm thầy, cầu được truyền thụ Phật Pháp”. Thế rồi Giới Hiền Pháp sư đã kiên cường nhẫn chịu nỗi khổ bệnh tật, nỗ lực sám hối, cuối cùng đã bình phục sau một thời gian rất dài. Ba năm sau, Huyền Trang Pháp sư quả nhiên đến bái sư cầu Pháp. Giới Hiền Pháp sư bảo đệ tử nói rõ về nỗi đau khổ vì bệnh tật. Đồ đệ vừa nói vừa khóc, có thể thấy tình trạng bi thảm tới cỡ nào. Đường Huyền Trang là một vị cao tăng nổi tiếng, còn Giới Hiền Pháp sư là sư phụ của Đường Huyền Trang, người xuất gia không nói dối. Một đại cao tăng tu hành như Giới Hiền Pháp sư mà vẫn phải nhận báo ứng bi thảm như vậy, có thể thấy con người ở thế gian ai cũng không có cách nào trốn được nhân quả báo ứng.
Trên thế gian có biết bao ví dụ về thiện ác hữu báo, khó mà đếm hết được, đều là đang cảnh tỉnh thế nhân, khuyên răn thế nhân rằng thiện ác hữu báo, thế nhân tuyệt đối không được lấy tương lai của mình ra làm trò đùa. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Dù là quả thiện hay quả ác, đều phải tự mình đi nếm chịu.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/47975
Ngày đăng: 06-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.