Thắp sáng ngọn đèn tâm (27): Câu chuyện về kẹp tóc nhỏ và kẹp tóc to



Tác giả: Thâm Tử

[ChanhKien.org]

Vào tháng 7/1998, các học viên Pháp Luân Công chúng tôi ở Trung Quốc đã tổ chức một lớp học Pháp chín ngày tại một huyện ngoại ô. Trước khi đi, tôi đã mua một đôi kẹp tóc nhỏ. Tôi kẹp một chiếc trên đầu và khi bước xuống ô-tô, tôi phát hiện ra nó đã bị mất. Thế rồi tôi lại kẹp chiếc còn lại lên tóc. Một ngày nọ, một học viên nói với tôi: “Ở trong xe, tôi nhặt được một chiếc kẹp tóc giống như chiếc trên đầu của bạn”. Tôi nhìn và nhận ra nó là của tôi. Vài ngày sau, chiếc kẹp tóc trên đầu tôi lại bị mất. Trong phạm vi hoạt động của tôi rộng như vậy, nào là nơi học Pháp, luyện công, nơi ăn, chốn ở,… vẫn có người nhặt được chiếc kẹp tóc nhỏ như vậy. Thật là rất kỳ lạ, tôi tự nói: “Được rồi, được rồi, hãy cất chiếc kẹp nhỏ này đi! Mình không kẹp nữa!” Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ hai chiếc kẹp này.

Thế là tôi đổi sang một chiếc kẹp tóc to như chiếc lược. Một ngày nọ, trong giờ nghỉ trưa, tôi tháo nó ra và đặt cạnh gối, tôi nghe thấy tiếng chiếc kẹp rơi xuống đất. Tôi nghĩ, sau khi ngủ dậy sẽ nhặt nó lên. Tuy nhiên, khi tôi ngủ dậy và đi nhặt lại thì không tìm thấy nó nữa. Dưới gầm giường, một phạm vi nhỏ như vậy nhưng tìm tới tìm lui mà vẫn không thấy. Chiếc kẹp tóc to này tôi được một người bạn tặng cho.

Từ sự việc nhỏ bé này, tôi đã ngộ ra Lý mà Sư phụ từng giảng:

“những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định”. (Chuyển Pháp Luân)

Những chiếc kẹp tóc nhỏ là tôi tự mình mua thì không mất, còn chiếc kẹp tóc to được một người bạn tặng cho thì lại mất. Sư phụ đã dùng những ví dụ rất sinh động để điểm hóa cho tôi và tôi vẫn luôn ghi nhớ trong tâm.

Từ điểm ngộ “kẹp tóc nhỏ và kẹp tóc lớn”, tôi liên tưởng tới một sự việc này. Năm 1996, khi tôi sang Nhật Bản thăm họ hàng, người bạn Nhật Bản của tôi vốn là giám đốc một công ty biết rằng con gái tôi đang theo học một trường đại học tư thục hàng đầu ở Nhật Bản, học phí rất đắt đỏ, đồng thời lương của tôi cũng không cao, việc tôi đi thăm thân ở Nhật cũng rất tốn kém, cho nên người bạn đó cứ nhất định muốn tặng tôi 200.000 yên. Tôi nghĩ, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rồi, số tiền 200.000 yên này là do bạn tặng, tôi phải quyên tặng đi.

Hơn một tháng sau, ngày 29/8/1998, khi đất nước đang hứng chịu một trận lũ lụt lớn, tôi đã quyên tặng số tiền 200.000 yên này cho quốc gia. Việc quyên góp tiền bạc tôi không nghĩ là chuyện gì to tát, tôi chỉ làm thôi, trong tâm cũng rất bình thản. Trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tôi cũng chưa bao giờ báo cáo chuyện quyên góp này với lãnh đạo.

Chồng tôi cũng cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá tham nhũng, cho nên anh cũng không tán thành việc tôi quyên góp. Anh ấy nói: “Nếu ĐCSTQ ăn ít đi một bàn tiệc thì sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền. Số tiền mà người bạn ở Nhật tặng cho em thì là tiền của em rồi, em quyên góp làm gì?” Chồng tôi nói vậy cũng có đạo lý nhất định. Tuy nhiên, tôi nghĩ, Sư phụ đã điểm hóa cho mình rồi, mình vẫn nên quyên góp cho quốc gia.

Trong thời kỳ khủng bố trắng, hầu hết các đồng tu xung quanh tôi đều bị đưa đến trại lao động và bị kết án 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, v.v. Khi chồng tôi biết chuyện, anh ấy nói với mọi người: “Vợ tôi đã đến Bắc Kinh nhiều lần và còn tổ chức mọi người đến đó. Cô ấy không bị đưa vào trại lao động, đó là dùng tiền đổi lấy (ám chỉ việc quyên góp tiền)”. Chồng tôi nói vậy cũng có đạo lý nhất định, nhưng cũng không thể nói như vậy được.

Ngoài việc quyên góp, từ năm 1995, tôi còn tài trợ cho năm trẻ em thất học trong “Công trình Hy vọng”. Vào ngày 20/7/1999, Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công. Vào tháng 8, tôi đã viết một tài liệu và công khai bày tỏ quan điểm của mình với lãnh đạo đơn vị rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và tôi muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong tài liệu, tôi đã viết về việc quyên góp tiền (cho nhà nước khi có lũ lụt) và tài trợ cho năm trẻ em thất học trong “Công trình Hy vọng”. Các lãnh đạo đơn vị và công an đều từ những hành động của tôi mà thấy được rằng người tu luyện Pháp Luân Công là người tốt! Khi nhà tôi bị lục soát phi pháp lần đầu tiên, họ đã tìm thấy tài liệu này và vừa đọc vừa nói: “Tài liệu này rất cảm động”. Mỗi lần tôi tiếp xúc với công an, họ đều nói: “Tôi đã nghe lãnh đạo đơn vị của chị nói về tình huống của chị. Chúng tôi thực sự cảm động sâu sắc, chúng tôi không làm được tốt như chị”. Trong quá trình thẩm vấn, có công an đã có thái độ hơi gay gắt với tôi, một công an khác liền nói: “Cô ấy là một người rất tốt”. Tôi đã xin hộ chiếu để đi nước ngoài nhưng công an thành phố từ chối phê duyệt. Anh cảnh sát ở cơ quan ngoại vụ nói: “Chúng tôi sẽ thay mặt chị phản ánh lên cấp trên”. Đây chính là uy lực của Pháp Luân Đại Pháp!

Tôi đã lĩnh ngộ được những điểm hóa của Sư phụ và tôi sẽ làm theo những điểm hóa của Sư phụ. Lúc đó tôi đã quyên góp tiền và không nghĩ nhiều về nó. Trong quá trình tu luyện, tôi thể ngộ được rằng, mỗi một lời nói, việc làm và hành động của tôi không đại diện cho cá nhân tôi mà là thể hiện pháp lực của Pháp Luân Đại Pháp! Thực sự, Sư phụ rất tuyệt vời, rất vĩ đại! Tôi quả thực đã không gặp phải ma nạn hay khó khăn gì cả. Ngay cả khi tôi bị giam giữ, có người đã tặng cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đã âm thầm học Pháp, công khai luyện công, đả tọa, và giảng chân tướng về Đại Pháp cho những người giám sát tôi.

Những ma nạn, kiếp nạn của con người trong một đời đều là do số mệnh an bài. Tuy nhiên, nếu chúng ta, những người tu luyện, có chính niệm mạnh mẽ và phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, thì có lẽ ma nạn và kiếp nạn cũng không còn nữa.

Về Lý mà Sư phụ dạy rằng “cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được”, tôi đã lĩnh ngộ được hai điều sau đây.

Một là: Cuộc đời của con người là có định số. Sư phụ giảng:

“Cớ sao người ta sinh ra có nam có nữ? Lớn lên trông khác nhau? Có người sinh ra đã có bệnh, dị dạng; [người ta khi sinh đã] khác nhau. Chúng tôi từ trên cao tầng mà nhìn, [thấy rằng] tại không gian khác [đã] tồn tại một đời người sắp đặt ở đó; hỏi có thể như nhau không? Cứ muốn rằng bình quân, [nhưng] trong đời của họ không có [thứ ấy], thì bình quân sao đây? [Người ta là] khác nhau”. (Chuyển Pháp Luân)

Khi con người sinh ra trên đời thì một đời người đã được định sẵn rồi, được sắp đặt ở đó rồi, đó là định số. Vì vậy mới nói, cái gì của mình thì sẽ không mất, cái gì không phải của mình thì đừng tranh giành, vì có tranh giành thì cũng không có được.

Hai là: Có được thì ắt phải có mất. Sư phụ giảng:

“Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’”. (Chuyển Pháp Luân)

‘Thất’ (mất) gì? Mất “đức”. “Đức” là thứ trân quý nhất, đó là thứ khi sinh mang theo đến, khi tử mang theo đi.

Sư phụ còn giảng:

“Trong tôn giáo giảng rằng, có đức mà đến đời sau thì sẽ làm quan lớn, phát tài lớn. Ít đức thì có xin ăn cũng không được [ai cho], bởi vì không có đức giao hoán; bất thất bất đắc! Không một chút đức, thì sẽ hình thần toàn diệt, sẽ chết thật sự”. (Chuyển Pháp Luân)

Vậy nên, nếu thứ này không phải của bạn, mà bạn đi tranh giành, rồi bạn có được nó, nhưng có được thì có mất mà, bạn sẽ phải mất, bạn sẽ mất đi đức, dùng đức của bạn mà đổi lấy thứ mà bạn có được.

Ở Trung Quốc, nơi đã bị u linh ĐCSTQ chuyên chế hàng chục năm, nhân tâm quả thực đã bị làm cho xấu hỏng, chỉ vì một chút lợi ích nhỏ bé mà không từ thủ đoạn, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối. Có người có thể nói: “Các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ đã tham ô hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu nhân dân tệ của công quỹ. Gia đình và con cái của họ đều đã chạy ra nước ngoài, chẳng phải họ đang sống rất tốt sao?” Có người còn nói: “Giang Trạch Dân tiêu tốn 900 triệu nhân dân tệ để mua cho mình một chiếc máy bay hạng sang, hở ra là trích từ kho bạc nhà nước hàng chục tỷ nhân dân tệ để đưa cho con trai làm ăn. Chẳng phải ông ta vẫn rất yên ổn sao?”

Tôi cho rằng, một mặt, ĐCSTQ không tin vào sự tồn tại của Thần và không tin rằng thiện ác hữu báo. Mặt khác, ĐCSTQ cũng rất sợ việc các học viên Pháp Luân Công nói về thiện ác hữu báo, nói về việc có thiên đường và địa ngục. Từ quan điểm “đời người là có định số” mà nói thì tuổi thọ của ĐCSTQ cũng là có định số. Những lời tiên tri từ xưa tới nay ở cả trong và ngoài Trung Quốc đều đã nói cho thế nhân biết rằng, kiếp số của ĐCSTQ đã đến rồi, ngày mà các vị Thần phán xét ĐCSTQ không còn xa nữa!

Từ góc độ “có được có mất” mà nói, những quan chức tham nhũng của ĐCSTQ bây giờ chẳng còn chút đức nào nữa, nên họ sẽ bị hình thần toàn diệt, chết một cách thật sự. Bây giờ, họ chỉ đang khoác lên mình bộ da của con người, điều đang chờ đợi họ chính là: Sự thẩm phán của các vị Thần! Nói cách khác, trong một tương lai không xa, họ sẽ phải xuống địa ngục.

Hỡi thế nhân, hãy thanh tỉnh!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/47975



Ngày đăng: 23-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.