Thiếu niên thời không (08): Sự ràng buộc của “lời thề”



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử, Vạn Lai

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử, trong chương trình ngày hôm nay, chị muốn chia sẻ một chút với các em về chủ đề lời thề. Bởi vì ở Trung Quốc đại lục ngày nay, chỉ cần là công dân của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thì khi mới bước vào tiểu học, dù muốn hay không đều sẽ bị nhà trường cưỡng chế gia nhập tổ chức gọi là “Đội thiếu niên tiền phong”, đồng thời phải thề độc dưới lá cờ máu: “Trở thành người kế thừa của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc”. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thiên cơ ẩn chứa đằng sau lời thề, cùng sự ràng buộc của nó đối với người nói lời thề nhé.

Các em thiếu niên thân mến, các em biết chăng? Trước khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, người Trung Quốc thực sự đều xem lời thề là việc vô cùng trang nghiêm thần thánh. Bởi vì họ biết rằng đã nói “lời thề” thì phải thực hiện, nếu vi phạm thì phải chịu trừng phạt. Vì vậy người xưa vô cùng sợ sự ràng buộc của “lời thề”, không thể tùy tiện thề thốt, một khi thề rồi thì sẽ phải thực hiện. Cho nên khi vợ chồng kết hôn, thì cả hai sẽ thành kính bái lạy thiên địa, thề rằng vợ chồng sẽ không xa rời và gắn bó với nhau trọn đời; khi bạn bè kết nghĩa kim lan, sẽ lập án thắp hương quỳ xuống đất thề rằng sẽ có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu; trong gia tộc và làng xóm có sự việc gì, cũng sẽ mở thờ đường hẹn ước, đảm bảo sự việc được thuận lợi. Tuy nhiên cũng có những người vì tham dục vọng và tư tâm của bản thân, ôm giữ tâm lý gặp may mà làm trái “lời thề” của mình, từ đó đã phải nhận sự trừng phạt. Dưới đây chúng ta hãy cùng nghe Vạn Lai kể một câu chuyện ngắn nhé:

Làm trái lời thề bị tên lạc bắn xuyên tim

Vào thời Xuân Thu chiến quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là đệ tử của Quỷ Cốc Tử, họ học xong chưa bao lâu thì Bàng Quyên được quốc quân nước Ngụy chiêu mời trọng dụng, trước khi đến nước Ngụy nhậm chức, Bàng Quyên và Tôn Tẫn đã cùng nhau thắp hương thề với trời, Bàng Quyên nói: “Ta nếu công thành danh toại, nhất định cho người đến đón đệ, cùng hưởng vinh hoa phú quý. Nếu làm trái lời thề này, thì ta sẽ bị tên lạc bắn xuyên tim mà chết”. Sau khi Bàng Quyên xuống núi, vì nhiều lần lập chiến công nên được Ngụy Huệ Vương phong làm đại tướng quân, tuy nhiên khi Bàng Quyên công thành danh toại thì lúc này lại không muốn đi đón Tôn Tẫn xuống núi nữa, ông không muốn người khác biết được tài năng học vấn của Tôn Tẫn còn giỏi hơn cả ông. Đâu ngờ người khác cũng đã nói cho Ngụy Huệ Vương nghe về tài danh của Tôn Tẫn rồi, sau khi biết được Bàng Quyên và Tôn Tẫn là sư huynh sư đệ, Ngụy Huệ Vương liền lệnh cho Bàng Quyên đi đón Tôn Tẫn đến nước Ngụy. Bàng Quyên hết sức căm hận vì điều này, một lòng muốn hại chết Tôn Tẫn, liền vu tội cho Tôn Tẫn thông đồng với địch tạo phản khiến cho Tôn Tẫn phải chịu tội hình chặt đầu gối và bị thích chữ lên mặt. Lúc sứ thần nước Tề đang đi sứ ở nước Ngụy, biết được chuyện này liền cứu Tôn Tẫn đưa về nước. Sau khi Tôn Tẫn đến nước Tề, thì được vua nước Tề bái làm quân sư, để ông phò tá đại tướng Điền Kỵ. Trong một lần giao chiến giữa nước Tề và nước Ngụy, Bàng Quyên bị tên lạc bắn chết dưới một gốc cây đại thụ, ứng với lời thề của bản thân trước đây.

Chúng ta lại cùng nghe một câu chuyện ngắn nữa nhé:

Giấu kín tuyệt chiêu, ứng nghiệm lời thề mà chết

Tùy Đường Diễn Nghĩa là một cuốn sách mà có thể nói là nhà nhà đều biết ở Trung Quốc chúng ta, trong sách có ghi chép một câu chuyện thế này, Tần Quỳnh và người em họ La Thành vô cùng thân thiết, La Thành giỏi sử dụng “La gia thương”, mà Tần Quỳnh thì giỏi sử dụng “Tần gia giản”, hai anh em thường hay cùng nhau dùi mài võ nghệ, để tiến một bước đề cao công phu của bản thân, họ quyết định đem võ nghệ của mỗi gia cùng truyền dạy cho nhau, đồng thời thề quyết không giấu diếm gì cho riêng mình. Lúc đó Tần Quỳnh thề rằng: “Nếu ta giấu diếm em họ chút nào thì sau này ta sẽ bị thổ máu mà chết!” La Thành nghe xong cũng tiếp lời thề rằng: “Nếu ta có chút gì giấu diếm anh họ, về sau nhất định chết bởi tên lạc xuyên qua người!” Thế nên, không ai ngờ rằng bọn họ tình cảm sâu sắc như vậy nhưng trong quá trình truyền thụ võ nghệ lại không hẹn mà cùng nhau giấu đi tuyệt chiêu võ nghệ của mình. Kết quả hai người cuối cùng người thổ máu mà chết, kẻ chết bởi tên lạc đâm xuyên người, đều ứng nghiệm với lời thề của họ.

Các em thiếu niên thân mến, các em có từng nghĩ tại sao những câu chuyện làm trái lời thề này cứ liên tục lưu truyền người truyền người đến tận hôm nay không? Chỉ bởi đó là những câu chuyện đặc sắc sao? Thực ra, những câu chuyện này không những cảnh tỉnh chúng ta “trên đầu ba thước có Thần linh”, mà còn nói với chúng ta rằng làm người nhất định phải thành thật giữ chữ tín. Thế nhưng ở Trung Quốc đại lục hôm nay, do chịu sự giáo dục của văn hóa đảng và vô thần luận, con người không chỉ quên đi sự ràng buộc của lời thề, mà dưới sự lừa dối và uy hiếp của tà đảng Trung Cộng, còn dễ dàng nói lời thề độc cả đời phấn đấu cho chủ nghĩa tà ác Trung Cộng, đem sinh mệnh và tương lai của mình trói buộc cùng tà linh Trung Cộng. Thậm chí có người vì quyền lực hoặc lợi ích trước mắt, vẫn theo sát tà đảng Trung Cộng làm việc xấu. Cuối cùng không những bản thân phải gánh chịu tai họa hủy diệt, còn mang đến cho gia đình và người thân thống khổ và tai họa vô tận. Câu chuyện này dưới đây chính là khắc họa chân thực cho điều ấy:

Kết cục bi thảm của một cục trưởng công an trẻ tuổi

Nhậm Trường Hà 40 tuổi là cục trưởng Cục công an thành phố Đăng Phong tỉnh Hà Nam. Từ lúc ĐCSTQ bắt đầu bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn” ở Trung Quốc, vì thỏa ham muốn quyền lực và tư lợi cá nhân, cô ta không chỉ thề kiên quyết một lòng với ĐCSTQ, kiên quyết đấu tranh với Pháp Luân Công đến cùng, thậm chí cô còn làm trái đạo đức lương tâm dốc toàn lực bắt bớ và giam giữ phi pháp rất nhiều học viên Pháp Luân Công vô tội trong khu vực cô quản lý. Ngày 14 tháng 4 năm 2004, Nhậm Trường Hà đang ngồi trên chiếc xe Toyota đang trên đường cao tốc Trịnh Thiếu từ Trịnh Châu quay trở lại Đăng Phong thì tông vào đuôi một chiếc xe chở hàng lớn đang đi cùng chiều. Lúc đó, những người khác ngồi trên xe bao gồm cả tài xế đều bình an vô sự, chỉ có cô ngồi ở vị trí an toàn nhất trên xe thì bị tông chết tại chỗ, hơn nữa ba ngày sau khi chết, mắt vẫn không khép lại được, có thể nói là chết không nhắm mắt. Rất đông người dân ở đó đều nói là có người đang tìm cô đòi mạng, hơn nữa trong nội bộ cục công an của họ, có không ít cảnh sát cũng đang âm thầm bình luận rằng bởi vì cô đã ra sức bức hại Pháp Luân Công nên gặp báo ứng, thậm chí đến cả em gái của cô, sau khi chuyện này qua đi cũng cảm thán mà nói với người khác rằng: “Ngày trước tôi không tin điều mà Pháp Luân Công nói ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’, giờ thì tôi tin rồi!”

Sau khi Nhậm Trường Hà chết, xét sự trung thành của cô đối với ĐCSTQ, bộ công an đã truy phong cô là “Anh hùng hạng nhất” và “Vệ sỹ tốt của nhân dân”, đài truyền hình Trung ương thậm chí còn thổi phồng, tô vẽ cuộc đời ngắn ngủi của cô làm thành một bộ phim truyền hình dài 21 tập, để cho cô chết rồi vẫn tiếp tục làm bệ đỡ cho ĐCSTQ. Chồng của Nhậm Trường Hà là Vệ Xuân Hiểu, vì danh lợi, không những không rút ra bài học xương máu từ cái chết của vợ mình, mà còn ủng hộ ngầm cho phép cơ cấu tuyên truyền của ĐCSTQ để Nhậm Trường Hà tiếp tục trở thành vật hy sinh tuyên truyền cho đảng, kết quả vào ngày 29 tháng 10 năm 2008, bốn năm sau cái chết ly kỳ do tai nạn xe của Nhậm Trường Hà, chồng cô cũng đột nhiên bị xuất huyết não tử vong, lúc chết cũng chỉ mới 45 tuổi. Nhậm Trường Hà đã thề cả đời phấn đấu cho ĐCSTQ vậy mà trong một thời gian ngắn gia đình tan nát, cha mẹ chết chỉ còn lại mình đứa con còn chưa trưởng thành. Thử nghĩ xem kết cục của lời thề độc đáng sợ biết bao.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Thiếu niên thời không – Radio Chánh Kiến» của ngày hôm nay đến đây là hết rồi, chúng ta sẽ lại gặp nhau vào chương trình kỳ tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274400



Ngày đăng: 11-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.