Thiếu niên thời không (45): Mệnh lệnh và lương tâm
Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử
[ChanhKien.org]
Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Thật là vui chúng ta lại gặp nhau trong chương trình “Thiếu niên thời không” nữa rồi. Trong chương trình của ngày hôm nay, trước tiên chị Thuần Tử muốn hỏi các em thiếu niên một câu hỏi đáng để suy ngẫm rằng: Khi mệnh lệnh của chính phủ (hoặc pháp luật) có mâu thuẫn với lương tâm của mình, chúng ta nên phục tùng mệnh lệnh hay là nên làm theo lương tâm nào? Thực ra câu hỏi này từ lâu đã dấy lên sự chú ý và suy ngẫm của mỗi người chúng ta rồi. Bởi vì trong cuộc sống hiện thực, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục là đất nước có nền thống trị chuyên chế, mỗi người dân đều có khả năng phải đối mặt với vấn đề này. Mà vấn đề này nói trắng ra thì chính là sự lựa chọn giữa lợi ích và đạo đức lương tri của mỗi người đó thôi.
Nhà khoa học vĩ đại Einstein, khi đối diện với câu hỏi này, ông đã trả lời như sau: “Tôi tin mỗi người cần hành sự theo lương tâm của mình, cho dù hành vi này buộc phải đụng chạm đến pháp luật của quốc gia. Tôi tin người ấy cần làm như thế, cho dù anh ta biết rõ ràng mình sẽ bị định tội, anh ta cũng cần như thế. Thái độ này là phù hợp nhất với đạo đức của chính mình… Mù quáng phục tùng những pháp luật quốc gia mà chúng ta nhận thấy không có đạo đức, thì sẽ chỉ gây trở ngại cho việc tiến hành đấu tranh để cải cách những pháp luật không có đạo đức này mà thôi”.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ ll kết thúc, trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Phát xít ở Nuremberg, khi chính phủ các nước đối diện với vấn đề này, không hẹn mà cùng có một lập trường như nhau. Họ cho rằng: bất kỳ hành vi không đạo đức nào của bất kỳ ai, đều không thể mượn cớ hành sự theo mệnh lệnh của chính phủ, mà đòi được bất cứ sự dung thứ nào; họ thấy rằng quy tắc đạo đức nên được đặt trên bất cứ pháp luật nào. Trên thực tế, mệnh lệnh và sự cưỡng ép của cấp trên, tuy có thể tại một mức độ nhất định, có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm và hành vi của một người, nhưng tuyệt không thể hoàn toàn hủy hoại trách nhiệm và lương tri của một người. Sau đây chúng ta hãy cùng lắng nghe một câu chuyện xảy ra vào thời chiến tranh thế giới lần thứ ll nhé:
Schindler’s Ark (Con tàu Schindler)
Oskar – Schindler là một thương nhân người Đức, và cũng là một đảng viên của Đức quốc xã, ông kinh doanh bộ đồ ăn quân dụng cho quân đội ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Vào chiến tranh thế giới lần thứ ll, vì để thu được nhiều lợi nhuận hơn ông đã mua chuộc sĩ quan của đảng Schutzstaffel hay còn gọi là SS (lực lượng an ninh đặc biệt bảo vệ cho Hít-le và các yếu nhân trong Đảng quốc xã – Phát-xít Đức), thuê công nhân người Do Thái với giá rẻ để làm việc cho ông ta, có thể nói ông ta là một thương nhân hám lợi điển hình. Tuy nhiên, sau khi ông tận mắt chứng kiến sự bạo hành của Đức quốc xã khi thanh lọc đẫm máu các khu định cư của người Do Thái, sỉ nhục, hành hạ, giết hại bừa bãi người Do Thái, lương tâm của ông đã bị chấn động. Từ đó, ông bắt đầu tìm cách giúp đỡ người Do Thái thoát khỏi số mệnh chết chóc.
Schindler và kế toán người Do Thái của nhà máy là Itzhak – Stern, đã cùng lên một danh sách và thu xếp một cách cẩn thận, thành công đưa hơn 1200 người Do Thái chuyển đến nhà máy quân giới của ông mở tại Brinnlitz Cộng hòa Séc với lý do “tay nghề thành thạo”. Để đảm bảo cuộc sống cho tất cả những công nhân được chuyển đến, ông đã dùng tiền riêng của mình mua thực phẩm từ chợ đen với giá cao cho những công nhân này. Đồng thời, để có thể gián tiếp ngăn chặn chiến tranh tiếp tục mở rộng, Schindler đã phớt lờ mệnh lệnh cấp trên từ Đức quốc xã, chểnh mảng công việc, ngoại trừ những đạn pháo ông tự bỏ tiền ra mua từ các nhà máy khác để đối phó với Đức quốc xã ra thì những đạn pháo trước nay được chế tạo từ nhà máy của ông không cái nào là đạt tiêu chuẩn cả. Cứ thế cho đến khi nước Đức tuyên bố đầu hàng, Schindler vì để cứu giúp những người Do Thái này mà đã hao tổn hết tất cả tài sản của mình.
Năm 1963 sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ ll kết thúc, chính phủ Israel đã trao tặng cho Schindler danh hiệu Chính nghĩa đa quốc gia. Ngày 9 tháng 10 năm 1974, Schindler qua đời, ông được an táng tại Jerusalem theo ý nguyện. Những nghĩa cử tốt đẹp của Schindler được biết đến một cách rộng rãi nhờ một người Do Thái Ba Lan tên là Poldek Pfefferberg thuật lại. Vào Chiến tranh thế giới thứ ll, Pfefferberg đã thoát nạn nhờ làm việc tại nhà máy của Schindler và được di chuyển đến Brünnlitz Cộng hòa Séc, nhưng cha mẹ, chị gái và rất nhiều thân nhân của anh đều bị sát hại thảm khốc bởi Đức quốc xã. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ ll kết thúc, Pfefferberg đã di cư đến Mỹ, bắt đầu việc kinh doanh túi da. Tuy đã có cuộc sống an nhàn ổn định nhưng anh chưa bao giờ quên ơn cứu mạng của Schindler với mình.
Một ngày năm 1980, nhà văn người Úc Thomas Keneally tình cờ đến cửa hàng của Pfefferberg mua túi xách. Khi Pfefferberg biết Keneally là một tiểu thuyết gia, liền chủ động thuật lại câu chuyện của Schindler, và cho ông xem hai tập tài liệu liên quan. Sau gần một giờ đồng hồ khẩn cầu của Pfefferberg, cuối cùng Keneally cũng đã chấp nhận sự ủy thác của anh, đồng ý đem câu chuyện của Schindler viết thành sách. Pfefferberg không những tự mình đảm nhiệm việc cố vấn cho cuốn sách, còn nhiều lần đi cùng Keneally trở về Ba Lan khảo sát thực địa. Năm 1982, khi cuốn sách «Schindler’s Ark» chính thức xuất bản, Thomas Keneally đã tặng tác phẩm này cho Pfefferberg, và nói với anh rằng: “Chính sự nhiệt tình và nghị lực của cậu đã thúc đẩy sự ra đời của cuốn sách này”.
Cuốn sách này sau khi xuất bản được 10 năm, thì được một đạo diễn gốc Do Thái Steven Spielberg chuyển thể thành phim – «Bản danh sách của Schindler» (Schindler’s List). Bộ phim này được thực hiện nghiêm chỉnh như phim tài liệu, thể hiện chân thực khoảng lịch sử nặng nề của Chiến tranh thế giới lần thứ ll, tái hiện ánh sáng của nhân tính giữa chiến tranh tàn khốc, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của đạo đức và lương tri. Sau khi bộ phim này được công chiếu, đã cùng lúc giành được bảy giải Oscar, giải BAFTA và giải Quả cầu vàng. Năm 2007, viện phim Mỹ xếp bộ phim này đứng thứ tám trong bảng danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại. Rất nhiều khán giả sau khi xem xong đều bày tỏ rằng: Đây là một trong những bộ phim vĩ đại nhất trong lịch sử.
Các em thiếu niên thân mến, tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này từ khi ra mắt đến nay đã 27 năm rồi. Tuy rằng chị Thuần Tử không biết các em đã thưởng thức bộ phim này hay chưa, nhưng không thể phủ nhận rằng, sự tồn tại của bộ phim này, vẫn luôn không ngừng nhắc nhở chúng ta: Đừng quên quá khứ, đừng quên hơn 70 năm trước, giữa khói đạn chiến tranh, từng có một đảng viên Đức quốc xã, vẫn giữ vững lương tâm của mình, không ngại chống lại mệnh lệnh của tổng chỉ huy của đất nước, không ngại buông bỏ lợi ích cá nhân, mạo hiểm giúp đỡ hàng ngàn người Do Thái thoát khỏi tai họa bị tiêu diệt. Câu chuyện cảm động đất trời ấy không những giải thích cho con người thế gian hiểu rằng trong bất kỳ tình huống nào đi nữa, lương tri mới là tiêu chí cao nhất của hành vi, và còn gợi mở cho chúng ta ngày nay nên làm thế nào khi đối diện với lựa chọn giữa “mệnh lệnh” và “lương tâm” nữa đó.
Mặc dù trong cuộc sống hiện thực, khi một người không tuân theo pháp luật vì niềm tin đạo đức của mình sẽ bị pháp luật do chính phủ và những người đương quyền đặt ra coi là phần tử nổi loạn vi phạm pháp luật và phải trừng trị. Cho dù sự kiên trì của người ấy, hành vi của người ấy, có lẽ là biện pháp duy nhất khiến cả xã hội này tiến bộ. Tuy nhiên người này còn bị chính phủ bức hại và đàn áp, đặc biệt là khi trong điều kiện hiện tại không cho phép sử dụng hữu hiệu các thủ tục hợp pháp thông thường, thì lại càng như thế.
Thế nhưng, ở Trung Quốc hiện nay, lại có một nhóm người như vậy, họ vì để phổ truyền chân lý “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, vì để lộ rõ bản chất tà ác của Trung Cộng, mà đương đầu với sự bức hại và đàn áp tàn khốc của bộ máy nhà nước, trước sau vẫn luôn kiên trì tín ngưỡng và sự theo đuổi của bản thân. Họ không những đã có những cống hiến to lớn trong việc nâng cao phẩm chất đạo đức xã hội, dẫn dắt thế nhân trở về bản tính lương thiện, hồng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa, mà còn làm nên tấm gương sáng chói cho người Trung Quốc ngày nay trong việc đồng hóa với “Chân Thiện Nhẫn” nữa.
Các em thiếu niên thân mến, đối diện với nhóm người như vậy, những người lương thiện một lòng chỉ nghĩ cho người khác, các em sẽ lựa chọn thế nào giữa “mệnh lệnh” của cấp trên và “lương tri” của mình đây? Đời người ngắn ngủi, đến và đi vội vã. Lịch sử chính là một tấm gương đặc biệt, không những có thể phản ánh ra hết thảy, mà còn có thể ghi lại hết thảy. Vô luận là “tốt” và “xấu” hay là “thiện” và “ác” hoặc giả là “thật” và “giả”, trước sự chứng kiến của lịch sử, có thể nói là vừa nhìn đã rõ. Làm một con người, là một người có lương tri mà nói, chúng ta phải ghi nhớ rằng nhất định phải đặt thiện niệm và lương tri ở vị trí trên hết cho việc chỉ đạo hành vi của chúng ta.
Nếu mỗi người chúng ta đều có thể yêu cầu bản thân như thế, và làm được như thế, vậy thì điều triển hiện trước mắt chúng ta chắc chắn sẽ là một con đường ánh vàng kim thẳng đến tương lai. Cuối chương trình chúng ta hãy cùng lắng nghe ca khúc “Em gái nhỏ thả diều” nhé.
Đơn ca nữ: Em gái nhỏ thả diều (dân ca Thiểm Bắc)
Lời: Tử Vân
Nhạc: Đại Quang, Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử
天上的风筝飞,
Tiānshàng de fēngzhēng fēi,
地上的妹妹追。
dìshàng de mèimei zhuī.
妹妹的心事我知道,
Mèimei de xīnshì wǒ zhīdào,
你把风筝天天来飞。
nǐ bǎ fēngzhēng tiāntiān lái fēi.
风筝带着小妹妹,
Fēngzhēng dàizhe xiǎo mèimei,
你的歌儿绕山飞。
nǐ de gē er rào shān fēi.
天上的风筝飞,
Tiānshàng de fēngzhēng fēi,
地上的河流水。
dìshàng de héliú shuǐ.
从前你有腿不能走,
Cóngqián nǐ yǒu tuǐ bùnéng zǒu,
你有风筝不能飞。
nǐ yǒu fēngzhēng bùnéng fēi.
望一眼小妹妹,
Wàng yīyǎn xiǎo mèimei,
眼睛里啊都是泪。
yǎnjīng lǐ a dōu shì lèi.
妹妹的歌声美,
Mèimei de gēshēng měi,
你的风筝天上飞。
nǐ de fēngzhēng tiānshàng fēi.
高高的飘着“真善忍”,
Gāo gāo de piāozhe “zhēn shàn rěn”,
你把歌儿唱给谁?
nǐ bǎ gē er chàng gěi shéi?
歌儿越过山沟沟,
Gē er yuèguò shāngōu gōu,
你的歌也天上飞。
nǐ de gē yě tiānshàng fēi.
Tạm dịch:
Trên trời cánh diều bay
Dưới đất em gái đuổi theo.
Nỗi lòng của em tôi biết rõ,
Mỗi ngày em thả cánh diều bay.
Cánh diều đưa theo em gái,
Bài ca em hát bay bổng khắp núi đồi
Trên trời cánh diều bay
Mặt đất sông nước chảy
Ngày trước chân em không thể đi
Cánh diều em có không thể bay.
Nhìn người em gái nhỏ,
Lệ ngấn tràn đôi mắt.
Giọng ca em gái thật đẹp đẽ,
Cánh diều của em trên trời bay.
Phấp phới trên cao “Chân Thiện Nhẫn”
Bài ca em hát gửi cho ai?
Bài ca vượt gập ghềnh khe núi,
Bài ca cũng vút tận trời cao.
Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286645
Ngày đăng: 06-02-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.