Thiếu niên thời không (42): Nơi đâu mới là cố hương thật sự



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Một mùa Tết Trung Thu nữa lại đến, mọi người chúng ta đều biết rằng, “Tết Trung Thu” là ngày Tết truyền thống cổ xưa của dân tộc Trung Hoa. Mỗi khi vào ngày này, nhà nhà người người ở khắp mọi nơi trên khắp thế giới, đều cùng ngắm một vầng trăng sáng; mỗi khi vào ngày này, sông núi trên khắp địa cầu đều được tưới tắm dưới ánh trăng sáng lấp lánh; mỗi khi vào ngày này, những người con xa nhà đều sẽ bất giác ngẩng đầu ngắm nhìn ánh trăng sáng, lặng lẽ nhớ về người thân nơi cố hương cũng đang cùng ở dưới một ánh trăng. Thật đúng là “Góc bể mọc vầng trăng, Chân trời không xa vắng”. Mà vầng trăng tròn trịa sáng trong giữa bầu trời ấy trong lúc trải ánh sáng êm dịu, dường như cũng đang âm thầm gợi lên một thứ tinh thần nào đó cho người ta; hình như cũng đang lặng lẽ giúp người ta tu dưỡng đạo đức, mang đến một tấm gương soi, cảnh thị con người phải biết kính sợ trời đất tự nhiên, kính trời kính Thần, phải giữ lòng biết ơn đối với trời cao; nó cũng đang khải ngộ cho con người hãy nghiêm túc suy nghĩ về ý nghĩa nhân sinh.

Vậy nên, từ xưa đến nay, người ta luôn coi Trăng là hình tượng của sự thuần khiết, trong sáng, ấm áp và vĩnh hằng. Vô số văn nhân mặc khách vì thời khắc đẹp đẽ này đã lưu lại rất nhiều vần thơ tuyệt mỹ. “Đầu giường ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương”. Bài thơ «Tĩnh dạ tư» rất được ưa chuộng này của tiên thơ Lý Bạch, đã thể hiện trọn vẹn nỗi niềm nhớ cố hương của biết bao kẻ tha hương từ xưa đến nay.

Thế nhưng, các em thiếu niên ơi các em có từng bình tâm suy xét xem, cố hương được nhắc đến trong thơ của tiên thơ Lý Bạch, có lẽ không chỉ là chỉ cố hương tại nhân gian, dường như còn có ý cảnh thâm sâu hơn, cũng có thể còn ám chỉ đến cố hương của tâm linh và tinh thần, hoặc là cố hương thần tiên thánh khiết đẹp đẽ mà lòng ông vẫn luôn hướng đến….

Chúng ta hãy cùng lắng nghe câu chuyện sau đây nhé:

Truyền bá thiện niệm và chính tín, hết thọ mệnh thăng thiên trở về cố hương (lấy từ Chánh Kiến Net)

Triều đại nhà Tùy có một người tên là Tân Ngạn Chi, từng đảm nhiệm chức Thứ sử Tuỳ Châu tỉnh Hồ Bắc, sau đến làm quan ở Lộ Châu (Trường Trị tỉnh Sơn Tây ngày nay). Khi làm quan ông luôn dùng chính sách lương thiện, để quản lý người dân thuộc quản hạt của mình, hơn nữa trong thời gian tại vị ông hết sức sùng bái Phật giáo, từng chủ trì xây dựng hai Phật tháp, và có nhiều đóng góp trong truyền bá Phật giáo tại địa phương.

Năm Tùy Khai Hoàng 11 (năm 591 SCN), một người Lộ Châu tên là Trương Nguyên, đột nhiên bị chết, nhưng qua nhiều ngày sau Trương Nguyên lại sống lại. Sau khi sống lại ông nói với hàng xóm xung quanh rằng: Khi ông chết nguyên thần ly thể, lên trời dạo một vòng, trên trời ông trông thấy một cung điện vừa xây xong, cực kỳ đẹp đẽ nguy nga, người trên trời nói với ông rằng: “Cung điện này được xây nên là để dành riêng nghênh đón Thứ sử Lộ Châu Tân Ngạn Chi thăng thiên”.

Sau khi Tân Ngạn Chi nghe thấy, biết rằng cung điện của mình trên thiên thượng đã xây xong, ông sắp rời khỏi thế gian trở về trời rồi, bèn sắp xếp hậu sự cho mình, quả nhiên không lâu sau, Tân Ngạn Chi thanh thản rời khỏi thế gian ở trong châu phủ. Bởi vì trong thời gian làm quan Tân Ngạn Chi không những thiện đãi người dân thuộc quản hạt của mình mà còn tích cực dốc sức thúc đẩy chính tín, thượng thần bèn xây một cung điện nguy nga trên trời thưởng cho ông, để ông có thể được trở về thiên đình. Từ đó có thể thấy thiện hữu thiện báo, hoàn toàn là chân thực, người nào làm việc tốt người nào góp sức truyền bá chính tín, thì người đó là đang tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho sinh mệnh của bản thân, và người đó có thể quay trở về cố hương thần tiên trên trời. Thực ra, chuyện như vậy ở Trung Quốc nhiều vô kể. Chỉ là cùng với sự biến chuyển của thời gian, sau này người ta nghe thấy thì chỉ coi chúng như là chuyện kể mà thôi.

Con người hiện đại chúng ta luôn cảm thấy khoa học kỹ thuật ngày nay rất phát triển, tàu vũ trụ có thể lên trời rồi. Thực ra lý giải thực sự đối với vũ trụ thời không của nhân loại là hết sức nông cạn. Phương Tây có rất nhiều nhà khoa học lừng danh đều hoàn toàn tin vào sự tồn tại của Thần, vậy nên cuối cùng họ đều bước vào tôn giáo, trở thành tín đồ của Thần. Robert Jastrow người khai phá ngành hàng không vũ trụ Mỹ đã có một câu nói nổi tiếng: “Khi nhà khoa học leo lên một ngọn núi cao, thì phát hiện thấy rằng nhà thần học đã ngồi ở đó!”

Từ xưa đến nay, từng có vô số tiền thân hiền triết tìm kiếm ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, cũng có vô số trí giả trong người thường trong đêm thâu tĩnh lặng hay khi ở một mình, đã cảm thán rằng cả một đời người, bận rộn, danh lợi tình thù, rốt cuộc là vì điều gì? Càng có vô số nhà khoa học đang truy tìm con người từ đâu đến? Cuối cùng lại sẽ đi về đâu?

Ngày 20 tháng 1 năm 2023, Đại sư Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công, đã công bố công khai bài kinh văn «Vì sao có nhân loại» trên Minh Huệ Net, đã nói rõ những ẩn đố thiên cổ ấy cho tất cả con người trên toàn thế giới.

Đại sư Lý Hồng Chí nói rằng: “Tại sao có nhân loại, vũ trụ từ khi được sinh ra đến mạt hậu [cuối cùng] phải qua quá trình bốn giai đoạn thành-trụ-hoại-diệt rất lâu dài. Vũ trụ một khi đến mạt hậu của quá trình “diệt” cuối cùng, [thì] hết thảy mọi thứ trong thiên thể, gồm cả vũ trụ mà chúng ta đang sinh tồn sẽ trong một nháy mắt mà giải thể không còn! Hết thảy sinh mệnh [đều] tận diệt!”

Người ta chết [thì] chỉ là thân thể bề mặt hư hoại lão hóa, chứ nguyên thần của người ta (‘cái tôi’ thật sự ấy không chết) sẽ chuyển sinh vào đời sau. Vũ trụ có thành – trụ – hoại – diệt, con người có sinh – lão – bệnh – tử, ấy là quy luật của vũ trụ; Thần cũng có quá trình như thế, chỉ là rất lâu dài; Thần càng to lớn thì càng lâu dài. Sinh tử của họ không có thống khổ, hơn nữa [trong] quá trình đều là thanh tỉnh, tựa như thay chiếc áo ngoài. Nên cũng nói sinh mệnh ở tình huống thông thường là sẽ không chết đi”….

Đại sư Lý Hồng Chí còn nói: “Chúng Thần tạo ra con người là [theo] Sáng Thế Chủ sai phái, bảo chư Thần khác nhau chiểu theo hình dạng bản thân mà tạo ra con người hình dáng khác nhau; cho nên có chủng người da trắng, có chủng người da vàng, có chủng người da đen, và các chủng tộc [khác]; đó chỉ là ngoại hình khác nhau; sinh mệnh bên trong là Sáng Thế Chủ cấp cho; thế nên đều có chung giá trị quan. Mục đích Sáng Thế Chủ bảo chư Thần tạo người là để dùng khi mạt hậu cứu độ chúng sinh thiên vũ gồm cả chúng Thần.

Vậy hỏi tại sao Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần tạo người nơi hoàn cảnh thấp và ác liệt như thế? Vì nơi đây là tầng thấp nhất của vũ trụ, là nơi khổ nhất; khổ mới có thể tu luyện, khổ mới có thể tiêu tội nghiệp. Trong khổ [ấy] người vẫn có thể bảo trì thiện lương, còn biết tri ân, làm một người tốt, [thì] đó chính là đề cao bản thân. Ngoài ra cứu độ là quá trình từ dưới lên trên, ắt phải bắt đầu từ nơi thấp nhất. Sinh mệnh ở đây sống phải khổ, giữa người với người sẽ có xung đột lợi ích; hoàn cảnh tự nhiên phải ác liệt, người ta vì sinh tồn sẽ phải hao tâm mệt sức, v.v; đều có thể cấp cho sinh mệnh cơ hội đề cao và tiêu nghiệp. Khổ có thể tiêu tội nghiệp, đó là điều chắc chắn; trong thống khổ và mâu thuẫn, người còn có thể bảo trì thiện lương thì sẽ tích công đức, từ đó sinh mệnh đạt được thăng hoa”.

Đại sư Lý Hồng Chí còn nói trong bài kinh văn này rằng: “Vì để cứu vãn thiên vũ, Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần, chúng Chủ hạ thế xuống hoàn cảnh này làm người, chịu khổ, đề cao, tiêu tội, trùng tân tái tạo lại tự mình, từ đó quay về thiên đường. (Là vì khi Sáng Thế Chủ cứu người thì cũng đồng thời trùng tân tạo vũ trụ) thiên vũ mới là tuyệt đối thuần tịnh và tốt đẹp; trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận, tiến hóa luận, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về thiên quốc. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời khổ cũng có thể tiêu tội nghiệp trong quá trình này; hết thảy đều vì để cứu người trở về thế giới thiên quốc”.

Thiên cơ đã tận hiển, các em thiếu niên thân mến, sau khi các em lắng nghe những lời giảng này của Đại sư Lý Hồng Chí, chị nghĩ các em có lẽ đã biết được, con người chúng ta rốt cuộc đến từ đâu? Mục đích con người đến thế gian rốt cuộc là vì điều gì? Và có lẽ các em cũng đã biết nơi đâu mới là cố hương thực sự của chúng ta? Chúng ta nên làm thế nào, mới có thể trở về cố hương thật sự của mình rồi phải không nào?

Được rồi, cuối chương trình, chúng ta hãy cùng lắng nghe ca khúc: “Đó là cố hương thật sự của tôi”, chúc tất cả các em thiếu niên đang lắng nghe radio đều có thể may mắn đọc được bài kinh văn «Vì sao có nhân loại» này, đều có thể thực sự minh bạch chân tướng, đều có thể ghi nhớ chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”, đều có thể nhờ sự chỉ dẫn của Pháp Luân Đại Pháp mà may mắn trở về được cố hương thực sự của mình nhé! Chị cũng chúc các em thiếu niên Trung Thu vui vẻ!

Đơn ca nữ: Đó là cố hương thật sự của tôi

Lời: Pháp Đồ
Nhạc: Tri Ân, Kính Tu
Trình bày: Thu Hiền

儿时望着那白云悠佯
Er shí wàngzhe nà báiyún yōu yáng
心中升起莫名的忧伤
xīnzhōng shēng qǐ mòmíng de yōushāng
多希望能有一双翅膀
duō xīwàng néng yǒu yīshuāng chìbǎng
飞到那神秘的白云之上
fēi dào nà shénmì de báiyún zhī shàng
让她带我去梦里的地方
ràng tā dài wǒ qù mèng lǐ dì dìfāng
看看那充满快乐的天堂
kàn kàn nà chōngmǎn kuàilè de tiāntáng

那里的鸟儿能教我歌唱
nàlǐ de niǎo er néng jiào wǒ gēchàng
那里的云儿能变换人的模样
nàlǐ de yún er néng biànhuàn rén de múyàng
那里的人们年轻俊朗
nàlǐ de rénmen niánqīng jùnlǎng
都穿着无比美丽的衣裳
dōu chuānzhē wúbǐ měilì de yīshang

他们的身躯靓丽芳香
tāmen de shēnqū liànglì fāngxiāng
她们的笑容温馨慈祥
tāmen de xiàoróng wēnxīn cíxiáng
如今的我终于实现了梦想
rújīn de wǒ zhōngyú shíxiànle mèngxiǎng
法轮大法带我回到故乡
fǎlún dàfǎ dài wǒ huí dào gùxiāng

慈悲伟大的师恩浩荡
cíbēi wěidà de shī ēn hàodàng
成真了我梦寐的愿望
chéng zhēnle wǒ mèngmèi de yuànwàng
还告诉我惊人的真相
chéng zhēnle wǒ mèngmèi de yuànwàng
那才是我真正的故乡
nà cái shì wǒ zhēnzhèng de gùxiāng

Tạm dịch:

Thuở bé nhìn mây trắng kia lững lờ
Trong lòng tôi dâng lên nỗi buồn khó tả
Mong làm sao có được một đôi cánh
Tôi sẽ bay lên mây trắng thần bí kia
Để mây đưa tôi vào trong chốn mộng mơ
Nhìn ngắm xem thiên đường đầy vui vẻ

Chim nơi ấy có thể dạy tôi hát
Mây nơi ấy có thể hoá hình người
Người nơi ấy trẻ trung và tuấn tú
Mặc xiêm y lộng lẫy vô cùng

Thân thể của họ xinh đẹp toả hương thơm ngát
Nụ cười của họ ấm áp hiền hậu
Tôi hôm nay cuối cùng đã thực hiện được mộng ước
Pháp Luân Đại Pháp mang tôi về lại cố hương

Sư ân vĩ đại từ bi hạo đãng
Đã biến ước mơ của tôi thành hiện thực
Còn nói với tôi sự thật đầy kinh ngạc
Đó mới là cố hương thật sự của tôi

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285861



Ngày đăng: 24-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.