Thiếu niên thời không (32): Con đường



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Chúng ta biết rằng: trên thế giới này có đến hàng ngàn hàng vạn con đường, có đại lộ rộng lớn bằng phẳng, cũng có những con đường nhỏ quanh co uốn khúc; có đường núi gồ ghề dốc đứng, cũng có đường thủy sóng nước dập dềnh. Lại có đường quốc lộ và đường sắt một ngày đi cả ngàn dặm, nhiều lắm nhiều lắm, đan xen ngang dọc, không sao tính xuể.

Thế nhưng, giữa bao nhiêu con đường như thế, người ta dù muốn chọn đi con đường nào, trước hết đều phải có một mục tiêu rõ ràng. Bởi vì chỉ có mục tiêu rõ ràng, các em mới có thể từ trong biết bao con đường phức tạp ấy, chọn ra con đường mà có thể dẫn các em đến được mục tiêu của mình một cách chính xác. Nếu mục tiêu không rõ ràng, dù là các em có may mắn chọn được một con đường bằng phẳng, thì các em cũng có thể sẽ mê lạc trong hành trình của mình thôi. Chỉ khi trong lòng có được mục tiêu và phương hướng định sẵn, thì dù là con đường các em đi là đường lớn hay đường nhỏ, dù con đường các em đi là đường núi hay đường thuỷ, tuy rằng con đường được chọn sẽ không giống nhau, cảnh vật trông thấy cũng không giống nhau, quá trình trải qua cũng khác, nhưng chỉ cần các em chọn được con đường đúng đắn, và kiên trì bước đến mục tiêu định sẵn, thì các em đều sẽ có những cảm thụ và lĩnh ngộ trên hành trình của mình, cuối cùng cũng sẽ có được thu hoạch.

Các em thiếu niên thân mến, trong cuộc sống hiện thực, kỳ thực đời người chúng ta cũng là như thế đó. Sau đây các em hãy cùng chị Thuần Tử lắng nghe một câu chuyện nhé:

Đường cong tâm thẳng

Trong một ngôi chùa nọ, có một tiểu hoà thượng từ bé đã xuất gia tại đây, mỗi sáng sớm cậu đều phải đi gánh nước, quét sân, làm bài buổi sáng xong thì lên thị trấn ở phía sau chùa, mua sắm mì gạo lương thực cần thiết cho một ngày của chùa. Sau khi trở về, cậu ngoài những việc vặt phải làm ra, đến tối còn phải đọc kinh đến tận đêm khuya. Cứ thế, tiểu hoà thượng sống trong tiếng gõ mõ và tiếng chuông chùa đã được mười năm.

Một hôm, tiểu hoà thượng có chút nhàn rỗi, nên cùng các tiểu hoà thượng khác trong chùa trò chuyện, trong lúc nói chuyện cậu vô tình phát hiện ra, những người khác trong chùa đều sống rất thanh nhàn, có vẻ chỉ mình cậu là bận rộn cả ngày mà thôi. Hơn nữa cậu còn phát hiện rằng, mặc dù các tiểu hoà thượng khác thi thoảng cũng được phân công xuống núi mua sắm, nhưng thị trấn mà họ đi đến là ở phía trước chùa, đường đi không những bằng phẳng mà còn không xa lắm, thứ cần mua đa phần cũng rất nhẹ nhàng.

Nhưng mười năm nay, phương trượng lại cứ bắt cậu đi mua đồ ở thị trấn phía sau chùa, không những phải vượt hai ngọn núi, mà đường đi còn khó khăn hiểm trở. Lúc về còn vác trên vai bao nhiêu là lương thực đã mua rất nặng nữa. Tiểu hoà thượng vô cùng khó hiểu, do đó bèn đi tìm phương trượng vặn hỏi: “Sư phụ, người vì sao không để con đi mua lương thực ở thị trấn trước chùa, đường vừa gần lại dễ đi ạ? Vì sao các sư huynh sư đệ khác bọn họ đều không phải làm nhiều việc như con vậy ạ?” Phương trượng nghe xong chỉ nhìn cậu một cái, khẽ ngâm một câu Phật hiệu, rồi mỉm cười không nói gì ngồi ở đó khép mắt lại.

Trưa ngày hôm sau, đương lúc tiểu hoà thượng vác một bao gạo nhỏ từ sau núi về, thì thấy phương trượng đang ngồi cạnh cửa sau chùa đợi cậu. Sau khi phương trượng dẫn cậu đến cửa trước của ngôi chùa, liền ngồi đó nhắm mắt lại chẳng nói gì. Tiểu hoà thượng không hiểu nên chỉ biết đứng bên cạnh. Từng giây từng phút qua đi, nhìn thấy Mặt Trời đã ở đằng Tây rồi. Lúc này con đường núi trước mặt xuất hiện bóng hình mấy tiểu hoà thượng, lúc họ nhìn thấy phương trượng, thì ngây cả ra. Phương trượng lúc này cũng mở mắt ra, hỏi mấy tiểu hoà thượng rằng: “Ta buổi sáng bảo các con ra thị trấn mua muối, thị trấn này không xa, đường đi cũng bằng phẳng như thế, các con vì sao lại về muộn thế chứ?” Mấy tiểu hòa thượng đưa mắt nhìn nhau, trả lời rằng: “Thưa phương trượng, chúng con trên đường cười cười nói nói, lại thưởng thức cảnh vật trên đường, không hề hay biết đã đến lúc này rồi. Hơn nữa cả mười năm nay, chúng con mỗi ngày đều như thế cả ạ!”

Phương trượng nghe xong câu trả lời của bọn họ, lại quay đầu sang hỏi tiểu hòa thượng đang đứng bên cạnh: “Thị trấn sau chùa xa như thế, không những phải trèo đèo lội suối, hơn nữa đường núi lại cheo leo khó đi, con còn phải vác đồ nặng như thế, vì sao lại về sớm hơn cả bọn họ chứ?” Tiểu hoà thượng trả lời: “Con mỗi ngày đi thị trấn mua đồ, trên đường chỉ muốn đi sớm về sớm, lại thêm trên vai vác lương thực rất nặng, con sợ mình bất cẩn làm rơi, chỉ có thể đi càng cẩn thận, vậy nên thế mà đi được vừa đều vừa nhanh. Mười năm nay, con dần dần đã thành thói quen, trong lòng con chỉ có mỗi mục tiêu của con, mà không bận tâm đến đường đi xa hay gần, có dễ đi hay không. Vậy nên mỗi ngày đều có thể trở về rất sớm ạ!”

Phương trượng nghe thấy thì mỉm cười, nói với tiểu hoà thượng rằng: “Con xem, con đường dù bằng phẳng đến mấy, đường đi có gần đến đâu, nếu người đi đường tâm không đặt vào mục tiêu thì tốc độ bước đi cũng không nhanh bằng người đi trên con đường hiểm trở xa xôi nhưng trong tâm có mục tiêu rõ ràng. Chỉ có bước đi trên con đường gập ghềnh, mới vì mục tiêu mà thẳng tiến, cũng mới có thể thực sự rèn luyện tâm chí của một người được thôi!” Tiểu hoà thượng nghe xong thì ngượng ngùng mỉm cười.

Mấy tháng sau, nhà chùa bỗng nhiên nghiêm khắc đánh giá chúng tăng, từ thể lực cho đến nghị lực, từ kinh sách cho đến ngộ tính, mặt nào cũng có. Tiểu hoà thượng nhờ có mười năm rèn luyện, vậy nên biểu hiện nổi trội hơn hẳn chúng tăng, được chọn ra để hoàn thành một sứ mệnh đặc biệt. Tiểu hoà thượng năm đó chính là Pháp sư Huyền Trang nổi danh sau này. Trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh, dẫu rằng khó khăn nguy hiểm trùng trùng, nhưng tâm của Pháp sư Huyền Trang vẫn luôn toả ánh sáng kiên nghị cầu Pháp. Cuối cùng ông đã hoàn thành được sứ mệnh của mình, lấy được chân kinh thuận lợi trở về Đại Đường.

Các em thiếu niên thân mến, từ đó có thể thấy, sự gập ghềnh khúc khuỷu của con đường và độ xa gần của khoảng cách, đối với một người có tâm chí kiên định mà nói, lại không phải là chướng ngại cho việc người đó đạt đến mục tiêu, mà chỉ là quá trình tôi luyện anh ta mà thôi. Chỉ có những kẻ mặc dù biết mục tiêu ở đâu, nhưng lại vì tham luyến cảnh vật bên đường, buông thả chấp trước tham cầu an dật của bản thân, được chăng hay chớ, uổng phí thời gian ấy thì sẽ suốt đời không làm nên chuyện.

Thế nên, trên hành trình cuộc đời, trong tâm người ta không những cần có mục tiêu cuộc đời rõ ràng, còn cần có tín niệm đúng đắn mà kiên định, lại còn phải có quyết tâm nỗ lực không ngừng cảnh tỉnh bản thân trong mọi thời khắc. Chỉ có như vậy, ngọn đèn tín niệm trong tâm người ấy mới không bị dập tắt, và sẽ luôn bước về phía trước theo mục tiêu định sẵn trong tâm.

Tuy nhiên, nếu một người lựa chọn sai mục tiêu, thì dù đi con đường nào, và dù nỗ lực thế nào đi chăng nữa, đều có thể sẽ mất đi sinh mệnh vì chọn phải con đường sai lầm.

Giống như bây giờ, việc bức hại của chính phủ Trung Quốc đối với người tu luyện “Pháp Luân Công”, khiến vô số kẻ được gọi là “cảnh sát nhân dân” vì danh dự và tiền bạc của bản thân, vì lợi ích và tiền đồ của mình, mù quáng nghe theo mệnh lệnh của cấp trên, bất chấp thiên lý và lương tri, làm trái đạo đức lương tâm của chính mình, điên cuồng bức hại thiện lương, trong sự thúc giục của mục tiêu tư lợi ấy mà đi đến đường cùng. Triệu An Lương trong câu chuyện sau đây là một ví dụ như vậy đó.

Vận hạn cuộc đời của một “Cảnh sát hình sự anh hùng”

Triệu An Lương, là một cảnh sát hình sự của thành phố Thất Đài Hà tỉnh Hắc Long Giang, tốt nghiệp trường cảnh sát tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 9 năm 1999. Sau khi vào công tác, anh từng làm điều tra viên của đội điều tra hình sự thuộc phân cục công an Tân Hưng của cục công an thành phố Thất Đài Hà, cảnh sát nhân dân của đội kỹ thuật thuộc phân cục công an Đào Sơn, phó đội trưởng đội điều tra hình sự, chính trị viên, thượng sĩ cấp bốn. Và cũng là chuyên gia phát hiện nói dối điều tra hình sự lớp đầu tiên của phòng công an tỉnh Hắc Long Giang, thuộc cảnh sát kỹ thuật của hệ thống công an.

Theo lý mà nói thì Triệu An Lương có sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, nếu anh ta có thể đem những gì học được dùng cho việc điều tra phá án tội phạm, dùng vào việc bảo vệ sự bình an của muôn dân trăm họ, thì anh ta không những sẽ công thành danh toại, và cũng có thể khiến người nhà của mình và con cái có được phúc báo. Tuy nhiên, anh ta lại dùng những kỹ thuật chuyên nghiệp của mình làm trái đạo đức lương tâm, đem tinh lực dùng vào các việc như nghe lén, giám sát và theo dõi điện thoại, điện thoại di động, mạng internet của “học viên Pháp Luân Công”.

Theo tiết lộ trong “Báo cáo điều tra tình hình ĐCSTQ bức hại tàn sát các học viên Pháp Luân Công (Phần l)” trên trang Minh Huệ Net, thì từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công cho đến tháng 4 năm 2012, thành phố Thất Đài Hà đã có 20 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Triệu An Lương là cảnh sát kỹ thuật, đã khởi rất nhiều tác dụng quan trọng trong đó. Do vậy, anh ta không những đã nhiều lần “lập công nhận thưởng”, mà còn giành được danh hiệu vinh dự “cảnh sát hình sự anh hùng” mà Trung Cộng trao cho.

Thế nhưng, thiên lý rõ là thiện ác hữu báo, người ta dù làm việc gì, đều phải chịu trách nhiệm cho hành vi của bản thân. Làm việc tốt sẽ có thiện báo, làm việc xấu tất có ác báo. Tháng 10 năm 2012, Triệu An Lương, người luôn theo sát Trung Cộng bức hại “Pháp Luân Công”, đã bị đối tượng chấp pháp dùng gậy gỗ đánh trúng đầu, khiến hộp sọ bị vỡ, máu chảy ồ ạt, được khẩn cấp đưa đến Bắc Kinh điều trị. Sau khi điều trị ở Bắc Kinh hơn tám năm, lại chuyển về Thất Đài Hà tiếp tục nằm viện điều trị. Tuy rằng Trung Cộng đã chi rất nhiều tiền cho anh ta, cũng cho anh ta dùng vô số thuốc tốt, thế nhưng vẫn không cách nào giữ lại mạng sống của anh ta được. Ngày 2 tháng 8 năm 2022, Triệu An Lương vẫn là chết vì trị liệu không hiệu quả, lúc chết chỉ mới 43 tuổi. Người đời biết sự thật anh ta gặp ác báo, đều nói anh ta đã dùng sinh mệnh tuổi trẻ của mình đền trả cho danh hiệu “cảnh sát hình sự anh hùng” của mình rồi.

Các em thiếu niên thân mến, nghe xong câu chuyện này, chị Thuần Tử biết trong lòng các em sẽ cảm thấy tiếc nuối cho cuộc đời ngắn ngủi của Triệu An Lương; cảm thấy xót thương cho tình cảnh thê thảm người tóc bạc tiễn kẻ tóc xanh của cha mẹ trong nhà anh ta; và cũng sẽ cảm thấy tiếc cho anh ta vì tham thú danh dự lợi ích, làm trái lương tâm mà đi đến đường cùng.

Đúng thế, tuy rằng trên thế giới này có biết bao con đường, nhưng lựa chọn mục tiêu cuộc đời và con đường cần đi của bản thân như thế nào thì lại là tự quyết định của mỗi người. Vậy nên, khi chúng ta lựa chọn mục tiêu cuộc đời và đường đi của mình, thì không những phải cẩn trọng, mà còn nhất định phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì con đường thật sự thông đến tương lai, và con đường dẫn đến hạnh phúc, thì chỉ có dựa vào tấm lòng thiện đãi người khác mà nhìn, dùng thiện niệm luôn nghĩ cho người khác mà tìm, thì mới có thể tìm thấy được.

Cuối chương trình chị Thuần Tử mang đến cho các em một ca khúc mang tên «Con đường», mong rằng các em thiếu niên đều có thể dùng thiện niệm tìm được “con đường” của mình nhé!

Ca khúc: Con đường

Lời: Mai Liên
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử

攀过多少沧桑的山丘
Pānguò duōshǎo cāngsāng de shān qiū
趟过多少泪水的河流
tàngguò duōshǎo lèishuǐ de héliú
经过多少离别的路口
jīngguò duōshǎo líbié de lùkǒu
送走多少苦难的春秋
sòng zǒu duōshǎo kǔnàn de chūnqiū
生命之意总在寻求
shēngmìng zhī yì zǒng zài xúnqiú
尘世梦幻怎能长久
chénshì mènghuàn zěn néng chángjiǔ
恩怨情仇何时能休
ēnyuàn qíng chóu hé shí néng xiū
人生悲苦没有尽头
rénshēng bēikǔ méiyǒu jìntóu
金光照耀日月星斗
jīnguāng zhàoyào rì yuè xīngdǒu
法轮大法指明前途
fǎlún dàfǎ zhǐmíng qiántú
真善忍是生命的路灯
zhēn shàn rěn shì shēngmìng de lùdēng
创世主把回天的路铺就
chuàng shì zhǔ bǎ huí tiān de lù pù jiù

Tạm dịch:

Leo qua bao đồi núi bể dâu
Lội qua bao dòng sông nước mắt
Đi qua bao ngã đường ly biệt
Tiễn bước bao năm tháng gian khổ
Vẫn đang tìm ý nghĩa của sinh mệnh
Trần thế mộng ảo sao có thể bền lâu
Ân oán tình thù khi nào mới ngưng được
Đời người khổ đau nào có điểm dừng
Ánh vàng chiếu rọi nhật nguyệt tinh tú
Pháp Luân Đại Pháp chỉ rõ con đường tương lai
Chân Thiện Nhẫn là ngọn đèn đường của sinh mệnh
Sáng Thế Chủ trải con đường trở về Trời.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết. Hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282348



Ngày đăng: 12-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.