Thiếu niên thời không (39): Vì sao Trung Cộng giản hóa Hán tự



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Trên cánh cửa đồng ở lối ra chính của tòa nhà John Adams, một trong ba toà nhà của Thư viện Quốc Hội Mỹ, có chạm khắc 12 nhân vật thần thoại có ảnh hưởng đối với văn tự thế giới của các nước, Thương Hiệt chính là một trong số đó. Thư viện Quốc Hội khái quát về ông là “vị Thần bảo hộ văn học Trung Quốc”.

Trong chuyên mục Thiếu niên thời không trước đây, chị Thuần Tử đã từng kể cho các em rằng: “Hán tự” mà Thương Hiệt tạo ra, không những mỗi nét chữ đã lưu giữ được chân thực diện mạo cuộc sống của tổ tiên người Trung Quốc, hơn nữa mỗi chữ đều mang nội hàm thâm sâu mà nó biểu đạt, và hiện nay nó cũng là văn tự duy nhất trên thế giới có thể biểu ý. Tất cả những văn tự của các nước trên thế giới, bất kể là Anh, Nga, Latin đều chỉ là ghi lại âm thanh ngôn ngữ một cách đơn giản, chứ không có nội hàm nào cả. Cũng chính là nói “Hán tự” hiện tại là thể chữ tượng hình, hình thanh, hội ý duy nhất còn đang sử dụng trên thế giới, nó không chỉ là tải thể và là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Thần truyền 5000 của Trung Hoa, mà còn là cánh cửa duy nhất mà nhờ đó mới có thể tiến nhập vào văn hoá truyền thống Trung Hoa nữa đó.

Vậy nên dân gian tương truyền rằng sau khi Thương Hiệt tạo chữ thành công, đã xảy ra rất nhiều chuyện ly kỳ: Không những trời giáng mưa thóc, mà trên mặt đất còn nghe thấy tiếng quỷ khóc lóc trong đêm. Nhưng vì sao trời giáng mưa thóc chứ? Người thời đó cho rằng là vì sau khi Thương Hiệt tạo ra chữ viết, tất nhiên sẽ có một bộ phận người rời bỏ lao động sản xuất, chỉ chuyên dùi mài chữ nghĩa, như thế có thể sẽ khiến lương thực thiếu hụt, vậy nên thiên thượng liền cho mưa thóc xuống, để tránh việc người ta từ bỏ lao động theo đuổi con chữ mà dẫn đến đói kém. Còn vì sao có tiếng quỷ khóc lóc trong đêm chứ? Nghe đâu là vì sau khi nhân gian có chữ viết, người ta liền có thể dùng chữ để ghi chép và vạch trần tà ác, đám quỷ cảm thấy mối nguy hiểm bị vạch trần, cho nên đã sợ hãi mà khóc. Việc xuất hiện “Hán tự”, có thể nói là kinh thiên động địa khiến quỷ thần phải khóc.

Hơn nữa mỗi “Hán tự” mà Thương Hiệt tạo ra có kết cấu bên trong tinh mỹ, và mỗi đường mỗi nét đều không những mang hàm nghĩa đặc thù riêng, bao hàm trí tuệ vô tỷ của văn hóa Thần truyền, mà còn xuyên suốt cả nội hàm và đạo lý tu luyện như khái niệm về đạo đức, về thiên địa nhân của truyền thống Trung Quốc, cho thấy lý niệm kính Trời kính Thần và sự tuân thủ đối với đạo đức luân lý truyền thống của người xưa. Cũng chính là nói, người xưa kỳ thực đã đem nội hàm về vạn vật và vũ trụ mà họ quan sát thể ngộ được, dung nhập vào trong quá trình tạo chữ. Vậy mới nói, nếu sửa đổi kết cấu bên trong của “Hán tự” thì sẽ cải biến đi nội hàm mà Thần ban cấp cho mỗi “Hán tự”, từ đó sẽ hoàn toàn phá hoại nền tảng văn minh của văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Nhưng Trung Cộng lại viện lý do Hán tự chính thể quá nhiều nét, tìm mọi cách phổ biến Hán tự giản hoá, mục đích của nó thực ra là muốn thông qua cải biến kết cấu bên trong Hán tự, làm cho hàm ý của “Hán tự” bị thay đổi, mất đi thần tính và nội hàm vốn có của bản thân “Hán tự”, tiếp đó cắt đứt sự truyền thừa văn hoá của dân tộc Trung Hoa, khiến người dân Trung Quốc bất tri bất giác dần dần mất đi gốc rễ văn hoá truyền thống của mình. Điều này chắc chắn đã gây tổn thất lớn đối với nền văn minh 5000 năm sáng chói của dân tộc Trung Hoa.

Các em thiếu niên thân mến, nghe đến đây, có lẽ các em sẽ cảm thấy khó tin, có vẻ như những điều trên có phần phóng đại quá, nếu các em không tin thì chị Thuần Tử sẽ mời các em cùng lắng nghe tiếp nhé:

1. “進” (tiến) giản hoá thành “进”

Ý tứ của “進” là di chuyển về phía trước. Từ chữ “進” chính thể giản hoá thành chữ “进” giản thể mà nhìn, thì chúng ta không khó phát hiện thấy, Hán tự “進” này không những kết cấu nội tại của nó đã bị biến đổi, mà nội hàm cũng hoàn toàn bị sửa đổi rồi. Chữ “進” chính thể bên cạnh có chữ “佳” (đẹp, tốt), mà chữ “进” sau khi giản hoá bên cạnh là chữ “井” (cái giếng). Chữ “進” sau khi bị giản hoá thì nội hàm vốn có “càng đi càng đến gần nơi tốt đẹp” của nó đã biến thành “càng đi càng thấp, càng đi càng hẹp rồi đi vào trong cái giếng luôn”.

Các em thiếu niên thân mến, chúng ta hãy bình tĩnh suy xét xem, nội hàm của chữ “進” sau khi đã giản hoá thì đã hoàn toàn khác rồi, đã hoàn toàn thay đổi rồi, thế thì liệu có hợp lý không khi kết quả của chữ “进” tiến về phía trước đã thay đổi? Vậy nên, giờ đây sau khi chúng ta sử dụng chữ “进” giản hoá, cho dù nỗ lực tranh giành thế nào, cho dù phó xuất lao động ra sao, đều chỉ có thể là đi vào trong cái giếng mà thôi, đều chỉ có thể là đi xuống, cho nên con đường của việc tiến về phía trước cũng chỉ có thể là càng đi càng tối tăm, càng đi càng hẹp, càng đi càng thấp. Sự giản hoá của Trung Cộng đối với chữ “進” thực ra chính là muốn con đường tiến về phía trước của dân tộc Trung Hoa càng đi càng hẹp đó thôi.

Bởi vậy, trong cuộc sống hiện thực hôm nay, chúng ta không khó nhận thấy từ khi Trung Cộng lập chính quyền đến nay, tuy rằng khoa học kỹ thuật toàn cầu đang phát triển, vật chất của thế giới đang phong phú lên, nhưng cuộc sống của đông đảo người dân Trung Quốc thì càng ngày càng sa sút, họ vì các nhân tố như nhân quyền, giáo dục, y tế, dưỡng lão, vật giá, việc làm… không những phải chịu đựng áp lực tinh thần càng ngày càng lớn, chất lượng cuộc sống cũng càng ngày càng kém, chỉ số hạnh phúc càng ngày càng thấp, thậm chí ngay cả quyền lợi sinh tồn của họ đều bị mất đi càng ngày càng nhiều.

Điều đáng cười hơn là, Trung Cộng đem chữ “進” giản hoá đi, nằm mơ cũng không ngờ tới, chữ “进” giản hoá này cũng khiến nó trong quá trình chấp chính gặp báo ứng liên miên. Cho dù nó muốn làm gì, chỉ cần nó muốn tiến về phía trước, nó sẽ là càng đi càng tối tăm, càng đi càng hẹp, càng đi càng kém, cho đến khi đi tới diệt vong.

Ví như nó muốn “cao hiệp xuất minh hồ”, vậy nên đã lãng phí nguồn vốn khổng lồ xây dựng công trình thuỷ lợi Tam Hiệp trên Trường Giang, dẫn đến khí hậu cả nước trở nên dị thường, động đất liên tiếp xảy ra khắp nơi, núi non sạt lở, Trường Giang đứt đoạn; ví như nó muốn “phát triển kinh kế, bỏ tiểu khang (kinh tế hộ gia đình)”, lại khiến lượng lớn xí nghiệp công xưởng bị phá sản, số người thất nghiệp hàng năm tăng vọt; lại ví như nó muốn “trở thành cường quốc quân sự”, liều mạng tăng cường quân bị, lại tạo thành vô số quân nhân giải ngũ, vì cơm ăn áo mặc và an định cuộc sống đã xuống đường biểu tình chống đối; lại ví như nó muốn trong ba tháng bức hại và cấm chỉ “Pháp Luân Công” vốn đề cao và truyền bá lý niệm “Chân, Thiện, Nhẫn” ở Trung Quốc đại lục, lại khiến cho “Pháp Luân Công” hồng truyền đến hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, làm cho người dân toàn thế giới đã thốt lên tiếng nói từ đáy lòng rằng “thế giới cần có Chân Thiện Nhẫn”.

2. “導” (đạo) giản hoá thành “导”

“導” có nghĩa là chỉ dẫn, truyền dẫn, dẫn dắt, ví dụ: lãnh đạo, hướng đạo, dẫn nhiệt, khuyên bảo, dạy bảo… vậy nên người xưa lúc tạo chữ “導” này, bên trên dùng một chữ “道” (Đạo), bên dưới dùng một chữ “寸” (thốn), ý rằng: chỉ dẫn, truyền dẫn, dẫn dắt đều phải tuân theo tiêu chuẩn của Đạo, bằng cách này mới không sai sót mất lòng ai cả. Thế thì Đạo là gì đây? Điều Đạo gia giảng là Chân, Phật gia giảng Thiện, Pháp Luân Đại Pháp giảng “Chân, Thiện, Nhẫn”, đây là Đạo tu luyện cao hơn người thường, mà làm người bình thường như chúng ta mà nói còn có Đạo làm người, đó chính là “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, liêm, tiết”.

Thế nhưng Trung Cộng trong khi giản hoá Hán tự lại đem chữ Đạo “道” bên trên chữ “導”, giản hoá thành chữ “巳” (Tỵ). Hàm nghĩa chữ Tỵ là gì đây? Trong Trung Quốc cổ đại thường dùng 12 thiên can và 12 địa chi, để tính sinh thần bát tự của một người, dự đoán điềm báo hung cát một đời của người ấy. Chữ “Tỵ” là ngôi vị thứ sáu trong 12 địa chi, theo ngũ hành thì thuộc hoả, màu sắc là đỏ, 12 con giáp thì Tỵ là rắn. Cũng chính là nói “巳” là chỉ con rắn màu đỏ, mà trong văn minh phương Đông và phương Tây, thì con rắn tượng trưng cho sự mê hoặc và ma quỷ. Người phương Tây gọi con rắn đỏ là “rồng đỏ”, mà ngụ ý “rồng đỏ” trong Kinh Thánh khải huyền là chỉ Trung Cộng. Hơn nữa chữ “Tỵ” và chữ “Tử” trong tiếng Hán là đồng âm. Nghĩ cũng biết, mục đích giản hoá chữ “導” chính là muốn để rắn ma Trung Cộng dẫn đầu, dẫn dân tộc Trung Hoa đi vào nơi chết chóc trong gang tấc .

Trung Cộng cũng là đang như vậy rồi, lợi dụng những thủ đoạn như giản hoá Hán tự, tiêu huỷ văn vật, sửa đổi lịch sử, bịa tạo công lao vĩ đại từng bước từng bước làm biến dị và huỷ hoại văn hóa Thần truyền truyền thống của Trung Quốc, dùng lý luận ma quỷ từng bước chỉ dẫn người dân Trung Quốc nhập ma đạo, nhảy vào hố lửa. Cho nên, người Trung Quốc ngày nay dưới sự lãnh đạo của Trung Cộng, ở trong sự độc hại của “thuyết vô thần”, đấu với trời đấu với đất, khiến cho đạo đức toàn xã hội trượt dốc nhanh chóng. Trung Quốc đại lục bây giờ làm quan không ai không tham, làm kinh doanh nơi đâu cũng làm giả, ngược đãi cha mẹ, bao nuôi nhân tình nơi đâu cũng thấy. Người không trị thì trời trị. Khi con người đã mất đi bản tính lương thiện làm người nên có thì ông trời sẽ đào thải những kẻ làm ác ấy. Vậy nên, Trung Quốc đại lục bây giờ xảy ra đủ loại tai họa liên tiếp nào lũ quét, hạn hán, địa chấn, đến dịch bệnh hoành hành v.v.. Trung Cộng giản hoá chữ “導” chính thể thực ra là thủ đoạn có kế hoạch, có mục đích, nó muốn đưa người dân Trung Quốc đến chốn nguy hiểm vạn kiếp bất phục, muôn đời muôn kiếp không thể trở lại được.

Các em thiếu niên thân mến, thông qua ví dụ về hai chữ “進” và “導” này, ta thấy được sự thay đổi về kết cấu nội tại giữa chính thể và giản thể, sự biến dị của nội hàm sau thay đổi, cùng đối chiếu kết quả tạo thành sau khi thay đổi này với chân tướng sự thật thì quả là ăn khớp với nhau. Các em còn cho rằng Hán tự giản hoá của Trung Cộng chỉ đơn giản để thuận tiện cho người ta đọc viết nữa không? Các em còn cho rằng Hán tự giản hoá của Trung Cộng là không có mục đích gì cả không? Các em còn cho rằng là vô tình trùng hợp không? Chẳng lẽ các em không hề cảm thấy chút đáng sợ khủng khiếp nào sao? Thực ra thì, “Hán tự” chính thể của Trung Quốc đúng là do Thần tạo đó, đây không phải là mê tín, càng không phải là chuyện vô căn cứ, nó cùng với văn hoá cổ đại Trung Quốc là truyền thừa tiếp nối, bác đại tinh thâm, là tài phú mà Thần ban cấp cho dân tộc Trung Hoa đó.

Cuối chương trình, chị Thuần Tử mời các em thiếu niên cùng lắng nghe ca khúc “Bạn ơi, để tôi nói với bạn”. Hi vọng các em thiếu niên có thể minh bạch chân tướng cứu độ, đồng hoá với Pháp Luân Đại Pháp, tìm được ngọn đèn trở về nhà.

Đơn ca nữ: Bạn ơi, để tôi nói với bạn

Lời: Tịnh Trúc
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử

朋友啊让我告诉你
Péngyǒu a ràng wǒ gàosù nǐ
为何如今灾难横行
wèihé rújīn zāinàn héngxíng
因为人迷失了本性
yīn wéi rén míshīle běnxìng
忘记了祖辈的叮咛
wàngjìle zǔbèi de dīngníng
因为人丢失了记忆
yīn wéi rén diūshīle jìyì
忘记了回归的约定
wàngjì le huíguī de yuēdìng

朋友啊让我告诉你
péngyǒu a ràng wǒ gàosù nǐ
为何告诉你这真相
wèihé gàosù nǐ zhè zhēnxiàng
因为共产党是撒旦
yīnwèi gòngchǎndǎng shì sādàn
魔鬼就是要毁灭人
móguǐ jiùshì yào huǐmiè rén
因为那邪灵指的路
yīnwèi nà xié líng zhǐ de lù
只会往无间地狱行
zhǐ huì wǎng wújiàn dìyù xíng

朋友啊让我告诉你
péngyǒu a ràng wǒ gàosù nǐ
为何对你如此深情
wèihé duì nǐ rúcǐ shēnqíng
因为我们曾经有约
yīnwèi wǒmen céngjīng yǒu yuē
迷失时要把你唤醒
míshī shí yào bǎ nǐ huànxǐng
因为只有同化大法
yīnwèi zhǐyǒu tónghuà dàfǎ
才能看到回家的灯
cáinéng kàn dào huí jiā de dēng

Tạm dịch:

Bạn ơi để tôi nói với bạn
Vì sao hôm nay tai hoạ hoành hành
Bởi vì con người đã mê mất bản tính
Quên mất dặn dò của cha ông
Bởi vì con người đã mất đi ký ức
Quên mất định ước quay trở về

Bạn ơi để tôi nói với bạn
Vì sao nói với bạn chân tướng này
Bởi vì Trung Cộng là quỷ Satan
Ma quỷ chính là muốn huỷ diệt con người
Bởi vì con đường tà linh chỉ dẫn ấy
Chỉ đi đến địa ngục vô gián thôi

Bạn ơi để tôi nói với bạn
Vì sao với bạn tôi thâm tình đến vậy
Bởi vì chúng ta từng hẹn ước
Thời mê lạc phải thức tỉnh bạn
Bởi vì chỉ có đồng hoá với Đại Pháp
Mới có thể nhìn thấy ngọn đèn trở về nhà

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284856



Ngày đăng: 13-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.