Thiếu niên thời không (38): Sinh mệnh có luân hồi



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, thật vui vì chúng ta lại gặp nhau trong chương trình “Thiếu niên thời không” nữa rồi. Dân gian lưu truyền rằng, con gái là tình nhân kiếp trước của cha. Thế thì vì sao lại có truyền thuyết như vậy chứ? Thực ra thì, bất kỳ truyền thuyết nào đều không thể hoàn toàn là không có nguyên do. Từ trong nhiều câu chuyện lịch sử, chúng ta không khó nhận thấy rằng sinh mệnh là có luân hồi, thậm chí là luân hồi chuyển sinh qua lại với cả thực vật, động vật. Thế nhưng, do sự giáo dục “thuyết vô thần” của Trung Cộng và sự giới hạn của tri thức hiện có của con người thời nay, nên đối với rất nhiều hiện tượng chúng ta đều không cách nào thăm dò và giải thích được. Vậy nên đối với sự luân hồi của sinh mệnh, rất nhiều người không tin. Bởi vì trong nhận thức nông cạn của họ, thì bất kỳ sinh mệnh nào chỉ cần chết đi rồi thì chẳng còn gì nữa, chỉ cần ai đó nói về nhân quả tuần hoàn thiện ác hữu báo, sự tồn tại của thiên đường địa ngục, họ thông thường nếu không dè bỉu khinh khi thì cũng chỉ trích là tuyên giảng mê tín. Trong lý niệm vô tri của họ, thì một đời người cũng như cỏ cây sống một mùa, chỉ có đời này không có kiếp sau, vậy nên họ cho rằng con người sống thì phải tận hưởng lạc thú trước mắt, phải muốn gì làm nấy, nên là hôm nay có rượu thì hôm nay say.

Thế thì có đúng vậy không? Đương nhiên là không phải rồi. Bởi vì dù người ta nghĩ thế nào, dù người ta làm ra sao, sự luân hồi của sinh mệnh cũng đều sẽ không dịch chuyển theo ý chí của người ấy, giống như sự hoán đổi của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; cũng như Mặt Trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây vậy, sự luân hồi của sinh mệnh đều sẽ từng bước vận hành theo quỹ đạo đã định trước. Có điều người ta muốn biết bí mật sự luân hồi của sinh mệnh thì cần phải không ngừng tư duy, lĩnh ngộ, phát hiện…… Có lẽ câu chuyện sau đây có thể giúp các em thiếu niên một lần cảm thụ sâu sắc sự luân hồi của sinh mệnh đó.

Đây là câu chuyện luân hồi xảy ra tại Helsinki thủ đô của Phần Lan ở Bắc Âu.

Nhân vật chính của câu chuyện tên là Taru Jarvi, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1976, cha của cô là Heikki Jarvi, mẹ là Iris Sundstrum. Lúc Taru một tuổi đã có thể nói chuyện, lúc một tuổi rưỡi cô đã bắt đầu không cho người nhà gọi cô là Taru, và nghiêm túc yêu cầu mọi người gọi mình là Jaska. Jaska là ai chứ? Thì ra Jaska là người chồng đầu tiên của mẹ Taru, hai người họ quen biết nhau từ nhỏ, lúc Jaska 18 tuổi, ông ấy đã nói với Iris rằng: “Anh nhất định sẽ cưới em làm vợ”. Tuy nhiên vì nhiều biến cố khác nhau, họ vẫn chưa được toại nguyện, thậm chí về sau đã hoàn toàn bị mất liên lạc. Cho đến năm 1970 vào 22 năm sau, số mệnh mới để họ lại được trùng phùng, và lại lần nữa rơi vào bể tình. Lúc này Jaska 40 tuổi đã thực hiện lời hứa hẹn thuở ban đầu của mình, cưới Iris làm vợ.

Ngày 13 tháng 9 năm 1973, Jaska khi ấy mới chỉ kết hôn được 3 năm đón chuyến xe buýt đường dài về nhà, lúc xuống xe, không cẩn thận đã ngã xuống đất, bánh sau chiếc xe buýt đã bắt đầu chạy cán qua ngực, cổ và đầu của Jaska, khiến anh ấy chết ngay tại chỗ. Năm ấy Jaska chỉ mới 43 tuổi, đang ở độ tráng niên. Sau khi Jaska mất hơn một năm, Iris đã tái giá cùng Heikki, cũng chính là cha của Taru. Một năm sau khi tái giá, Iris đến thăm phần mộ của Jaska tỏ lòng thương nhớ. Ở đó, cô nghe thấy một âm thanh, nói rằng Jaska sẽ trở lại nhân thế vào ngày 27 tháng 5, và trở thành con của cô. Thời điểm ấy Iris cho rằng mình bị ảo thính, nên không để ý đến. Bởi vì, lúc tái hôn Iris đã 40 tuổi rồi, cô hoàn toàn không còn nghĩ đến việc mang thai sinh con nữa. Tuy nhiên, chẳng ai ngờ được Iris lại có thể vào tháng 10 năm ấy đã mang thai ngoài ý muốn, điều khiến cô càng kinh ngạc hơn là cô thật đã sinh ra cô con gái Taru vào ngày 27 tháng 5 năm sau.

Khi Taru một tuổi rưỡi đến năm tuổi, đã nhiều lần nhắc đến kiếp trước của mình, cũng chính là những chuyện của Jaska. Đối với những thứ đời trước của Jaska, Taru rất dễ dàng nhận biết ra. Có một lần, Taru vừa chơi xe đồ chơi của Jaska, vừa nói rằng: “Con từng chơi nó rồi”. Cô bé còn nói với mẹ của mình rằng “cô bé” đã từng bị xe buýt cán qua. Một ngày khi được ba tuổi rưỡi, cô bé nói với Iris: “Em không phải là mẹ của anh, em là vợ của anh, lẽ nào em đã quên anh từng nằm chết dưới bánh xe sao?” Còn có một lần, Taru nói rằng: “Con nhìn thấy mình bị xe buýt đè đến khi được đưa vào bệnh viện, nhưng lúc đó con đã chết rồi”. Có người hỏi Taru: “Khi cháu bị chết ở kiếp trước là con trai hay con gái nào?” Cô bé trả lời: “Đương nhiên là con trai, một người đàn ông”. Hơn nữa Taru đời này, vì sâu thẳm trong lòng vẫn lưu giữ ký ức kiếp trước là con trai, cho nên cô bé không thích mặc váy, cũng chưa hề mặc bất kỳ áo quần nào có phục sức của con gái.

Bởi vì kiếp trước Taru chết vì tai nạn xe, nên Taru đời này vô cùng sợ xe buýt, xe tải và xe hơi lớn. Lúc cô bé ra ngoài cùng mẹ, nếu gặp xe hơi lớn chạy ngang qua, cô bé nhất định đòi mẹ phải bế lên. Có lẽ có người sẽ nói, đứa trẻ còn bé tí, nhìn thấy xe hơi lớn đồ sộ như vậy, sợ hãi cũng là bình thường thôi. Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi đối với xe hơi lớn của Taru không dừng lại cho đến khi cô bé 19 tuổi. Hơn nữa, Taru đối với ngày 13 hàng tháng cũng đều mơ hồ sợ hãi. Giáo sư Stephenson, người tiên phong nghiên cứu hiện tượng “ký ức tiền kiếp”, khi đang nghiên cứu trường hợp này của Taru đã cho rằng, những biểu hiện này của Taru rất có thể có liên quan đến nguyên nhân cái chết trong kiếp trước của cô bé, bởi vì cô bé bị xe buýt cán chết vào ngày 13 tháng 9.

Vì có ký ức tiền kiếp, vậy nên Taru tuổi còn rất nhỏ đã nói với mẹ rằng: “Mẹ chớ sợ cái chết, vì con đã chết rất nhiều lần rồi”. Cô bé còn nói: “Con từng có một người mẹ ở Đức, tên là Senya”, nói như vậy có thể là một lần sinh mệnh luân hồi khác của cô bé. Đối với cha mẹ kiếp này của mình, Taru rõ ràng càng quấn lấy mẹ, cô bé thường gọi tên Iris của mẹ, chứ không muốn xưng hô Iris là mẹ. Đối với người cha Heikki, Taru biểu hiện ra hoàn toàn ghét bỏ. Cô bé chưa từng gọi ông là cha, thậm chí còn nói với mẹ: “Heikki có thể rời khỏi cái nhà này, không có ông ấy chúng ta vẫn có thể sống được”. Có một lần, cô bé còn dứt khoát nói thẳng trước mặt cha: “Chúng tôi không cần ông, ông có thể rời khỏi cái nhà này”. “Ông ở trong cái nhà này thì chỉ là khách qua đường thôi”. Nhưng thuận theo thời gian trôi qua, khi Taru trưởng thành thì năng lực hồi tưởng đã có của cô bé cũng dần dần biến mất, năm 1998, Taru lúc 22 tuổi đã kết hôn cùng một kỹ sư trang trí nội thất. Từ đó trở đi, quan hệ của cô với người cha Heikki mới từ từ trở nên bình ổn.

Các em thiếu niên thân mến, nghe xong câu chuyện này, có phải đã khiến các em không thể không nhớ đến một câu châm ngôn của Trung Quốc: “Không phải người một nhà, không vào cùng một cửa” phải không. Có lẽ các em cũng thầm nghĩ trong tâm rằng: những người thân, bạn bè, kẻ thù trong đời này của chúng ta thật nói không chừng chính là người thân, bạn bè và kẻ thù trong kiếp trước hoặc kiếp sau cũng nên, nếu không thì làm sao giải thích được việc chúng ta trong cuộc sống hàng ngày lại thích ai đó một cách không tự chủ, giúp đỡ ai đó một cách vô điều kiện; trong chốc lát gặp tiếng sét ái tình với một người xa lạ; rồi chẳng hiểu sao lại ghét bỏ thậm chí hận thù ai đó…

Nói đến đây, chị Thuần Tử muốn nói với các em thiếu niên thân yêu một thiên cơ: thực ra thì hết thảy ân oán tình thù giữa chúng ta với người nhà, bạn bè và kẻ thù xác thực đều có quan hệ nhân duyên tất yếu với đời trước kiếp trước cả, bởi vì trên đời không có chuyện yêu ai một cách vô duyên vô cớ, cũng không có chuyện hận thù ai một cách vô duyên vô cớ.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập “Pháp Luân Công”, đã nói trong kinh văn Vì sao có nhân loại được Ông công bố rằng:

“Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau; đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v… gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào. Đây chính là nguyên nhân căn bản của [việc] có người giàu, có người nghèo, có người làm quan lớn, có người không nhà để về; chứ không phải một bộ lời ma quỷ cân bằng giàu nghèo như tà đảng cộng sản tuyên truyền. Vũ trụ là công bình, sinh mệnh làm được tốt thì sẽ có phúc báo, làm chuyện xấu thì sẽ phải hoàn trả, đời này không trả thì đời sau trả; đây là Pháp tắc tuyệt đối của vũ trụ!”

Vậy nên, các em thiếu niên ơi, các em nhất định phải ghi nhớ: bất kỳ việc gì chúng ta làm, bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu, thực ra đều là làm vì tương lai của bản thân cả. Do vậy chúng ta làm người làm việc gì, thì đều phải giữ thiện niệm, đều phải bảo trì chính nghĩa và lương tâm, như thế mới có thể hoá giải những thù hận oan trái trong quá khứ, mới có thể khiến bản thân kết thiện duyên đắc thiện quả. Đây cũng chính là lí do vì sao người tu luyện “Pháp Luân Công” ở Trung Quốc đại lục, dù bản thân đang bị bức hại cả thân lẫn tâm một cách tàn khốc, đang chịu đựng áp lực tinh thần cực lớn, cũng có thể vì thế mà phải trả giá bằng cả sinh mệnh, cũng vẫn dốc hết sức mình nói cho con người thế gian rằng phải chiểu theo tiêu chuẩn đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” để làm người tốt. Bởi vì con người chỉ có quay trở về bản tính thiện lương của con người, chỉ có tránh xa tà ác duy trì thiện niệm mà thiện hành, mới có thể thực sự có được cuộc sống hạnh phúc và tương lai tốt đẹp thôi.

Các em thiếu niên thân mến, chân tướng đã nói cho các em rồi, sinh mệnh xác thực là có luân hồi, trong luân hồi của sinh mệnh, làm thế nào để nâng cao tầng thứ sinh mệnh của bản thân, thực ra then chốt chính ở lựa chọn của bản thân các em đó, bởi vì hạnh phúc quả thật không ở đâu xa các em cả……

Đơn ca nữ: Hạnh phúc không ở đâu xa

Lời: Tiểu Hoà
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Như Ca

不要你一分钱,
Bùyào nǐ yī fēn qián,
不需要你冒任何风险。
bù xūyào nǐ mào rènhé fēngxiǎn.
只要你动善念,
Zhǐyào nǐ dòng shàn niàn,
命运就会向好的方向转变。
mìngyùn jiù huì xiàng hǎo de fāngxiàng zhuǎnbiàn.

不要你一分钱,
Bùyào nǐ yī fēn qián,
不需要你冒任何风险。
bù xūyào nǐ mào rènhé fēngxiǎn.
只要你常念“法轮大法好”,
Zhǐyào nǐ cháng niàn “fǎlún dàfǎ hǎo”,
生命航船就在驶向幸福彼岸。
shēngmìng hángchuán jiù zài shǐ xiàng xìngfú bǐ’àn.

不要你一分钱,
Bùyào nǐ yī fēn qián,
无论你是否修炼。
wúlùn nǐ shìfǒu xiūliàn.
只要你离开邪恶的
Zhǐyào nǐ líkāi xié’è
灾难来时生命就会保全。
zāinàn lái shí shēngmìng jiù huì bǎoquán.

也许你说:“我没有多少钱”;
Yěxǔ nǐ shuō:“Wǒ méiyǒu duōshǎo qián”;
也许你说:“我经历了许多磨难”。
yěxǔ nǐ shuō:“Wǒ jīnglìle xǔduō mónàn”.
然而生逢大法洪传的时代,
Rán’ér shēng féng dàfǎ hóng chuán de shídài,
你的福份也一定不浅。
nǐ de fú fèn yě yīdìng bù qiǎn.
请抓住这稍纵即逝的瞬间,
Qǐng zhuā zhù zhè shāo zòng jí shì de shùnjiān,
快快实践,
kuài kuài shíjiàn,
离开邪恶保平安
líkāi xié’è bǎo píng’ān
吉祥和幸福将永远与你相伴
Jíxiáng hé xìngfú jiàng yǒngyuǎn yǔ nǐ xiāngbàn

Tạm dịch:

Không cần chút tiền nào của bạn
Không buộc bạn phải mạo hiểm gì
Chỉ cần bạn khởi thiện niệm,
Số mệnh sẽ chuyển hướng về nơi tốt đẹp
Không cần chút tiền nào của bạn
Không buộc bạn phải mạo hiểm gì.
Chỉ cần bạn thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”,
Chuyến tàu sinh mệnh sẽ chạy đến bến bờ hạnh phúc.

Không cần chút tiền nào của bạn,
Cho dù bạn tu luyện hay không.
Chỉ cần bạn rời xa khỏi tà ác,
Trong hoạn nạn sinh mệnh được bảo toàn.

Có lẽ bạn nói: “Tôi không có bao nhiêu tiền”;
Có lẽ bạn nói: “Tôi trải qua rất nhiều trắc trở”.
Thế nhưng sinh gặp thời Đại Pháp hồng truyền.
Phúc phận của bạn chắc hẳn không ít.
Hãy nắm chắc khoảnh khắc thoáng qua này,
Mau mau làm đi thôi,
Rời xa tà ác bảo bình an
May mắn và hạnh phúc mãi mãi kề bên bạn

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284223



Ngày đăng: 11-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.