Thiếu niên thời không (28): Năm mới nói chuyện Tết Nguyên Tiêu



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử, thật vui vì chúng ta lại gặp nhau trong chương trình nữa rồi.

Hôm nay là chương trình “Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không” được phát đầu tiên của năm 2023. Thế nên, chị Thuần Tử tại đây gửi đến các em thiếu niên lời “Chúc mừng năm mới!”, cũng chúc các em thiếu niên một năm mới có thể thiện niệm thiện hành đắc thiện báo nhé!

Mọi người đều biết rằng, sau Tết không lâu chính là “Tết Nguyên Tiêu”, “Tết Nguyên Tiêu” và “Tết” đều là ngày Tết truyền thống của người Trung Quốc. Bởi vì văn hoá của dân tộc Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, vì vậy, ngày Tết truyền thống Trung Hoa là một trong những cầu nối quan trọng của văn hoá truyền thống Trung Hoa, không những được truyền thừa từ đời này sang đời khác trong dòng chảy lịch sử lâu dài của dân tộc Trung Hoa, nó còn thể hiện một cách tập trung tín ngưỡng truyền thống, đạo đức luân lý, quan niệm giá trị, lễ nghi và quy phạm hành vi của dân tộc Trung Hoa nữa đó. Cho nên nói ở một mức độ nhất định, thì ngày Tết truyền thống đã đảm nhận nhiệm vụ giáo hoá đạo đức đối với quần chúng nhân dân, cũng có thể nói là một dạng ước thúc đạo đức đối với dân chúng, mà những ước thúc này lại sẽ biểu hiện ở trong cuộc sống thường ngày của người ta, trở thành một bộ phận của đạo đức luân lý trong cuộc sống của mọi người. Ví dụ: Đêm giao thừa, con cái cháu chắt phải hối hả về nhà đoàn tụ với ông bà cha mẹ, ngày mồng một phải cúng bái Thần linh, tổ tông, chúc Tết ông bà cha mẹ; “Tết Nguyên Tiêu” phải mở cửa nhà thờ tổ cùng họ hàng thắp hương, phải dẫn cháu trai cháu gái đi xem hội hoa đăng, đoán câu đố, ăn các món trong Tết Nguyên Tiêu v.v.. Tất cả mọi người đều phải tuân theo quan hệ luân lý này, tuân thủ yêu cầu đạo đức của nội hàm ấy. Hành sự phải phù hợp với đạo lý, phải thể hiện sự hoà hợp giữa người với tự nhiên, chú trọng sự sống. Hơn nữa những lý niệm về giá trị như “Trung, Hiếu, Thành, Tín, Lễ, Nghĩa” trong văn hoá truyền thống cũng sẽ thể hiện đầy đủ trong các hình thái biểu hiện của ngày Tết truyền thống. Ngày Tết truyền thống chính là dùng hình thức biến hoá âm thầm như thế để triển hiện văn hoá tinh thần của dân tộc Trung Hoa, kính Thiên tín Thần, đền ơn đáp nghĩa, khiến người ta trong ngày Tết cảm nhận được sức mạnh của đạo đức truyền thống, để tâm hồn được tịnh hoá, cảnh giới tư tưởng được thăng hoa.

“Tết Nguyên Tiêu” cũng được gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tịch và Tết Hoa Đăng. Lịch sử của nó rất lâu đời, ý nghĩa văn hoá vô cùng sâu sắc, cốt lõi nội hàm của nó chính là dâng cúng Thần linh, xua đuổi tà ma, cầu ánh quang minh, chào đón mùa xuân. Bởi vì “Tết Nguyên Tiêu” là vào ngày 15 tháng Giêng, là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới, đúng vào dịp nhất nguyên phúc thuỷ (năm mới đã bắt đầu), là lúc mùa xuân vạn vật sinh sôi nảy nở, nó báo hiệu mùa xuân sắp về. Cho nên người ta mới nô nức đốt hương dâng cúng Trời xanh, ký thác khát vọng về một mùa xuân ấm áp và mong ước về một tương lai tươi sáng trong dịp “Tết Nguyên Tiêu”.

Tương truyền “Tết Nguyên Tiêu” bắt nguồn từ lễ nghi tế thần của Đạo gia, theo ghi chép trong «Tuế Thời Tạp Ký», Đạo giáo từng gọi ngày 15 tháng Giêng trong năm là Tết Thượng Nguyên, bởi vì ngày này là ngày mà Thượng Nguyên Thiên Quan ban phúc, cho nên Tết Thượng Nguyên phải thắp đèn chúc mừng. Cuối nhà Tần cũng có truyền thuyết “Ngày 15 tháng Giêng thắp đèn cúng tế Thái Ất Thần của Đạo giáo”. Thời Hán Vũ Đế, hoạt động cúng tế “Thái Ất Thần” cũng được định vào ngày 15 tháng Giêng. Tư Mã Thiên khi tạo “Lịch Thái Sơ” cũng định “Tết Nguyên Tiêu” là ngày lễ trọng đại. Thời Hán Minh Đế, Minh Đế vì để hồng dương Phật Pháp, còn hạ chiếu vào đêm 15 tháng Giêng này, bất luận là quý tộc hay dân thường, tất cả đều phải “thắp đèn dâng Phật”, nhằm thể hiện sự tôn trọng và thành kính đối với Thần Phật. Thuận theo sự lưu truyền của văn hoá Phật và Đạo, tập tục thắp đèn vào đêm 15 tháng Giêng cũng dần dần mở rộng, trở thành một sự kiện lớn của dân gian qua các triều đại các thời kỳ sau này, và đã ăn sâu vào lòng người.

“Tết Nguyên Tiêu” phải đi ngắm đèn hoa đăng, đoán câu đố, vậy nên đèn đã trở thành thứ chủ đạo trong “Tết Nguyên Tiêu”, đây cũng là lý do vì sao “Tết Nguyên Tiêu” còn được gọi là “Tết Hoa Đăng”, thời xưa vào đêm tối mỗi dịp “Tết Nguyên Tiêu”, người ta đều sẽ thắp sáng vô số ngọn đèn hoa đăng, cùng nhau vui ca trêu đùa, thắp hương bái lạy, thành kính bày tỏ với Trời xanh tâm nguyện cúng dâng Thần, xua tà rủi đón may mắn, cầu ánh quang minh. Các loại đèn hoa đăng trong “Tết Nguyên Tiêu” rất đa dạng, phân theo vật liệu công nghệ thì có đèn vải, đèn giấy, đèn lưu ly, đèn bạch ngọc, đèn lúa mạch, đèn tre…; phân theo hình dáng có đèn hoa mai, đèn hoa sen, đèn tiên hạc, đèn cá voi, đèn thỏ ngọc…, những chiếc đèn này được chế tác rất tinh mỹ, hơn nữa trên bề mặt của đèn còn vẽ những câu chuyện thần tiên và câu chuyện lịch sử cùng câu đố về đèn, vậy nên nói đèn của “Tết Nguyên Tiêu” chứa đựng những nội dung đặc sắc về văn hoá lịch sử, đạo đức luân lý, ý thức thẩm mỹ, và quan niệm giá trị rất phong phú, có thể khiến người ta khi ngắm đèn mà thẩm thấu tiếp thụ sự soi sáng và khai mở trí huệ của văn hóa Thần truyền.

Hơn nữa ngày Tết truyền thống của Trung Hoa đều là đề xướng trị ác khuyến thiện, hồng dương chính nghĩa, trong đó không những bao gồm cả mong muốn của con người đối với phương diện cầu lành tránh dữ, bình an may mắn. Thậm chí đằng sau những ngày Tết truyền thống, còn có những câu chuyện cảm động lòng người, như Tết Hàn Thực là vì để ghi nhớ chữ “Trung” và “Hiếu” của trung thần nhà Tấn là Giới Tử Thôi, Tết Đoan Ngọ là để ghi nhớ tấm lòng vì dân vì nước, giữ gìn tiết tháo của Khuất Nguyên nhà Sở. Từ đó có thể thấy, ngày Tết truyền thống của dân tộc Trung Hoa, không chỉ là báu vật trong văn hoá dân tộc Trung Hoa mà còn thể hiện một cách hoàn mỹ sự bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Từ những ngày Tết truyền thống này, và trong nghi thức kính Trời bái Thần, chúng ta không khó để thấy được: vào thời Trung Quốc cổ đại, trên có Thiên Tử dưới có muôn dân, không ai không tôn kính “Trời”; không ai là không tin Thần Phật thực sự tồn tại; không ai là không tuân theo cái lý của “Thiên nhân hợp nhất”. Từ tập tục và sự sắp đặt của ngày Tết mà nhìn, thì cũng đã thể hiện được hết sức đầy đủ sự coi trọng của người xưa đối với Trời, Thiên tượng và Thiên ý!

Cuối chương trình, chị Thuần Tử mời các em thiếu niên cùng thưởng thức ca khúc «Chúc mừng năm mới» nhé !

Đơn ca nữ: Chúc mừng năm mới

Lời: Như Thơ
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Như Ca

笑看春暖花开
Xiào kàn chūnnuǎn huā kāi
新的一年已经到来
xīn de yī nián yǐjīng dàolái
问声新年快乐
wèn shēng xīnnián kuàilè
恭喜走向美好未来
gōngxǐ zǒuxiàng měihǎo wèilái
只要明白真相
zhǐyào míngbái zhēnxiàng
你会迎向新时代
nǐ huì yíng xiàng xīn shídài
让我们趁着现在
ràng wǒmen chènzhe xiànzài
听这歌唱出精彩
tīng zhè gēchàng chū jīngcǎi
把一切重来
bǎ yīqiè chóng lái
用智慧选择你的追求和崇拜
yòng zhìhuì xuǎnzé nǐ de zhuīqiú hé chóngbài
迎接那生命中的新生代
yíngjiē nà shēngmìng zhòng de xīnshēng dài
法鼓响起踏上莲台
fǎ gǔ xiǎngqǐ tà shàng liántái

笑看春暖花开
xiào kàn chūnnuǎn huā kāi
新的一年已经到来
xīn de yī nián yǐjīng dàolái
问声新年快乐
wèn shēng xīnnián kuàilè
恭喜走向美好未来
gōngxǐ zǒuxiàng měihǎo wèilái
只要明白真相
zhǐyào míngbái zhēnxiàng
你会迎向新时代
nǐ huì yíng xiàng xīn shídài
让我们趁着现在
ràng wǒmen chènzhe xiànzài
听这歌唱出精彩
tīng zhè gēchàng chū jīngcǎi
把一切重来
bǎ yīqiè chóng lái
用智慧选择你的追求和崇拜
yòng zhìhuì xuǎnzé nǐ de zhuīqiú hé chóngbài
迎接那生命中的新生代
yíngjiē nà shēngmìng zhòng de xīnshēng dài
法鼓响起踏上莲台成为中国
fǎ gǔ xiǎngqǐ tà shàng liántái chéngwéi zhōngguó

Tạm dịch:

Tươi cười ngắm trời xuân ấm áp hoa đua nở
Một năm mới lại đến rồi
Cùng nhau chúc mừng năm mới
Cung chúc một tương lai tốt đẹp đến
Chỉ cần minh bạch chân tướng
Bạn sẽ nghênh đón thời đại mới
Chúng ta hãy nhân lúc hiện tại
Nghe bài ca hát thật là hay
Đem hết thảy bắt đầu trở lại
Dùng trí tuệ lựa chọn điều bạn tôn thờ và theo đuổi
Nghênh đón sự hồi sinh của sinh mệnh
Trống Pháp vang lên ta đứng trên đài sen

Tươi cười ngắm trời xuân ấm áp hoa đua nở
Một năm mới lại đến rồi
Cùng nhau chúc mừng năm mới
Cung chúc một tương lai tốt đẹp đến
Chỉ cần minh bạch chân tướng
Bạn sẽ nghênh đón thời đại mới
Chúng ta hãy nhân lúc hiện tại
Nghe bài ca hát thật là hay
Đem hết thảy bắt đầu trở lại
Dùng trí tuệ lựa chọn điều bạn tôn thờ và theo đuổi
Nghênh đón sự hồi sinh của sinh mệnh
Trống Pháp vang lên ta đứng trên đài sen thành Trung Quốc.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết. Hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/281113



Ngày đăng: 26-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.