Thiếu niên thời không (41): Người không biết có đúng là vô tội?



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Trong cuộc sống thường ngày, các em có lẽ từng nghe các bậc trưởng bối hoặc người nhà nói một câu thế này: “Nghé con mới sinh không sợ hổ, người không biết thì không sợ gì”. Thế thì, tại đây chị Thuần Tử muốn hỏi xem các em đang ở trong lứa tuổi thiếu niên rằng: Có phải là nghé con mới sinh không biết hổ là gì nên mới không sợ hổ làm hại, cũng vì thế nên có thể thoát được số mệnh bị ăn thịt không? Hổ kia sẽ vì nghé con mới sinh không sợ hãi, mà buông tha không ăn nó không? Chị nghĩ câu trả lời của các em nhất định đều là phủ định rồi.

Có thể thấy “không sợ” không làm thay đổi được kết quả của “không biết”. Khổng Tử viết: “Quân tử có ba cái sợ: Sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời của Thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, mà còn khinh nhờn bậc đại nhân, coi thường lời của Thánh nhân”. Cũng chính là nói chúng ta cần phải có cái tâm kính sợ đối với Trời Đất Thần linh, phải khiêm tốn nghe lời khuyên bảo của người lớn, phải dùng trí tuệ của bậc hiền triết để chỉ đạo hành vi của mình, có như vậy mới không có nguy hiểm. Trái lại thì sẽ giống như “kẻ tiểu nhân” mà Khổng Tử nói vậy, chiêu mời tai hoạ, bị trời phạt.

Thực ra, từ lâu vào thời đại của Thích Ca Mâu Ni đã có người thỉnh giáo Thích Ca Mâu Ni rằng: “Cách nói ‘người không biết không có tội’ có đúng không?” lúc đó, Thích Ca Mâu Ni lại không trực tiếp trả lời câu hỏi ấy, mà đưa ra một thí dụ, Ngài nói: “Nếu có cây kẹp gắp than, đem nó bỏ vào trong lửa nung lên, nung cho nóng thật nóng, nhưng mắt thịt thì nhìn không ra, lúc ấy bảo người ta dùng tay trực tiếp cầm lấy cái kẹp than này, chư vị nói xem là kẻ biết cái kẹp than rất nóng bị thương nặng hay là kẻ không biết cái kẹp than rất nóng bị thương nặng đây?” Người đưa câu hỏi nghĩ ngợi rồi trả lời: “Nên là kẻ không biết cây kẹp than rất nóng bị thương nghiêm trọng hơn. Bởi vì anh ta không biết nó rất nóng, thì sẽ không dùng đến cách phòng tránh, cũng không có chuẩn bị tâm lý gì cả, cho nên lúc bị phỏng, thường thì sẽ bị thương nghiêm trọng hơn”.

Thích Ca Mâu Ni nghe xong câu trả lời thuyết rằng: “Đúng thế! Nếu chúng ta biết cái kẹp than bị nung rất nóng, lúc cầm lấy sẽ thấy khiếp đảm, nên rất cẩn trọng, không dám mảy may sơ sẩy. Lúc cầm lấy cũng sẽ không dùng lực để nắm. Nếu không biết cái kẹp gắp than rất nóng, hấp tấp cầm lấy, thì sẽ dùng tay dùng lực mà nắm. Có thể thấy chẳng phải ‘người không biết không có tội’, mà là người không biết, sẽ bị thương hại lớn nhất, chịu khổ chịu cực nghiêm trọng hơn”.

Câu chuyện có thật sau đây, có lẽ sẽ giúp các em thiếu niên lĩnh ngộ thêm phần nào lời Thích Ca Mâu Ni đã giảng…..

Bí mật được cất giữ của Ung Hòa Cung

Ngôi chùa hoàng gia nổi tiếng Ung Hòa Cung toạ lạc ở Bắc Kinh là ngôi chùa có quy cách cao quý nhất trong lịch sử Trung Quốc. Toàn bộ bố cục kiến trúc của nó tăng cao dần. Phía sau cùng của Ung Hòa Cung, có một lầu các cao lớn nguy nga nhất trong Ung Hòa Cung, nó cao 25 mét, có ba tầng mái cong, toàn bộ kết cấu đều bằng gỗ, gọi là Vạn Phúc Các, trong đại điện giữa lầu các này thờ phụng một bức tượng Phật Di Lặc được điêu khắc bằng gỗ trầm hương trắng cao lớn đồ sộ, nghe nói bức tượng Phật này là bảo vật trấn thành Bắc Kinh. Cho nên Vạn Phúc Các cũng được gọi là Đại Phật Lầu.

Thời gian đại kiếp 10 năm cách mạng văn hoá, “những tiểu tướng hồng vệ binh” Bắc Kinh, trong sự đầu độc của Trung Cộng, không những không tin vào sự tồn tại của “Thần Phật”, còn coi “tín Thần” là “tư tưởng cũ”, “văn hoá cũ”, “phong tục cũ” và “tập quán cũ”, đồng thời tích cực tham gia vào, trong phong trào “phá tứ cựu”, đã bừa bãi tàn phá các nơi chốn của tôn giáo như chùa chiền, đạo quán, giáo đường, đập phá tượng Phật, thiêu huỷ kinh Phật, còn lôi tăng nhân ra đấu tố, thậm chí bức bách tăng nhân khiến họ vì để bảo vệ tôn giáo mà đành tự thiêu.

Thời điểm ấy Ung Hòa Cung cũng trở thành mục tiêu “phá tứ cựu” của những “tiểu tướng hồng vệ binh” này. Bởi vì năm xưa khi tạo tượng Đại Phật Di Lặc, để tượng Phật đứng thẳng, nên đã xây hành lang cao bằng 2 tầng lầu ở hai bên và phía sau tượng Phật, giữa hành lang và tượng Phật nối bằng dây cáp sắt, vậy nên bề rộng của hành lang chỉ đủ một người đi qua.

Một hôm, có ba “hồng vệ binh” đến Ung Hòa Cung đập tượng Phật. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên muốn chặt đứt dây cáp sắt, đang chuẩn bị ra tay, thì rìu tuột khỏi tay rớt xuống, không những không chặt được cáp mà còn vừa hay chặt vào đùi của anh ta, lúc đó máu tuôn xối xả; người thứ hai lại cầm rìu muốn chặt cáp tiếp, không ngờ chặt hụt, lại dùng lực quá mạnh, nên bị ngã thẳng từ hành lang cao hai tầng lầu xuống đất, gục ngay tại đó; người thứ ba nhìn thấy tình cảnh trước mắt, sợ đến toàn thân run rẩy, đứng cũng không vững nữa. Nghe nói ba hồng vệ binh này không lâu sau đó đều chết thảm, không ai sống sót. Sau khi tin tức truyền ra, chẳng còn ai dám đến Ung Hòa Cung “phá tứ cựu” đập tượng Phật nữa, Ung Hòa Cung cứ thế bình yên vô sự tồn tại cho đến nay.

Do vậy có thể thấy, không biết không phải là cái cớ của việc người ta có thể làm điều ác, bất kỳ ai làm bất kỳ việc gì, đều phải gánh chịu hậu quả của những việc mình đã làm. Thực ra không biết, cũng không đáng sợ, cũng không phải là sai, bởi vì mỗi người chúng ta đều có điểm mù kiến thức, huống hồ thế giới này lớn đến thế, nhiều bí ẩn đến thế, người nào cũng không thể biết hết toàn bộ, nắm hết toàn bộ được. Điều đáng sợ là chúng ta không có cái tâm kính sợ đối với những điều chưa biết, không có một tiêu chuẩn thiện ác phải trái đúng sai, đây mới là nguyên nhân mà ba “tiểu tướng hồng vệ binh” phải trả giá bằng cả mạng sống của mình đó thôi. Bởi vì sự tồn tại của Thần Phật, từ trước đến nay không phải người ta tin hay không mà có thể thao túng được. Vậy nên biết kính sợ, biết phân tích suy xét, biết phân biệt thật giả thiện ác, mới có thể tránh xa nguy hiểm, mới có thể tránh khỏi cảnh bản thân không biết mà phạm tội.

Lấy ĐCSTQ đang chấp chính ở Trung Quốc đại lục hiện nay mà nói, từ khi nó giành lấy chính quyền đến nay, trong mấy mươi năm ngắn ngủi đã làm ra các cuộc vận động, giết hại ít nhất 80 triệu người dân Trung Quốc, luôn dùng lời dối trá và bạo lực để duy trì sự thống trị. Đối nội thì dùng lời dối trá lừa gạt, đối ngoại thì phong tỏa tin tức, không để người Trung Quốc biết được chân tướng, giam cầm toàn bộ người Trung Quốc trong cái lồng giam mà nó dày công thiết kế. Thậm chí đối với những học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”, Trung Cộng đã thực hiện chính sách tàn khốc “bôi nhọ danh dự, đánh sập tài chính, huỷ hoại thân xác”. Nó đã phạm những tội ác tày trời như vậy, ắt bị trời trừng phạt thôi.

Cuối chương trình, chị Thuần Tử mời các em thiếu niên cùng thưởng thức ca khúc “Để sinh mệnh quay về”, hi vọng các em thiếu niên có thể suy nghĩ kỹ càng, bản thân có phải cũng từng làm “chuyện sai lầm mà không biết” hay không, chị cũng hi vọng các em có thể minh bạch được đạo lý này: “Trong trạng thái không biết mà làm bất cứ việc gì, chỉ cần đã làm, thì đều phải gánh chịu hậu quả của việc đó”. Mong rằng các em có thể nhờ minh bạch chân tướng, mà có được một tương lai tốt đẹp nhé!

Đơn ca nam: Để sinh mệnh quay về

Lời: Bố Nhất
Nhạc: Vệ Bình, Dương Xuân
Trình bày: Phúc Âm

剧院的惟幕徐徐下垂
Jùyuàn de wéi mù xúxú xiàchuí
人们离开自己的座位
rénmen líkāi zìjǐ de zuòwèi
该回家了我还在痴迷
gāi huí jiāle wǒ hái zài chīmí
眼里流着秦香莲的泪
yǎn lǐ liúzhe qínxiānglián de lèi

戏剧人生欢乐带伤悲
xìjù rénshēng huānlè dài shāng bēi
空荡剧场我想入非非
kōng dàng jùchǎng wǒ xiǎngrùfēifēi
荣华富贵是一厢情愿
rónghuá fùguì shì yīxiāngqíngyuàn
得与不得一生一把灰
dé yǔ bùdé yīshēng yī bǎ huī

我拜读了圣人的教诲
wǒ bàidúle shèngrén de jiàohuì
句句天机打开我心扉
jù jù tiānjī dǎkāi wǒ xīnfēi
福祸都是自己种的果
fú huò dōu shì zìjǐ zhǒng de guǒ
积累功德是为把天回
jīlěi gōngdé shì wèi bǎ tiān huí

天宇为什么会有人类
tiānyǔ wèishéme huì yǒu rénlèi
那是创世主洪大慈悲
nà shì chuàng shì zhǔ hóng dà cíbēi
千年大戏我如梦方醒
qiānnián dàxì wǒ rú mèng fāng xǐng
天门已开让生命重归
tiānmén yǐ kāi ràng shēngmìng chóng guī

Tạm dịch:

Bức màn sân khấu dần hạ xuống
Mọi người rời khỏi chỗ ngồi của mình
Nên về nhà rồi mà tôi vẫn còn mê đắm
Giọt lệ Tần Hương Liên rơi khóe mắt

Vở kịch cuộc đời vui sướng lẫn bi thương
Sân khấu trống không, tôi vẩn vơ suy tưởng
Vinh hoa phú quý là tự mình mong tưởng
Được và mất rồi cũng chỉ là nắm tro tàn

Tôi đã được đọc lời dạy của Thánh nhân
Từng câu thiên cơ đả khai suy tư trong tôi
Phúc họa đều là quả tự mình gieo lấy
Tích lũy công đức là để trở về trời

Thiên vũ vì sao có con người
Đó là từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ
Vở kịch nghìn năm tôi như bừng giấc mộng
Cổng trời đã mở để sinh mệnh quay về

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285568



Ngày đăng: 21-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.