Thiếu niên thời không (07): Chỉ hươu thành ngựa
Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử, Vạn Lai
[ChanhKien.org]
Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Mọi người chúng ta đều biết rằng thành ngữ thường mang hình thái cố định, không thể tùy ý sửa đổi, thành ngữ thường bắt nguồn từ thói quen nói năng hàng ngày, từ tục ngữ dân gian, từ danh ngôn hoặc những câu nói hay trong các tác phẩm văn học xuất sắc, cũng có thành ngữ có xuất xứ từ điển cố trong lịch sử, cho nên mỗi câu thành ngữ đều mang một câu chuyện ý vị sâu xa, trong chương trình ngày hôm nay, chị Thuần Tử sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện mang tên: Chỉ hươu thành ngựa.
Câu chuyện này xảy ra thời nhà Tần trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột nhiên qua đời vì bệnh trên đường chinh chiến, khi đó thái giám Triệu Cao đang giữ chức Trung xa phủ lệnh liền lợi dụng việc mình đang quản lý xe ngựa của Hoàng đế để thông đồng với con thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi, che giấu tin tức về cái chết của Tần Vương. Sau đó hắn uy hiếp lợi dụng thừa tướng Lý Tư ngụy tạo chiếu thư, lại khép tội danh “có lẽ có” để hại chết con cả của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô. Sau khi lập con thứ Hồ Hợi lên làm thái tử, ông ta mới công bố tin cái chết của Tần Thủy Hoàng, để Hồ Hợi thuận lợi kế thừa hoàng vị, xưng là Tần Nhị Thế.
Bởi vì Triệu Cao đã lập công lớn đưa Hồ Hợi lên ngôi Hoàng đế, do đó Tần Nhị Thế đã phong cho ông ta làm Lang Trung Lệnh, trở thành quan cao của nhà Tần. Tuy nhiên Triệu Cao lại không thấy thỏa mãn, để đạt được quyền lực lớn hơn, ông ta đã bày kế hại chết Lý Tư, trở thành thừa tướng của nhà Tần, không lâu sau ông ta thâu tóm triều chính, hoàn toàn khống chế Tần Nhị Thế. Thế nhưng trong lòng ông ta vẫn lo các đại thần sẽ phản đối mình, do đó đã nghĩ ra một chiêu trò để thử xem thái độ của các đại thần đối với mình ra sao.
Một hôm, nhân lúc quần thần chầu bái Tần Nhị Thế, Triệu Cao cho người dắt đến một con hươu dâng cho Tần Nhị Thế, nói rằng: “Đây là một con ngựa thiên lý, thần đặc biệt có lòng đem nó kính dâng bệ hạ”. Tần Nhị Thế ngó nghiêng, trong lòng nghĩ: “Đây rõ ràng là hươu, Triệu Cao cớ sao lại nói là ngựa chứ?” Bèn cười cợt Triệu Cao nói: “Thừa tướng, khanh nhầm lẫn rồi chăng? Đây là một con hươu, không phải ngựa”.
Vậy mà Triệu Cao lại chẳng thèm để ý đến lời của Hồ Hợi nói, vẫn cứ dõng dạc trịnh trọng hỏi đại thần tả hữu hai bên: “Các vị nói xem, đây rốt cuộc là hươu hay là ngựa nào?” Các đại thần trên triều nghe thấy Triệu Cao nói như vậy, có vị giả câm giả điếc, coi như không nghe thấy; có vị giả bộ đang quan sát suy ngẫm; cũng có vị vì để lấy lòng Triệu Cao, a dua nịnh hót nói: “Thừa tướng nói phải, đây là ngựa, ta trước đây cũng từng nuôi loại ngựa thế này rồi!” chỉ có rất ít ỏi đại thần không muốn làm trái lương tâm của mình, thẳng thắn không kiêng dè nói: “Đây là hươu, không phải ngựa!” Kết quả là những đại thần dám nói thật này, có vị lập tức bị Triệu Cao tống vào ngục, có vị bị sát hại ngay. Đây chính là nguồn gốc của thành ngữ điển cố “Chỉ hươu thành ngựa”.
Các em thiếu niên thân mến, nghe xong câu chuyện này, là những đứa trẻ lớn lên trong xã hội văn minh, các em có thể sẽ cho rằng chuyện nực cười hoang đường thế này chỉ xảy ra trong xã hội cổ đại vua thống trị; trong xã hội hiện đại của chúng ta, chuyện kiểu như “Chỉ hươu thành ngựa” thế này là không thể xảy ra được. Thế nhưng, các em thiếu niên thân mến, chị Thuần Tử lấy làm tiếc nói với các em rằng, chuyện hoang đường như vậy hiện tại thực sự vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc. Không tin, chúng ta lại cùng nhau nghe một câu chuyện nhé:
Sự chuyển biến của một thiếu niên phản nghịch
Từ nhỏ tôi đã là một đứa bé tính khí cáu bẳn, càng lớn thì lại càng nóng tính, thậm chí còn nóng tính hơn tính khí của con trai, mọi người xung quanh đều gọi tôi là “tomboy”. Hơn nữa tôi không muốn ở quá lâu trong bất cứ môi trường nào, cho nên từ tiểu học đến trung học tôi thường trốn học, bỏ học như cơm bữa.
Bố mẹ tôi thấy vậy không đành lòng nhìn tôi bỏ bê việc học, đành phải liên tục chi tiền nhờ người giúp tôi chuyển trường. Sau mấy lần chuyển trường, không những tôi đã tiêu tốn không ít tiền của gia đình, mà những nơi có thể đến học ở địa phương tôi đều đã chuyển qua một lượt rồi. Cuối cùng khi không còn nơi nào có thể chuyển đến học nữa, tôi đã hoàn toàn thôi học. Sau khi thôi học, tôi học được hút thuốc, uống rượu, còn kết giao với một hội thanh niên dân xã hội, thường xuyên nửa đêm đi uống rượu, uống rượu xong thì đi quán net chơi điện tử thâu đêm. Lúc đó, tuy trông tôi có vẻ chơi rất vui vẻ, nhưng ở nơi sâu thẳm nội tâm tôi lại luôn luôn có một sự khổ tâm không nói nên lời. Vì vậy, tôi thường vô cớ nổi nóng, đập phá đồ đạc, thậm chí dùng dao tự làm mình bị thương, tìm kiếm sự kích thích bằng cách tự làm đau mình.
Bố mẹ tôi tận mắt nhìn thấy, dù rất đau lòng nhưng lại không có cách nào thay đổi được tôi. Để giúp tôi có thể phấn chấn trở lại, họ lại nhờ người liên lạc một ngôi trường ở vùng khác cho tôi đi học công nghệ thông tin. Tôi lại mang tiền của bố mẹ đến vùng khác. Bởi vì không còn bố mẹ bên cạnh, tôi càng thêm trắng trợn chẳng kiêng nể gì, tôi không những đã bớt một phần tiền học để ra ngoài trường thuê phòng ở riêng, mà còn biến nó thành nơi tụ tập đám “bạn bè” xã hội, cùng đám bạn sống những ngày tháng say sưa quên hết sự đời.
Có một hôm, tôi từ ngoài trở về thì nhìn thấy trên cửa căn phòng tôi thuê có một tờ rơi giới thiệu về “Pháp Luân Công”. Trước đây tôi cũng rất tò mò về Pháp Luân Công, không biết vì sao sách giáo khoa, truyền hình và báo chí lại tuyên truyền những điều không tốt về môn tập này, liền cẩn thận xem hết tờ rơi giới thiệu, kết quả tôi nhận thấy những gì được nói đến trên tờ rơi hoàn toàn không giống với những tuyên truyền của chính phủ, nên sinh ra hoài nghi, đồng thời cũng nảy sinh một suy nghĩ muốn tìm người phát tài liệu chân tướng hỏi một chút. Không lâu sau tôi quả đã gặp được một học viên Pháp Luân Công đang giảng chân tướng, sau khi lắng nghe anh ấy giảng một cách cặn kẽ xong, tôi như tỉnh giấc khỏi cơn mê, biết được rằng những tuyên truyền của giới truyền thông trong nước đều là giả dối lừa người, Pháp Luân Công không những không như những gì họ tuyên truyền mà còn là Đại Pháp cao thượng chân chính của Phật gia.
Thông qua học viên Pháp Luân Công này, tôi cuối cùng đã may mắn đọc được cuốn sách quý Chuyển Pháp Luân (tác phẩm chính của Pháp Luân Công). Sau khi xem xong, tôi nhận ra rất nhiều câu hỏi không đáp án trong lòng tôi đã được giải đáp trong sách, thì ra những việc bản thân thích làm trước đây đều là sai. Tôi cũng hiểu được là một học sinh thì phải học tốt kiến thức văn hóa, phải là một người tốt có đạo đức. Do đó, tôi trả lại căn phòng đã thuê, từ bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc, giết thời gian ở quán điện tử, cũng không muốn lại giao du với đám bạn trước đây nữa. Tôi cảm thấy ở cùng với những người tu luyện Pháp Luân Công mới thoải mái làm sao, cảm thấy làm một người tốt theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” như những người tu luyện Pháp Luân Công mới hạnh phúc làm sao. Do đó tôi đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Cùng với việc không ngừng đọc sách học Pháp, thứ cảm giác khổ sở không tên trong lòng tôi đã dần dần biến mất, cả thân tâm tôi đều tràn đầy vui sướng. Từ đó trở đi, tôi cũng không làm cho bố mẹ tức giận buồn phiền nữa, bố mẹ nhìn thấy sự thay đổi lớn lao của tôi, rớt nước mắt nói với hàng xóm xung quanh rằng, chính Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi thoát thai hoán cốt và có được sinh mệnh mới…
Các em thiếu niên thân mến ơi, nghe xong câu chuyện về sự chuyển biến của một thiếu niên phản nghịch, chị nghĩ rằng các em chắc cũng đã cảm nhận được sự thuần thiện thuần mỹ của Pháp Luân Công phải không; các em hẳn cũng vui mừng thay cho bạn thiếu niên trong câu chuyện nhỉ, nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà thoát khỏi thống khổ và được tái sinh. Thế thì, lúc này đây, có thể các em cũng đang đặt câu hỏi rằng: Tại sao một môn công pháp tốt thế này lại bị ĐCSTQ “chỉ hươu thành ngựa” vu cáo hãm hại là “tà giáo” chứ? Tại sao Pháp Luân Công lại được các quốc gia trên toàn thế giới ủng hộ tán dương, duy chỉ có ở Trung Quốc mới phải chịu bức hại tàn khốc như vậy? Nhìn một cách khái quát lịch sử Trung Quốc, kẻ bức hại người thiện lương đều sẽ bị trời trừng phạt, cho nên trong lịch sử, nhà Tần có thể loại bỏ sáu nước thống nhất Trung Quốc, nhưng trong một thời gian ngắn ngủi đã bị diệt vong không thể cứu vãn.
Cổ nhân có câu: “Lấy gương soi mình, có thể chỉnh đốn y phục; lấy lịch sử làm gương, có thể biết được phương hướng”. ĐCSTQ từ khi thành lập chính quyền đến nay, không những phá hoại văn hóa truyền thống của Trung Quốc, còn lợi dụng các cuộc vận động hại chết hơn 80 triệu người dân Trung Quốc, thậm chí còn gây ra tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công thu lợi nhuận khổng lồ. “Trên đầu ba thước có Thần linh, người không trị thì trời trị”. Cho nên Trung Quốc đại lục những năm gần đây thiên tai nhân họa không ngừng, bệnh dịch trên quy mô lớn dồn dập tới.
Cuối chương trình, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe bài hát “Chân nguyện”, mong rằng các em thiếu niên đều có thể minh bạch chân tướng, đắc được sự cứu độ từ Đại Pháp.
Đơn ca nữ: Chân Nguyện
Soạn lời: Thanh Vũ
Soạn nhạc: Chân Ý
Phối khí: Như Sơ
Đơn ca: Hinh Nhã
人的希望,不是名利荣光
Rén de xī wàng, bú shì míng lì róng guāng
人的希望,不是幻世梦想
Rén de xī wàng, bú shì huàn shì mèng xiǎng
人的希望,是本性的复苏
Rén de xī wàng, shì běn xìng de fù sū
人的希望,是乱世得真相
Rén de xī wàng, shì luàn shì dé zhēn xiàng
本性是真己,真相指归航
Běn xìng shì zhēn jǐ, zhēn xiàng zhǐ guī háng
人身是皮囊,真家是天堂
Rén shēn shì pí náng, zhēn jiā shì tiān táng
大法是万古等与盼
Dà fǎ shì wàn gǔ děng yǔ pàn
得度回天是来世真愿
Dé dù huí tiān shì lái shì zhēn yuàn
大法是万古等与盼
Dà fǎ shì wàn gǔ děng yǔ pàn
得度回天是来世真愿
Dé dù huí tiān shì lái shì zhēn yuàn
得度回天是来世真愿
Dé dù huí tiān shì lái shì zhēn yuàn
Tạm dịch:
Hy vọng của mỗi người, không phải là danh lợi vinh quang
Hy vọng của mỗi người, không phải là ảo thế mộng tưởng
Hy vọng của mỗi người, là hồi sinh bản tính
Hy vọng của mỗi người, là trong loạn thế đắc được chân tướng
Bản tính là chính mình, chân tướng là con thuyền đưa ta trở về
Thân người là xác thịt, thiên đường mới thật là nhà
Đại Pháp vạn cổ chờ mong
Đắc độ trở về trời là chân nguyện khi đến thế gian
Đắc độ trở về trời là chân nguyện khi đến thế gian.
Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Thiếu niên thời không – Radio Chánh kiến» của ngày hôm nay đến đây là hết rồi, chúng ta sẽ lại gặp nhau vào chương trình kỳ tiếp theo nhé.
Ngày đăng: 09-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.