Thiếu niên thời không (31): Loại bỏ độc hại của “Văn hoá đảng”



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Từ thuở bập bẹ tập nói đến lúc tóc bạc phơ phơ, cả một đời người đều đang không ngừng học tập. Thế nhưng, hoàn cảnh học tập như thế nào? Môi trường học tập như thế nào? Mục đích học tập ra sao? Đều sẽ định ra kết quả của việc học tập ấy là thế nào, sẽ bồi dưỡng nên một người học ra sao.

Ví dụ như các em thiếu niên ở Trung Quốc, có thể từ thuở bé ở trong trường mẫu giáo, trường tiểu học cũng đã học qua, thậm chí học thuộc những tác phẩm kinh điển trong văn hoá truyền thống Trung Hoa như «Tam Tự Kinh», «Đệ Tử Quy», nhưng các em thử nghĩ kỹ chút xem, trong quá trình học tập của mình, phải chăng từng cảm thụ được sự khai sáng ẩn chứa sâu sắc trong văn hoá truyền thống Trung Hoa? Phải chăng cũng từng lĩnh ngộ được nội hàm bác đại tinh thâm trong văn hoá truyền thống? Hoặc giả từ trong đó tìm được một chút trí tuệ sâu xa trong văn hoá truyền thống Trung Hoa?

Chị Thuần Tử biết rằng, có lẽ các em thiếu niên có thể không nói ra được cảm thụ và lĩnh ngộ gì, nhưng đây không hoàn toàn là lỗi của các em. Bởi vì bây giờ cả xã hội Trung Quốc, không những không có hoàn cảnh và môi trường văn hoá hồng dương văn hoá truyền thống, còn tràn ngập thứ “văn hoá đảng” giả, ác, đấu, có thể nói là không thể dung nhập với sự thuần thiện thuần mỹ được thể hiện trong văn hoá truyền thống. Lại thêm các giáo viên trong trường học bây giờ lại không phải vì để hồng dương văn hoá truyền thống, mà chỉ là vì bát cơm của mình, đang áp dụng một cách máy móc trong cái khung của giáo dục; các em học tập cũng chỉ là để ứng phó các kỳ thi vào trung học, và đại học sau này, học tập một cách mù quáng để thi cử mà thôi. Tuy rằng thứ học thuộc trong đầu não của các em là những cuốn sách hồng dương văn hoá truyền thống «Tam Tự Kinh», «Đệ Tử Quy», nhưng hàng ngày lại tiếp xúc với hiện thực xã hội đầy bạo lực, dối trá, tham lam do “văn hoá đảng” của Trung Cộng cố ý gây dựng ra.

Ví dụ như trong văn hoá truyền thống giảng rằng: “phải thiện đãi người khác, phải biết chịu thiệt, chịu thiệt là phúc”, nhưng trong xã hội hiện thực của Trung Quốc, những ngôn luận và thí dụ đâu đâu cũng có như là “chịu thiệt là bị lừa gạt”, “chịu gì cũng được nhưng không thể chịu thiệt”… Sự tương phản to lớn ấy khiến các em rất khó để kính ngưỡng tín phục sự thuần thiện và nhân nghĩa được ca ngợi trong văn hoá truyền thống từ sâu thẳm trong nội tâm mình, cũng càng không thể cảm thụ và lĩnh ngộ được sức hút của văn hoá truyền thống.

Có thể nói cái được gọi là giáo dục văn hoá truyền thống của loại thức “văn hoá đảng” này, nó chỉ là thứ được Trung Cộng tô vẽ, đánh tráo quan niệm để che giấu bản chất tà ác của nó mà thôi. Cho nên, loại giáo dục văn hoá truyền thống của “văn hoá đảng” này không những không khởi được mục đích dẫn dắt người ta quay trở về truyền thống, mà còn trong một mức độ nhất định đã phá hoại văn hoá truyền thống của chúng ta nữa đó. Vậy nên, chỉ có triệt để trừ sạch sự độc hại của “văn hoá đảng”, tiêu trừ môi trường văn hoá của “văn hoá đảng”, mới có thể thực sự lĩnh ngộ được cái tinh tuý của văn hoá được lắng đọng qua hàng ngàn năm ấy trong văn hoá truyền thống Trung Hoa. Cho dù là thân ở trong nghịch cảnh khó khăn, cũng vẫn như thế, không tin chúng ta hãy cùng lắng nghe một câu chuyện nhé:

Người phân phát thức ăn

Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, trong trại tù binh mà quân Nhật thiết lập ở Trung Quốc, giam giữ rất nhiều tù binh quân Mỹ, những tù binh này hàng ngày phải lao động khổ cực 15 tiếng đồng hồ, tuy nhiên khẩu phần ăn thì không những không đủ chất mà còn rất ít ỏi, cơ bản là không đủ cho họ ăn. Vậy nên, việc phân phát thức ăn hàng ngày như thế nào đã trở thành một vấn đề lớn trong trại tù binh ấy. Lúc đầu, những tù binh hàng ngày dùng thùng gỗ, đem thức ăn từ nhà bếp gánh vào trại xong, thì mọi người thay phiên phân phát, những người khác xếp hàng nhận đồ ăn. Tuy nhiên, thường hay xảy ra xô xát thậm chí đánh lộn vì đồ ăn được phân không đều, sau cùng chẳng ai chịu làm cái việc nhọc công vô ích này nữa.

Trong tình cảnh ấy, các tù bình thông qua cách bỏ phiếu để chọn, họ chọn ra một thanh niên người Mỹ tên Roland Ken Tavori, để làm cái việc tồi tệ ấy. Vì để làm tốt công việc này, cậu trằn trọc thâu đêm nghĩ ngợi rất lâu. Bởi vì cậu rất thích văn hoá cổ xưa của Trung Quốc, cho nên từng xem qua rất nhiều sách cổ Trung Quốc. Miên man nghĩ, cậu đã nhớ đến một câu nói trong sách cổ Trung Quốc rằng: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; Kỳ thân bất chính, tuy lệnh nan tòng”. Câu nói này lấy từ trong sách «Tử Lộ – Luận Ngữ» của Khổng Tử, ý là: hành vi tự thân chỉ cần đoan chính, không cần đến mệnh lệnh, người ta cũng sẽ đi thực hiện; nếu tự thân có tư tâm tạp niệm, hành vi không đoan chính, dù ra mệnh lệnh, người ta cũng sẽ không tuân thủ.

Đến ngày thứ hai, trước khi phân phát thức ăn, Tavori xúc một phần thức ăn vào hộp cơm của mình trước, sau đó mới bắt đầu phân cho những người khác. Cậu nói với mọi người rằng: “Nếu ai cảm thấy tôi phân không đều, lượng thức ăn được phân của mình không đủ, người đó có thể lấy đi phần thức ăn này của tôi, rồi để phần cho là bị thiếu lại”. Không ngờ, mấy ngày rồi mà hộp cơm của Tavori chưa hề bị ai đổi đi cả. Chỉ một cách đơn giản như vậy thôi, không những đã làm cho Tavori thuận lợi giải quyết được vấn đề phân phát thức ăn hóc búa ấy, cũng khiến cậu có được sự tín nhiệm của những tù binh, nên Tavori đã làm công việc phân phát thức ăn này cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và cậu được thả ra.

Thông qua sự việc này, Tavori đã lĩnh hội được nội hàm bác đại tinh thâm và trí tuệ sâu sắc của văn hoá truyền thống 5000 năm của Trung Quốc. Năm 2014, lúc Tavori hơn 90 tuổi, ông đã mua một phần đất mộ trong nghĩa trang Texas nước Mỹ, rồi nhờ người ta khắc trước lên bia mộ của mình rằng: “Người phân phát thức ăn”. Mục đích việc làm này của ông là: thứ nhất, để ghi nhớ trải nghiệm bi thương trong trại tù binh của ông, hai là, muốn nhắc nhở hậu nhân, trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc, ẩn chứa trí tuệ to lớn không gì sánh bằng, là nền móng văn hóa sinh tồn và phát triển của nhân loại.

Các em thiếu niên thân mến, các em biết vì sao văn hoá truyền thống của Trung Quốc lại tốt như vậy, có trí tuệ như vậy không? Thực ra thì, đó là vì văn hoá truyền thống của Trung Quốc là văn hoá mà Thần truyền cấp cho con người, vậy nên, nó mang nội hàm rất sâu sắc. Điều mà văn hoá truyền thống Trung Hoa nhấn mạnh là tu tâm dưỡng tính làm người tốt, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác trước. Bảo với chúng ta phải đứng tại cơ điểm vì người khác mà suy xét vấn đề, gặp chuyện gì cũng phải nghĩ cho người khác. Chỉ khi một người có thể làm được tu tâm hướng thiện, có thể trở về bản tính lương thiện của con người, thì trí tuệ mới có thể khai mở, mới có thể lĩnh ngộ được nội hàm văn hoá mà Thần Phật lưu cấp cho con người trong văn hoá truyền thống Trung Hoa. Chúng ta cũng chỉ khi ở trong tâm thái cảm ân biết ơn đối với Thần Phật, trong tâm thái thiện lương, thì mới có thể xử lý được tốt hết thảy sự tình và những tranh chấp mà chúng ta gặp phải.

Các em thiếu niên thân mến, các em biết không? Hiện nay các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã thành lập đoàn nghệ thuật ShenYun (Thần Vận), hàng năm đều đi lưu diễn khắp thế giới, thông qua hình thức ca hát vũ đạo hồng dương văn hoá truyền thống của Trung Quốc, khơi dậy thiện tâm thiện niệm của mọi người. Hết thảy những người thiện lương trên thế giới đều đang tán thưởng một chuyện tốt đẹp, tuyệt vời tới như vậy, nhưng điều tuyệt vời ấy lại gặp phải sự can nhiễu cản trở và phá hoại của Trung Cộng. Điều này là vì sao chứ? Bởi vì, tà đảng Trung Cộng về bản chất chính là thứ phản nhân loại, phản truyền thống. Nó phá hoại huỷ hoại văn hoá truyền thống, bức hại “Pháp Luân Công”, bôi nhọ “Chân, Thiện, Nhẫn”, mục đích che giấu đằng sau là muốn huỷ diệt nhân loại đó.

Cuối chương trình, hãy để chị Thuần Tử gửi đến các em bài hát «Tuổi mười sáu», mong rằng các em thiếu niên có thể trong sự soi sáng của giáo dục văn hoá truyền thống mà thành tựu được một tương lai tốt đẹp cho mình nhé!

Ca khúc: Tuổi mười sáu

Nhạc và Lời: Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử

花季少年的梦想
Huājì shàonián de mèngxiǎng
如诗梦般流畅
rú shī mèng bān liúchàng
教科书已被红魔洗染
jiàokēshū yǐ bèi hóngmó xǐ rǎn
身心被毒誓咒语捆绑
shēnxīn bèi dú shì zhòuyǔ kǔnbǎng
失去自由的手脚
shīqù zìyóu de shǒujiǎo
怎能放飞青春理想
zěn néng fàngfēi qīngchūn lǐxiǎng
脱离桎梏告别黑暗
tuōlí zhìgù gàobié hēi’àn
不要做迷途羔羊
bùyào zuò mítú gāoyáng
大法能开启你的智慧
dàfǎ néng kāiqǐ nǐ de zhìhuì
记忆中的纯真善良
jìyì zhōng de chúnzhēn shànliáng
那是真善忍的力量
nà shì zhēn shàn rěn de lìliàng
迎向光明自由的徜徉
yíng xiàng guāngmíng zìyóu de chángyáng

Tạm dịch:

Mộng ước tuổi mười sáu
Êm đềm như giấc mộng đẹp
Nhưng sách vở đã bị ma đỏ vấy bẩn
Thân tâm bị lời thề độc trói buộc
Mất đi tự do của chính mình
Sao có thể bay bổng lý tưởng của tuổi trẻ
Tháo bỏ gông cùm từ biệt hắc ám
Đừng làm chú dê mê đường lạc lối
Đại Pháp có thể khai mở trí tuệ của bạn
Thuần chân thuần thiện trong ký ức
Đó là sức mạnh của Chân Thiện Nhẫn
Thong thả tự do đón lấy ánh quang minh

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết. Hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282036



Ngày đăng: 09-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.