Thiếu niên thời không (02): Tình yêu thương



Biên soạn: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Chào các em thiếu niên thân mến, chị là Thuần Tử. Thật vui khi chúng ta lại được gặp nhau trong chương trình hôm nay.

Từ xưa đến nay dân tộc Trung Hoa rất coi trọng lễ nghi, văn hóa truyền thống Trung Hoa không chỉ tuân theo “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” mà đâu đâu cũng thể hiện sự trân quý, tôn trọng sinh mệnh con người. Vậy nên vào thời xưa luôn có những người tốt với tấm lòng nhân ái mà những câu chuyện về nghĩa cử tốt đẹp của họ đã lưu lại cho hậu thế, ví như câu chuyện “Tư Mã Quang đập vỡ chum” sau đây:

Lúc Tư Mã Quang còn nhỏ, một lần khi cậu cùng các bạn đang chơi đùa ở sân sau nhà thì một người bạn của cậu do bất cẩn đã rơi vào một cái chum lớn chứa đầy nước. Nhìn thấy cậu bạn nhỏ sắp bị chết chìm, những bạn khác đều cảm thấy sợ hãi không biết làm sao, có bạn gào lên khóc, có bạn thì cuống cuồng chạy đi tìm người lớn đến cứu. Trong lúc nguy cấp, chỉ có Tư Mã Quang là hết sức bình tĩnh, cậu không hề hoảng sợ, mà tìm một hòn đá to ở bên cạnh, ôm đến đập vỡ cái chum nước lớn. “Xoảng” một tiếng, chum nước vỡ ra, nước bên trong tuôn ra ngoài, nhờ vậy người bạn nhỏ kia đã được cứu sống. Câu chuyện này ở Trung Quốc nhà nhà người người đều biết.

Vậy thì, các em thiếu niên thân mến, các em thử nghĩ xem nhờ đâu mà Tư Mã Quang lại dũng cảm, mưu trí như vậy? Vì sao nhiều bạn nhỏ như vậy mà chỉ có mình cậu nghĩ ra cách cứu người? Có thể các em sẽ cho rằng đó là vì Tư Mã Quang thông minh. Thật ra không hẳn vì Tư Mã Quang thông minh, mà là vì từ nhỏ cậu đã được cha giáo dục rất tốt. Năm Tư Mã Quang lên sáu tuổi, cha cậu đã dạy cậu đọc “Luận Ngữ” của Khổng Tử, mới nhỏ tuổi như thế mà cậu chỉ cần nghe một lần đã hiểu. Thế là người cha liền muốn kiểm tra cậu: “Phàn Trí vấn nhân, Khổng viết ‘ái nhân’; nghĩa là gì?”. Tư Mã Quang không nghĩ ngợi trả lời luôn: “Có người học trò tên là Phàn Trí, anh ta hỏi Khổng Tử ‘Nhân’ là gì, Khổng Tử đáp: là yêu thương bảo vệ người khác”. Cha lại hỏi: “Lời của Khổng Tử là có ý gì?” Tư Mã Quang nghiêng cái đầu nhỏ nghĩ ngợi rồi đáp: “Là người tốt cần biết yêu thương bảo vệ người khác”. Người cha gật đầu hài lòng. Thế cho nên, hành động mưu trí cứu người của Tư Mã Quang không chỉ là vì cậu thông minh, mà là vì từ bé cậu đã được giáo dục về chữ “Nhân” trong tư tưởng Nho gia. Đây có thể là “Nhân giả tất trí” mà người xưa thường nói, người nhân nghĩa lương thiện nhất định sẽ có trí huệ rộng lớn.

Các em thiếu niên thân mến, chúng ta đều biết hành vi của con người được quyết định bởi ý thức, tư tưởng, một người có tấm lòng lương thiện, có chuẩn mực đạo đức, thì người ấy sẽ không chỉ kính Trời tín Thần, tin vào thiện ác hữu báo, mà cũng mang tư tưởng truyền thống quý trọng sinh mạng, đối xử tốt với người khác.

Tuy nhiên, trong sách giáo khoa mà chúng ta học ngày nay, những quan niệm tư tưởng truyền thống này lại bị phê phán, bị coi là mê tín. Thậm chí sách giáo khoa còn dạy chúng ta rằng sinh mệnh con người là một nhóm protein, con người là từ động vật tiến hóa thành.

Các em thiếu niên thân mến, qua tin tức báo đài các em cũng thấy rồi đấy, lối giáo dục theo thuyết vô thần này không những làm cho người Trung Quốc mất đi sự yêu thương, bảo vệ và tôn trọng căn bản đối với sinh mệnh, mà nó còn gây ra những hiện tượng nguy hại cho xã hội như: đánh chửi người già, không phụng dưỡng cha mẹ, “dầu ăn bẩn”, “sữa bột độc hại”, mưu cầu lợi ích, tham ô hủ bại, cờ bạc, dâm loạn, hút hít ma túy…

Trong thế giới mà đạo đức xã hội đang ngày một đi xuống này, Ngài Lý Hồng Chí đã truyền ra Đại Pháp đạo đức cao thâm của Phật gia – “Pháp Luân Công” tại Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công không những có thể giúp trị bệnh khỏe người, mà còn giúp cho hơn 100 triệu người tu luyện được tịnh hoá cả thân lẫn tâm và nâng cao đạo đức. Thế nhưng, sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, công pháp tốt đẹp dạy cho người ta tu tâm hướng thiện này lại chịu sự bức hại tàn khốc nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công với tấm lòng đầy nhân ái, ngay cả khi bản thân đang bị bức hại tàn khốc, vẫn dùng sự kiên nhẫn và lương thiện của mình, triển hiện cho con người thế gian sự thần kỳ và tốt đẹp của Pháp Luân Công; bằng hành động chân thật của mình thể hiện cái thiện của người tu luyện.

Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe câu chuyện tu tâm hướng thiện, đối xử tốt với người khác của một bạn nhỏ 13 tuổi nhé.

Tôi là một tiểu đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục, năm nay 13 tuổi. Từ nhỏ tôi đã theo ông bà ngoại tu luyện Pháp Luân Công. Trong quá trình tu luyện, tôi đã gặp rất nhiều khảo nghiệm về tâm tính, nhưng tôi đều nghe theo lời của Sư phụ, chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp để yêu cầu bản thân, đối xử tốt với người khác, làm một người tốt có đạo đức cao thượng.

Có một lần ở trường học, tôi không cẩn thận va vào một bạn nữ, không ngờ rằng bạn này lập tức quay lại dẫm mạnh vào chân của tôi một cái, còn xông vào tôi mà hét lớn: “Cậu thử động vào tôi nữa xem!” Khi thấy dáng vẻ vênh váo, hung hăng của bạn ấy, tôi liền muốn đáp trả. Chính vào lúc này, tôi chợt nhớ lại lời Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả hắn, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như hắn.”

Tôi nghĩ rằng mình là một tiểu đệ tử, tôi không thể cũng tranh cũng đấu giống như người thường, tôi cần đối xử tốt với người khác. Do đó tôi đã im lặng bỏ đi mà không nói một lời nào.

Một lần khác, tôi đi sau một bạn nam, thấy cậu ấy bước đi quá chậm, tôi liền dùng tay đẩy nhẹ cậu ấy, nào ngờ cậu bạn học ấy liền quay đầu lại, vung tay đấm mạnh vào ngực tôi một cái. Lúc đó tôi cảm thấy dường như không kìm được cơn nóng giận, muốn đánh trả cậu ấy, nhưng nghĩ mình là người luyện công, cần làm được bị đánh không đánh lại, bị mắng không mắng lại, không thể giống như cậu ấy được, tôi liền lập tức khống chế chặt cảm xúc của mình. Không ngờ rằng cậu bạn đó đã đánh tôi mà còn cảm thấy chưa hả giận, lại đi mách với thầy giáo, kết quả là hôm đó thầy giáo đã lên lớp cho tôi cho tôi một trận ra trò, còn bắt tôi phải đứng chịu phạt trước cả lớp. Sau khi về nhà, tôi đem chuyện này kể với mẹ, mẹ cảm thấy tôi đã phải chịu quá nhiều ủy khuất nên muốn lên trường tìm thầy giáo đòi phân xử. Thấy vậy, tôi liền với mẹ: “Mẹ à, chuyện này mẹ không cần can thiệp đâu. Sư phụ dạy rằng gặp chuyện mâu thuẫn hãy tìm ở bản thân mình, tại con không đúng, con đã đẩy cậu ấy trước”. Ngày hôm sau, khi gặp lại bạn học này, tôi bèn chủ động xin lỗi cậu ấy, tôi nói: “Xin lỗi cậu, mình sai rồi, mình không nên đẩy cậu như vậy”. Người bạn học kia cũng ngượng ngùng nói: “Mình cũng không nên đánh cậu”. Từ đó tôi và cậu ấy trở thành bạn tốt của nhau.

Các em thiếu niên thân mến, nghe xong câu chuyện này, các em chắc cũng đang thầm khen ngợi sự thuần tịnh và lương thiện của cậu bé phải không? Chắc các em cũng rất khâm phục cậu bé vì cậu đã học được một công pháp giúp đề cao bản thân tốt như vậy? Chắc các em cũng thấy được những điều tốt đẹp mà Pháp Luân Công mang lại phải không?

Và để khép lại chương trình ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức bài hát mang tên “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Hãy để bản tính thiện lương của các em được tỏa sáng trong ánh quang rực rỡ nhé!

Bài hát: Pháp Luân Đại Pháp hảo

Lời bài hát: Tịnh Thực

Soạn nhạc: Như Sơ

Trình bày: Tuệ Thanh

法轮大法好
Fǎ lún dà fǎ hǎo
祛病见奇效
Qū bìng jiàn qí xiào
修心做好人
Xiū xīn zuò hǎo rén
炼功身体好
Liàn gōng shēn tǐ hǎo

法轮大法好
Fǎ lún dà fǎ hǎo
教人走正道
Jiāo rén zǒu zhèng dào
牢记真善忍
Láo jì zhēn shàn rěn
将来有福报
Jiāng lái yǒu fú bào

Tạm dịch:

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Trừ bệnh thật hiệu quả

Tu tâm làm người tốt

Luyện công thân thể khỏe

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Dạy người đi chính đạo

Ghi nhớ Chân Thiện Nhẫn

Tương lai được phúc báo

Các em thiếu niên thân mến, chương trình “Thiếu niên thời không” kỳ số 2 của chúng ta đến đây là hết rồi, hẹn gặp các em vào chương trình kỳ sau nhé! Tạm biệt các em!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272097



Ngày đăng: 14-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.