Thiếu niên thời không (29): “Xuôi theo lẽ phải” và “nước chảy bèo trôi”



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Mọi người đều biết, chúng ta trong cuộc sống thường ngày hay dùng ngôn ngữ để câu thông trao đổi cùng người nhà, bè bạn, và bạn học, dùng ngôn ngữ để biểu đạt mong muốn và cách nghĩ của bản thân. Thuận theo sự biến đổi và dịch chuyển của thời không, ngôn ngữ cũng trong dòng sông dài của lịch sử, mà lắng đọng tích luỹ rất nhiều trí tuệ cổ xưa của dân tộc Trung Hoa. Trong đó, thành ngữ ngắn gọn mà thâm thuý, bao hàm ý tưởng phong phú sâu sắc, không những có thể biểu đạt một cách đúng đắn và chuẩn xác cảm thụ của chúng ta, còn làm nổi bật được bề dày và chiều sâu của văn hoá dân tộc Trung Hoa. Hơn nữa, thành ngữ thường có hình thức thông dụng cố định, không thể tùy tiện sửa đổi.

Nguồn gốc hình thành của nó cũng khá đa dạng: có cái thì bắt nguồn từ các câu chuyện thần thoại, như “khai thiên tịch địa, Tinh Vệ lấp biển, áo tiên không vết chỉ khâu”; có cái là những câu chuyện ngụ ngôn thức tỉnh lòng người, như “khắc thuyền tìm gươm, ôm cây đợi thỏ, kéo gốc cho cây mau lớn”; có cái bắt nguồn từ những điển cố lịch sử, ngạn ngữ trong thói quen dùng ngôn ngữ hàng ngày hoặc những truyền thuyết dân gian, như “hoàn bích quy Triệu, đốt sách chôn Nho, tự lực cánh sinh, dầu muối không tan (chỉ người cứng đầu cố chấp)”; còn có một số là câu nói sâu sắc trong các tác phẩm nhân văn cổ xưa, ví như “chốn Đào Nguyên (chỉ chốn bồng lai tiên cảnh), đạp gió rẽ sóng, nước rạt lộ mặt đá (cháy nhà ra mặt chuột)”. Những thành ngữ này không những cô đọng ngắn gọn, hơn nữa dường như đằng sau mỗi thành ngữ đều có một câu chuyện ngắn, ẩn chứa ngụ ý trong đó, giống như hai câu thành ngữ “xuôi theo lẽ phải” và “nước chảy bèo trôi” mà hôm nay chị Thuần Tử muốn nói với các em vậy, hai câu thành ngữ này mang ý vị sâu xa, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem sao nhé!

“Xuôi theo lẽ phải” bắt nguồn từ «Tả Truyện – năm Thành Công thứ 8», kể về câu chuyện xảy ra vào thời Xuân Thu Chiến Quốc rằng: Nước Trịnh là một nước nhỏ thời Xuân Thu. Vì để phòng ngự sự xâm lược của nước Sở, nước này đã ký hiệp ước đồng minh với nước Tấn. Năm thứ hai liên minh, nước Sở phát binh tiến vào xâm phạm nước Trịnh. Nước Tấn chiểu theo hiệp ước điều binh đi cứu viện, kết quả là trên đường gặp phải quân Sở, quân Sở nhìn thấy quân viện binh của nước Trịnh đã đến, đành phải vội vàng lui binh. Tướng lĩnh Triệu Đồng của nước Tấn và những người khác thấy vậy, liền muốn nhân cơ hội quân Sở lui binh mà đánh chiếm lãnh thổ nước Sở. Do vậy họ liền cùng nhau xin nguyên soái Loan Sách nước Tấn hạ lệnh công kích.

Sau khi “Trung Quân Tả” Trí Trang Tử biết được, lại khuyên nguyên soái Loan Sách không được phát binh, ông nói rằng: “Quân đội nước Sở đã rút lui rồi, nước Trịnh đã chuyển nguy thành an. Chúng ta lúc này đi tấn công nước Sở, thì sẽ lại lần nữa khơi dậy chiến tranh, khiến dân chúng rơi vào chiến loạn nước sâu lửa bỏng”. Nguyên soái Loan Sách nghe xong, cảm thấy lời của Trí Trang Tử rất có đạo lý, liền không chút do dự ra lệnh cho đại quân khải hoàn trở về nước Tấn. Bởi vì đại tướng Loan Sách nước Tấn trong khi dẫn binh đánh trận, không lựa chọn vì cái lợi trước mắt theo lời người khác nói, mà là nghe theo lời khuyên của bậc hiền năng lựa chọn theo lẽ phải, do vậy «Tả Truyện» khen ngợi hành động của Loan Sách là “xuôi theo lẽ phải đúng thay!”, ý là “thuận theo ý kiến đúng đắn, tốt lành, thì giống như dòng nước chảy suôn sẻ tự nhiên vậy”. Có thể thấy “xuôi theo lẽ phải” là một phẩm hạnh tốt đẹp của người tu tâm dưỡng tính, tự kiểm điểm mọi chuyện, tuân theo đạo đức lương tri, thiện hành việc thiện.

“Nước chảy bèo trôi” xuất phát từ «Sử Ký – Khuất Nguyên Cổ Sinh Liệt Truyện» rằng: “Tất cả đều nhơ đục, sao không xuôi theo dòng mà làm sóng dâng cao?” ví với những người không có nguyên tắc, lập trường và chủ kiến của mình, chỉ biết đi theo trào lưu. Kể về câu chuyện của Khuất Nguyên thời Chiến Quốc rằng: Khuất Nguyên là người nước Sở thời Chiến Quốc, cũng là một thi nhân nổi danh. Khi Sở Hoài Vương đương quyền, ông giữ chức Tả Đô và Đại phu Tam Lư của nước Sở. Ông chủ trương liên minh với Tề chống Tần, sau lại bị tiểu nhân vu khống, nên bị đày khỏi Kinh thành, đến thời Sở Tương Vương ông lại bị vu khống lần nữa, bị giáng đến Giang Nam.

Khuất Nguyên chứng kiến cảnh ô trọc của nền chính trị hủ bại nước Sở lúc bấy giờ, trong lòng đầy ắp thương xót và bất lực, ông muốn cứu vãn nước Sở đang cận kề diệt vong nhưng đành bó tay, không biết bản thân nên làm thế nào mới tốt, kiên trì lý tưởng của bản thân? Hay là giống với số đông nước chảy bèo trôi đây? Do vậy trong bài thơ «Ngư Phủ» ông đã khắc hoạ hình tượng một Ngư phủ, mượn đó để biểu lộ sự mâu thuẫn và giằng co kịch liệt trong lòng mình. Trong cuộc đối thoại của Khuất Nguyên với Ngư phủ, Ngư phủ nói: “Tất cả đều nhơ đục, sao không xuôi theo dòng mà làm sóng dâng cao?” Ý là cả thế giới đều nhơ đục, ông vì sao vẫn cứ kiên trì ý kiến của mình, không thể nước chảy bèo trôi chứ? Thế nhưng, Khuất Nguyên với phẩm hạnh thanh cao, cuối cùng với hoài niệm về cố quốc và niềm thương xót báo quốc vô vọng, ông lựa chọn thà gieo mình xuống sông mà chết, cũng không muốn “nước chảy bèo trôi” khiến tấm thân thanh bạch và tư tưởng thuần tịnh của bản thân bị thế tục vấy bẩn, nên đã gieo mình xuống sông Mịch La kết thúc cuộc đời vào ngày mồng 5 tháng 5 này.

Các em thiếu niên thân mến, mặc dù hai câu thành ngữ “xuôi theo lẽ phải” và “nước chảy bèo trôi” này đều có chứa một chữ mang ý tương đồng “xuôi” [theo] và “trôi” [theo], tuy nhiên phương hướng biểu đạt là khác nhau. Một cái là hướng đến “lẽ phải” một cách tự biết, tự nhiên mà thoải mái thuận theo; một cái là buông thả bản thân, tuỳ theo sóng nước của thế gian nhơ đục, mù quáng thuận theo một cách không có tự chủ. Thế thì, trong cuộc sống hiện thực chúng ta là nên “xuôi theo lẽ phải” hay “nước chảy bèo trôi” đây? Chúng ta hãy cùng nghe tiếp câu chuyện sau nhé:

Lựa chọn khác nhau của hai Tổng Giám đốc

Ngô Minh (hoá danh) và Trần Đức (hoá danh) đều từng là Tổng giám đốc của một xí nghiệp lớn ở Trung Quốc đại lục, với vấn đề đối đãi đúng đắn thế nào với các “học viên Pháp Luân Công” trong đơn vị, hai người họ lại có thái độ và cách làm hoàn toàn khác nhau.

Bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, “Pháp Luân Công” bị bức hại tàn khốc bởi tà đảng Trung Cộng mà đứng đầu là Giang Trạch Dân. Vào thời điểm đó, trong xí nghiệp có bốn nhân viên là học viên Pháp Luân Công. Ngô Minh biết rõ việc học viên Pháp Luân Công đều là người tốt, nhưng vì hùa theo ý chỉ của Trung Cộng, đã phản lại đạo đức lương tri, “nước chảy bèo trôi” tích cực phối hợp với Trung Cộng bức hại học viên Pháp Luân Công. Ông ta không những đem danh sách các học viên Pháp Luân Công trong xí nghiệp báo lên phòng “610” tại địa phương, còn khiến những học viên này luôn phải chịu sự giám sát và sách nhiễu, châm biếm, nhục mạ họ mà không có chút đồng cảm nào. Vì hiệu quả kinh tế của xí nghiệp không tốt, Ngô Minh bèn tìm mối quan hệ, nhảy sang làm Tổng giám đốc một xí nghiệp có hiệu quả tốt hơn, ông ta vốn nghĩ chuyển sang xí nghiệp đó nhất định sẽ tốt hơn xí nghiệp cũ, không ngờ sang đó chẳng bao lâu, bản thân ông ta đã phải nhập viện vì bị thương nặng do tai nạn xe. Mà hiệu quả kinh tế của xí nghiệp do ông làm chủ quản cũng càng ngày càng sa sút, đến mức không trả nổi lương cho nhân viên, chỉ mấy năm ngắn ngủi, xí nghiệp đã sụp đổ.

Vì nợ lương nhân viên trong thời gian dài, nhân viên xí nghiệp oán thán trách móc, đồng ký tên kiện lên cấp trên tố ông tham ô hủ bại, hoang phí công quỹ, kết quả Ngô Minh bị cấp trên sa thải. Ông ta sau khi bị sa thải, thì ở nhà một thời gian, sau đó lại chạy khắp nơi tìm mối quan hệ, vì ông từng làm thư ký cho thị trưởng, nên cuối cùng thông qua mối quan hệ này chuyển đến một cục nọ ở trong thành phố làm cục trưởng kiêm giám đốc một công ty trực thuộc. Ai ngờ mộng đẹp chẳng được lâu, năm 2019, ông lại bị tố giác lần nữa, lần này ông ta không những bị khai trừ miễn chức, còn bị tòa án phán quyết một năm, có thể nói là thân bại danh liệt. Sau khi mãn hạn về nhà, ông ta đã ở tuổi về hưu, đến cả thủ tục nghỉ hưu cũng không làm được, càng khỏi nói đến lương hưu nữa. Đây chính là kết cục của “nước chảy bèo trôi” đó.

Nhưng Trần Đức sau khi tiếp quản chức Tổng giám đốc xí nghiệp thay Ngô Minh, không những không gây khó dễ với những học viên Pháp Luân Công trong xí nghiệp, mà còn trong phạm vi quyền hạn của mình, ra sức bảo vệ họ, mỗi khi có công an mặc thường phục đến xí nghiệp gây phiền phức cho các học viên ấy, ông luôn mượn cớ này nọ để ngăn cản. Bởi vì ông có lòng tốt thiện đãi đối với các học viên Pháp Luân Công nên cũng đã tích được không ít phúc phận, giúp ông có thể biến nguy thành an trong những lúc khốn khó.

Bởi hiệu quả kinh tế của xí nghiệp không tốt không phát nổi lương cho nhân công, nên ông cũng từng bị nhân viên của xí nghiệp đồng ký tên kiện lên cấp trên, thậm chí còn bị kiện lên cơ quan thẩm quyền cao nhất của quốc gia, nhưng sau sự việc, chức vụ của Trần Đức lại không hề bị ảnh hưởng gì cả. May mắn nhất là ông cũng từng một lần bị tai nạn xe hơi, đó là lúc Trần Đức và bạn đi du lịch, trên đường về thì xảy ra tai nạn, lúc đó cả chiếc xe từ trên cầu lật rơi khỏi cầu, một tai nạn nghiêm trọng như thế nhưng Trần Đức và mấy người bạn của ông lại chẳng hề hấn gì. Có thể nói đúng là “xuôi theo lẽ phải” ắt được phúc báo.

Mặc dù cả hai vị Tổng giám đốc đều ở trong cùng một hoàn cảnh và gặp phải sự tình hoàn toàn giống nhau, nhưng đối diện với chính tà và thiện ác, hai người họ lại có lựa chọn khác nhau của mình, một người lựa chọn “nước chảy bèo trôi” giúp kẻ xấu hành ác, một người thì lựa chọn “xuôi theo lẽ phải” đồng tình thiện đãi. Vậy nên, các em thiếu niên ơi, khi đối diện với bức hại và chân tướng, thái độ cùng hành vi của mỗi người đúng là sẽ quyết định vận mệnh của chính mình đó. Thất bại và thành công, hưng vượng và diệt vong, nhục nhã và vinh quang… đều đã trình diễn trước trong lịch sử rồi đó, và cũng đều sẽ đoái hiện ở trong tương lai.

Được rồi, cuối chương trình chúng ta hãy lắng nghe ca khúc «Bài ca hạnh phúc» nhé.

Đơn ca nữ: Bài ca hạnh phúc

Lời: Mịch Chân
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Như Ca

和煦的风吹走忧烦
Héxù de fēng chuī zǒu yōufán
明净的月驱散黑暗
míngjìng de yuè qūsàn hēi’àn
清澈的水洗尽污浊
qīngchè de shuǐxǐ jǐn wūzhuó
甘美的露滋润心田
gānměi de lù zīrùn xīntián
五彩的霞照亮天边
wǔcǎi de xiá zhào liàng tiānbiān
慈悲的主送来法船
cíbēi de zhǔ sòng lái fǎ chuán
幸福的歌响彻云霄
xìngfú de gē xiǎngchèyúnxiāo
感恩的泪汇成清泉
gǎn’ēn de lèi huì chéng qīngquán

Tạm dịch:

Gió ấm áp cuốn bay phiền muộn
Trăng vằng vặc xua tan bóng tối
Nước trong suốt rửa sạch nhơ đục
Sương ngọt lành dịu mát cõi lòng
Mây ngũ sắc chiếu rọi chân trời
Phật Chủ từ bi gửi Thuyền Pháp đến
Bài ca hạnh phúc vang tận trời xanh
Nước mắt cảm ân hợp thành dòng suối

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến nay là hết, hẹn gặp lại các em vào chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/281491



Ngày đăng: 04-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.