Thiếu niên thời không (10): “Hán tự” Thần bí



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử, Vạn Lai

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Chúng ta từ nhỏ đã biết, dân tộc Trung Hoa chúng ta đã có lịch sử văn minh lâu đời 5000 năm, văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa là văn hóa Thần truyền. Các truyền thuyết thần thoại “Bàn Cổ khai thiên địa”, “Nữ Oa tạo con người”, “Thần Nông nếm bách thảo”, “Thương Hiệt tạo chữ”, đặt định nền móng ban đầu của văn hóa Thần truyền của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Những văn hóa của Nho, Thích, Đạo như “Thiên nhân hợp nhất”, “Tích đức hành thiện”, “Lễ nghĩa nhân trí tín”, “Tu chân dưỡng tính”, “Kính sợ Thiên Địa Thần Phật” là tinh túy trong văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Hơn nữa, sự truyền thừa những văn hóa cổ xưa mà lâu đời này còn có quan hệ mật thiết với vận mệnh của dân tộc Trung Hoa chúng ta.

Trong chương trình của ngày hôm nay, chị Thuần Tử sẽ cùng các em thiếu niên lãnh hội bộ phận không thể thiếu được trong văn hóa truyền thừa này nhé: nội hàm của “Hán tự” và sự thần bí của nó.

“Hán tự” không chỉ là phương tiện truyền tải và hình ảnh thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng là thể chữ tượng hình, hình thanh, hội ý duy nhất trên thế giới bây giờ vẫn còn sử dụng. Nguồn gốc và nội hàm của nó mang đầy màu sắc thần bí. Dưới đây chúng ta cùng nhau nghe các câu chuyện về “Hán tự” nhé!

Thương Hiệt tạo chữ

Truyền thuyết kể rằng Thương Hiệt là một sử quan của Hoàng Đế, hết sức thành thạo mô tả hội họa. Sau khi Hoàng Đế thống nhất Hoa Hạ, cảm thấy phương pháp ghi chép sự việc bằng cách thắt nút dây để ghi nhớ đã khó mà đáp ứng được nhu cầu rồi, liền bảo sử quan Thương Hiệt của mình nghĩ cách tạo ra chữ viết. Do đó, Thương Hiệt đã dựng nên một căn nhà ở trên một gò cao bên bờ Vĩ Thủy Hà Nam lúc ấy, bắt đầu chuyên tâm tập trung ý chí tạo nên chữ viết. Tuy nhiên, dù ông có khổ tâm vắt óc suy nghĩ thế nào trong thời gian rất dài cũng không tạo ra được chữ. Thần trên Thiên thượng nhìn thấy ông như vậy liền ra tay giúp đỡ một chút.

Có một hôm, lúc Thương Hiệt đang khổ sở tìm tòi thì từ trên trời bay đến một chú phượng hoàng, trong miệng chú chim phượng hoàng này ngậm một thứ gì đó, đột nhiên rớt xuống, vừa hay rơi xuống trước mặt Thương Hiệt, Thương Hiệt nhặt lên xem, bên trên có dấu chân của một loài động vật, nhưng Thương Hiệt lại không nhận ra được đây là dấu chân của loài động vật nào, may thay lúc này có một thợ săn đi qua trước cửa, Thương Hiệt đã đem dấu chân này hỏi người thợ săn. Người thợ săn coi qua xong liền nói: “Đây là dấu chân của tỳ hưu, nó không giống dấu chân của các loài động vật khác, nên tôi vừa xem liền nhìn ra ngay”. Thương Hiệt nghe xong mắt liền sáng lên, trong lòng nghĩ: “Phải rồi, thế gian này vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của chúng, nếu ta có thể nắm được đặc trưng của mỗi sự vật, rồi đem những đặc trưng này vẽ ra, để người ta nhìn một cái là có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ sao?”

Từ đó, Thương Hiệt bắt đầu quan sát tỉ mỉ đặc trưng của các loại sự vật bao gồm cả mặt trời, mặt trăng, sao, mây, núi, sông, hồ, biển cùng các loài chim và muông thú, khí cụ sử dụng, rồi dựa theo những đặc trưng này vẽ ra rất nhiều hình vẽ đơn giản để người ta nhìn cái liền có thể hiểu được, trải qua bao năm tháng cuối cùng tạo ra được Hán tự. Ngày ông thành công trong việc tạo ra chữ, Thần trên Thiên Thượng đã giáng một trận Cốc Vũ (Thương Hiệt tạo ra chữ làm cảm động Thần linh, gạo từ trên trời rơi xuống). Đây cũng chính là nguồn gốc của Tiết Cốc Vũ trong nhân gian.

Nghe đến đây, các em thiếu niên chớ có cho rằng “Hán tự” của chúng ta chỉ đơn giản là hình vẽ, nó ẩn chứa rất nhiều nội hàm thâm sâu. Bởi vì bản thân mỗi một “Hán tự” truyền thống không chỉ bao hàm lượng tín tức phong phú, mà còn thể hiện đầy đủ đặc tính của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, cũng đều xuyên suốt những nội hàm về đạo đức, thiên, địa, nhân của truyền thống con cháu Viêm Hoàng. Vì vậy Hứa Thận thời Đông Hán đã nói trong “Thuyết văn giải tự – Tự” rằng: “ ‘Hán tự’ không chỉ là nền tảng của văn minh mà trong nội hàm còn có ý chỉ của Thần”. Kết cấu bên trong tinh mỹ của “Hán tự” và nội hàm thần bí của nó, đã làm cho rất nhiều các học giả chuyên gia nghiên cứu Hán tự trên thế giới say sưa chìm đắm trong đó phải tán thán thốt lên: “Mỗi một Hán tự đều là một bài thơ rung động lòng người, một bức tranh mỹ lệ…”

Tuy nhiên “Tà đảng Trung cộng” tôn thờ “Thuyết vô thần”, từ sau khi chiếm lấy chính quyền Trung Quốc, lại không bận tâm đến sự phản đối của các học giả chuyên gia, Trung Quốc đại lục dưới sự thống trị cầm quyền của nó trắng trợn phổ biến chữ giản hóa do nó sửa đổi biên tạo. Mà đặc điểm lớn nhất của “Hán tự” truyền thống không giống với các văn tự khác chính là tính toàn tức (tính lập thể) của nó. Bởi vì “Hán tự” là văn tự tượng hình, nó là thông qua hình tượng để phản ánh tín tức phức tạp của thiên, địa, nhân, sự việc, sự vật, cũng chính là nói “Hán tự” có quan hệ mật thiết với vạn sự vạn vật. Vì vậy, người Trung Quốc xưa có thể thông qua trắc tự (đoán chữ) thông hiểu lý lẽ, phù hợp âm dương. Mà mục đích tà đảng Trung cộng phổ biến chữ giản hóa chính là muốn thông qua cải biến tượng hình của “Hán tự” truyền thống để cải biến thông tin toàn tức của “Hán tự” truyền thống vốn có, làm cho hàm ý của “Hán tự” truyền thống phát sinh biến hóa, từ đó tiến thêm một bước cải biến nội hàm mà Thần cấp cho trong mỗi “Hán tự”, làm cho dân tộc Trung Hoa chúng ta ở trong văn hóa đã bị biến dị mà dần đi đến suy vong. Dưới đây là so sánh của một vài Hán tự, chúng ta có thể nhìn ra được manh mối ở trong đó.

Giản hóa của chữ “國”(Quốc), khiến Trung Quốc trở thành quốc gia độc tài chuyên trị

Trong chữ “國” (Quốc) của Hán tự truyền thống có một chữ “或” (Hoặc), mà chữ “或” (Hoặc) này là do ba chữ “口” (Khẩu), “一” (Nhất) và bộ “戈” (Qua) hợp thành, “口” (Khẩu) là chỉ nhân khẩu đại biểu cho nhân dân, “一” (Nhất) là chỉ đất đai đại biểu cho quốc thổ, “戈” (Qua) là chỉ binh khí đại biểu cho quân đội. Cũng chính là nói trong chữ “國” (Quốc) truyền thống có ba yếu tố hợp thành quốc gia: nhân dân, đất đai, quân đội. Mà chữ “国” (Quốc) sau khi tà đảng Trung cộng giản hóa, không những đã không có nhân dân cũng không có quốc thổ và quân đội, chỉ còn lại một chữ 王(Vương) lớn cầm con ấn tượng trưng quyền hành độc bá một phương. Cũng vừa hay, hình dáng chữ sau giản hóa này, lại phản ánh chân thực hiện trạng của Trung Quốc đại lục dưới sự thống trị của tà đảng Trung cộng hôm nay. Bởi vì ở Trung Quốc đại lục, nhân dân trong nước không có địa vị và quyền lực, quốc thổ có thể tùy ý bán đi bởi dục vọng cá nhân, thứ mà quân đội duy hộ là lợi ích của kẻ đương quyền mà không phải là quốc gia.

Sự cải biến của chữ “東” (Đông), khiến Đông thổ trở thành địa ngục nhân gian

Chữ “東” (Đông) của Hán tự truyền thống là do chữ “日” (Nhật) và chữ “木” (Mộc) tổ hợp thành. Trung Quốc chúng ta là nằm ở phía Đông của thế giới, xưa gọi Trung Quốc là Đông thổ, khi Thần tạo chữ ban đầu đã miêu tả rất tượng hình một phương Đông đẹp đẽ: ở nơi mặt trời mọc, có cây cỏ tốt tươi. Có ánh nắng, có cây cỏ, đương nhiên sẽ có không khí và nước, cũng chính là có sự sinh sôi nảy nở của nhân loại, đây chính là “東” (Đông). Mà chữ “东” (Đông) sau khi tà đảng Trung cộng giản hóa thì không những “木” (Mộc) đã bị biến dạng, điều quan trọng hơn là nó đã rút mất chữ “日” (Nhật) trong đó, làm cho 东 (Đông) không có 日 (Nhật), cũng chính là nói để phương Đông mất đi mặt trời, cho nên Trung Quốc hiện tại là “Tối tăm không có mặt trời”.

Sự biến dị của chữ “愛” (Ái), khiến người Trung Quốc mất đi bản tính lương thiện

“愛” (Ái, yêu) là một loại hoạt động tâm lý, cần dùng “心” (tâm, trái tim) để yêu thương, vì vậy trong chữ “愛” của Hán tự truyền thống có một chữ “心” (tâm), tuy nhiên lúc tà đảng Trung cộng giản hóa Hán tự, lại tàn nhẫn rút mất “心” (tâm) ở giữa chữ “愛” (Ái), làm cho hết thảy “愛” (Ái) yêu thương đều không có trái tim trở thành giả yêu. Vì vậy người Trung Quốc bây giờ, người người coi nhau như kẻ địch, vì sắc dục, người chồng có thể phản bội vợ mình; vì kim tiền, anh em có thể trở mặt; vì danh lợi, người ta có thể tham lam, hối lộ, làm điều phạm pháp; vì đả kích thiện lương, chính phủ thậm chí có thể phản lại lương tâm, vu oan hãm hại, giết người hại mệnh.

Các em thiếu niên thân mến, nghe đến đây, chị nghĩ các em đang đồng thời cảm thấy tự hào và vui mừng cho dân tộc Trung Hoa chúng ta có được loại văn tự thần bí nhất, mỹ diệu nhất trên thế giới. Các em nhất định cũng sẽ cảm thấy kinh sợ và phẫn nộ đối với việc “tà đảng Trung cộng” phá hoại văn hóa Thần truyền của chúng ta như vậy. Các em nhất định cũng đã thấy rõ hoàn toàn bản chất của “tà đảng Trung cộng” rồi. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc nhờ sự hun đúc văn hóa mà thành, nó có 56 dân tộc xán lạn, nếu không có sự duy trì và truyền thừa của văn hóa truyền thống, dân tộc Trung Hoa sẽ theo thời gian tự nhiên bốc hơi khỏi nhân gian, chỉ còn là một chủng người có tóc đen và màu da vàng đang tồn tại mà thôi. Vì vậy quay trở về văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa mới là bảo chứng căn bản phục hưng dân tộc Trung Hoa của chúng ta.

Các em thiếu niên thân mến, là những người con của Trung Hoa, vì phục hưng dân tộc và vì tương lai tốt đẹp của mình, phải chăng các em cũng nên tích cực dấn thân ngay vào trong trào lưu của việc Đồng hóa với Đại Pháp của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”, quay về văn hóa truyền thống Trung Hoa, thoái xuất khỏi tất cả tổ chức “đảng, đoàn, đội” của “tà đảng Trung cộng”, giải thể hoàn toàn “tà đảng Trung cộng”, phải không nào?

Cuối chương trình, chị Thuần Tử mang đến cho các em thiếu niên một bài hát mang tên: “Trở về truyền thống Hoa Hạ”, mong sao các em thiếu niên nghe được chương trình phát thanh này đều có thể dốc chút tâm sức để dân tộc Trung Hoa quay trở về với văn hóa truyền thống Trung Hoa của mình.

Bài hát: Trở về truyền thống Hoa Hạ

Soạn lời: Thanh Không
Soạn nhạc: Tân Lạc
Biên khúc: Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử

中华千年神州
Zhōnghuá qiānnián shénzhōu
文明璀璨悠久
Wénmíng cuǐcàn yōujiǔ
盘古开天辟地
Pángǔ kāitiānpìdì
炎黄才是祖宗
Yánhuáng cái shì zǔzōng
尧舜德行天下
Yáoshùn déxíng tiānxià
大禹治水救众
Dà yǔ zhìshuǐ jiù zhòng
后羿射日安邦
Hòu yì shè rì ān bāng
嫦娥飞向月宫
Cháng’é fēi xiàng yuègōng

Tạm dịch

Trung Hoa nghìn năm Thần Châu
Văn minh rực rỡ lâu đời
Bàn Cổ khai thiên tịch địa
Viêm Hoàng mới là tổ tông
Nghiêu Thuấn đức hạnh thiên hạ
Đại Vũ trị thủy cứu chúng sinh
Hậu Nghệ bắn mặt trời an bang
Hằng Nga bay lên cung trăng

Các em thiếu niên thân mến, chương trình “Thiếu niên thời không – Radio Chánh kiến” của ngày hôm nay đến đây là hết rồi, chúng ta sẽ lại gặp nhau vào chương trình kỳ tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/275450



Ngày đăng: 14-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.