Thiếu niên thời không (50): Chân bảo khai mở trí tuệ



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là Thuần Tử. Trong cuộc sống hiện thực, các em thiếu niên có phải cũng hi vọng bản thân sẽ có một trí óc thông minh, có thể dễ dàng học tốt các môn học, có thể làm chủ các kỹ năng cầm kỳ thi hoạ, trở thành một người tài hoa kiệt xuất, thực hiện được lý tưởng của mình, thành tựu tương lai của bản thân, khiến ông bà cha mẹ vui mừng yên tâm, khiến bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ. Thế nhưng các em có biết chìa khóa khai mở trí tuệ ấy là gì không nào? Đó vốn không phải là việc “giáo dục sớm” mà người thời nay say sưa theo đuổi, cũng không phải là những sản phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ như thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ, dầu cá bổ sung vitamin, hay canxi chống loãng xương gì đó được tuyên truyền quảng cáo đâu.

Các em thử suy nghĩ một cách thấu đáo xem: rất nhiều cha mẹ của các thủ khoa kỳ thi đại học có trình độ văn hoá không cao, thậm chí mù chữ, một chữ bẻ đôi cũng không biết, “giáo dục sớm” là gì họ càng không thể biết được; còn những sản phẩm chức năng bổ trí não nếu thật sự có thể khai mở trí tuệ khiến người ta trở nên thông minh, thế thì vì sao những người đã uống vô số thứ sản phẩm chức năng này, rất nhiều trong đó là con cháu của các đại gia hay quan lớn, vì sao IQ của họ vẫn không cao lên chứ? Vậy làm sao mới có thể khai mở trí tuệ, để bản thân trở thành một người tài hoa đây? Đây chính là câu hỏi mà các em thiếu niên chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ rồi.

Tuy rằng, cần cù bù thông minh, cũng có thể khiến rất nhiều người thông qua sự nỗ lực bền bỉ của bản thân, mà đạt được tâm nguyện có được tài hoa nhất định, nhưng cái tài hoa ấy so với người tài hoa kiệt xuất chân chính thì lại nghèo nàn đến đáng thương. Bởi vì người có thể thật sự đạt đến tài hoa kiệt xuất, thì trí tuệ của người ấy không đơn giản là xuất phát từ sự nỗ lực của tự thân, mà còn bắt nguồn từ phẩm đức đáng quý và tín ngưỡng cao cả của người đó nữa, nói cách khác là người đó có được chân bảo khai mở trí tuệ đó.

Sau đây chị Thuần Tử mời các em cùng lắng nghe xem hai vĩ nhân tài hoa kiệt xuất trong lịch sử cận đại nói thế nào khi đối đãi với thành tựu mà họ đạt được nhé.

Newton – người “đi theo tư tưởng của Thần”

Chúng ta đều biết Newton là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử từ xưa đến nay, ông được tôn xưng là “nhà khoa học kiệt xuất nhất trong lịch sử” và là “người cha của vật lý học cận đại” bởi những thành tựu kiệt xuất trong lĩnh vực khoa học của mình. Thế nhưng lại rất ít người biết rằng Newton không chỉ đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực khoa học, mà ông đồng thời còn là một tín đồ tôn giáo thành kính nữa đó. Những truyện ký về Newton đa phần đều chỉ kể về những thành tựu khoa học của ông, nhưng lại bỏ sót tín ngưỡng của ông. Kỳ thực những nghiên cứu và nhận thức của Newton về tôn giáo cũng khiến rất nhiều học giả tôn giáo phải sửng sốt.

Trong suốt cuộc đời mình, Newton đã công bố rất nhiều tác phẩm, nhưng những tác phẩm khoa học chỉ chiếm 10% trong toàn bộ tác phẩm của ông, trên 80% tác phẩm còn lại đều là những tác phẩm Thần học, tổng số lượng từ vượt quá 1 triệu 400 ngàn từ! Những tác phẩm này đã thể hiện trọn vẹn vị trí trọng yếu của tín ngưỡng trong cuộc đời làm khoa học của ông. Newton bắt đầu từ việc nghiên cứu những điều huyền bí của tự nhiên, và nhận thấy rằng tự nhiên thâm sâu không thể đo lường được hết nên đã bước vào điện đường tôn giáo. Newton tin chắc trong Kinh Thánh có những mật mã, và ông cho rằng những mật mã này quan trọng hơn cả lực vạn vật hấp dẫn nữa. Do vậy ông chăm chỉ học tiếng Do Thái, nỗ lực tìm kiếm mật mã Kinh Thánh, ông đã dành cả nửa cuộc đời để viết ra bản thảo hơn 1 triệu từ, đến lúc lâm chung vẫn không ngừng tìm kiếm. Tuy ông là nhà khoa học lừng danh thế giới nhưng lại tự nhận rằng những gì ông biết về những điều huyền bí của vũ trụ là có hạn, chỉ như giọt nước trong biển cả mênh mông mà thôi.

Nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh Halley, người đã tính toán quỹ đạo của sao chổi Halley, là bạn của Newton, nhưng ông không tin rằng hết thảy thiên thể trong vũ trụ là do Thần sáng tạo ra. Một hôm, Halley nói ra những lời không tín Thần với Newton, Newton đã không nể nang mà nói rằng: “Tiến sỹ Halley này, tôi luôn thừa nhận những kiến thức sâu rộng về toán học thiên văn của ông, bởi vì ông là người nghiên cứu có tầm, nhưng đối với tôn giáo ông tốt nhất đừng tùy tiện phát ngôn, bởi vì tôi biết ông chẳng hề nghiên cứu gì về nó cả, và tôi dám khẳng định, ông căn bản là kẻ ngoại đạo”.

Có lần Halley đến thăm, nhìn thấy một mô hình Hệ Mặt Trời do Newton làm: Ở trung tâm là một Mặt Trời mạ vàng, xung quanh là các đại hành tinh sắp xếp theo trật tự đối ứng với các thiên thể, kéo tay quay thì các hành tinh lập tức chuyển động hài hòa theo quỹ đạo của mình, hết sức mỹ diệu. Halley kinh ngạc khen ngợi, hỏi ngay cái này là do ai làm. Newton trả lời rằng: mô hình này không do ai thiết kế và tạo ra cả, chẳng qua là ngẫu nhiên có các vật liệu vừa hay va vào nhau mà hình thành nên thôi. Halley không khỏi nghi hoặc nói, dù thế nào đi nữa cái mô hình này chắc chắn có người tạo ra nó, hơn nữa người tạo ra nó hẳn là một thiên tài. Newton nghe xong thì vỗ vỗ vào vai Halley nói rằng: “Cái mô hình này tuy tinh xảo, nhưng so với Hệ Mặt Trời thật thì chẳng là gì cả! Nhưng ông lại cứ tin là có người tạo ra nó, thế thì Hệ Mặt Trời tinh xảo gấp hàng tỷ lần cái mô hình này, lẽ nào lại không phải là vị Thần toàn năng dùng trí huệ mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi sáng tạo ra chăng?” Halley nghe xong chợt tỉnh ngộ, và từ đó cũng đã tin vào sự tồn tại của Thần.

Newton trước lúc lâm chung đã khiêm tốn nói với những người ngưỡng mộ trí tuệ của ông và những người ca ngợi những thành tựu khoa học vĩ đại của ông rằng: “Công việc của tôi so với sự sáng tạo vĩ đại của Thần, thì tôi chỉ là một đứa trẻ đang nhặt những hòn sỏi và vỏ ốc trên bờ biển mà thôi. Chân lý mênh mông như đại dương, vượt xa tầm nhìn của chúng ta”. Ông còn nói: “Từ những sắp xếp kỳ diệu của các hệ thiên văn, chúng ta không thể không thừa nhận điều này ắt phải là công trình của một sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Hết thảy vạn sự vạn vật kể cả hữu cơ và vô cơ trong vũ trụ đều là đến từ quyền năng trí huệ của chân Thần bất diệt; Ngài lấp đầy mọi thứ, toàn trí toàn năng; Ngài ở trong đại thiên thế giới vô biên vô lượng, và có trật tự này, với ý định của mình, sáng tạo ra vạn vật, vận hành vạn vật, đem sự sống, hơi thở, vạn vật ban cho con người; cuộc sống, hoạt động, và sự tồn tại của chúng ta đều phụ thuộc vào Ngài. Vạn vật trong vũ trụ tất nhiên sẽ có một vị Thần toàn năng đang trông coi cai quản. Tại điểm cuối của kính viễn vọng tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”. Newton chưa bao giờ tự phụ thông minh, khi ông nói về những thành tựu khoa học của mình đã nói rằng: bản thân chẳng qua là đang “đi theo tư tưởng của Thần”, “suy nghĩ chiểu theo tư tưởng của Thần mà thôi”. Ông sống một đời giản dị, ôm giữ tâm kính uý dùng triết học và khoa học để chứng minh sự vĩ đại của Thần.

Nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart, người tin yêu Chúa

Nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart ở cuối thế kỷ 18 là một nhà soạn nhạc thiên tài, lúc chưa được 4 tuổi ông đã bộc lộ ra tài năng âm nhạc phi phàm. Lúc 5 tuổi, ông đã bắt đầu soạn nhạc. 6 tuổi ông đã gây chấn động Vienne – trung tâm nghệ thuật toàn Châu Âu thời bấy giờ bởi kỹ thuật diễn xuất cao siêu của mình. 8 tuổi, Mozart đã sáng tác những bản xô-nát và giao hưởng đầu tiên trong cuộc đời âm nhạc của mình, những tác phẩm của ông nhận được sự yêu thích của người dân toàn thế giới. Cuộc đời Mozart tuy ngắn ngủi nhưng ông đã sáng tác được một lượng lớn tác phẩm. Giới âm nhạc lúc bấy giờ đã nhận xét rằng sự ra đời của ông là món quà quý giá mà thiên thượng ban cho nhân loại.

Mozart trong suốt cuộc đời vô cùng tin yêu Chúa, rất nhiều những tác phẩm vào cuối đời của ông đều là ca tụng sự vĩ đại của Thần. Trong rất nhiều lá thư Mozart viết cho cha, chị gái và những người bạn thân thiết, chúng ta có thể thấy được một điều rõ ràng rằng ông không thể qua lại cùng những người không ngưỡng vọng Thần.

Các em thiếu niên thân mến, có thể nói nhà khoa học vĩ đại Newton và nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart xứng đáng là những nhân tài trong lịch sử cận đại của chúng ta, những thành tựu trong lĩnh vực âm nhạc và khoa học của họ đủ để khiến hết thảy con người trên thế giới phải thán phục. Thế nhưng họ đều không ngoại lệ, đã quy hết thảy những thành tựu mà mình có được là nhờ ân điển của Thần, quy bởi tín ngưỡng vào Thần của bản thân.

Nhà soạn nhạc lừng danh Bach cũng từng nói rằng: “Âm nhạc của tôi bắt nguồn từ tín ngưỡng, tôi tin tài hoa của tôi là ân điển của Thần; tôi soạn nhạc là để tôn vinh Thần, chứ không phải nhằm thể hiện bản thân mình”. Kỳ thực nhìn một cách tổng quan các nhà khoa học và các nhà nghệ thuật vĩ đại từ cổ chí kim, chúng ta không khó nhận thấy rằng, họ không ai không là tín đồ hay cư sĩ tu đạo cả, trí tuệ và tài hoa cao siêu của họ kỳ thực đều bắt nguồn từ tín ngưỡng cao cả của họ. Cứ như bây giờ, nếu chúng ta xem xét kỹ một chút danh sách những người nhận được giải thưởng Nobel khoa học, thì sẽ phát hiện gần như những người đạt giải đều là sống ở những quốc gia tự do về tín ngưỡng; những nhà nghệ thuật vĩ đại nức danh thế giới cũng đều là sống ở những đất nước tự do về tín ngưỡng; từ đó có thể thấy, chân bảo khai mở trí tuệ chính là do tín ngưỡng vào Thần quyết định.

Bởi vì tín ngưỡng là con đường duy nhất để con người đến gần với Thần. Khi một người có cái tâm cầu đạo đồng thời trong tâm luôn có Thần, thì Thần mới có thể ban cấp cho người đó tài hoa và trí tuệ được. Ở quốc gia không có tự do tín ngưỡng, tâm hồn người ta sẽ u ám, trí tuệ đều bị kìm nén, thì làm sao có thể sản sinh khoa học hay nghệ thuật đây. Vậy nên, các em thiếu niên thân mến, một người nếu muốn khai mở trí tuệ, có được tài hoa, duy chỉ có tìm về tín ngưỡng của bản thân vào Thần, đấy mới là chân bảo khai mở trí tuệ đó! Ngày nay chân bảo khai mở trí tuệ “Pháp Luân Đại Pháp”, đã hồng truyền khắp thế giới rồi, nhưng các em đã tìm thấy chưa? Cuối chương trình chị Thuần Tử mời các em lắng nghe ca khúc “Chân bảo trân bảo” nhé!

Đơn ca nữ: Chân bảo trân bảo

Lời: Mai Liên
Biên khúc: Nhã Lạc
Trình bày: Như Ca

世上的珍宝有多少
Shìshàng de zhēnbǎo yǒu duōshǎo
金银翡翠钻石玛瑙
jīnyín fěicuì zuànshí mǎnǎo
香车别墅赛城堡
xiāngchē biéshù sài chéngbǎo
欲海浮沉身心劳
yù hǎi fúchén shēnxīn láo
真宝–珍宝–真宝–珍宝
zhēnbǎo–zhēnbǎo–zhēnbǎo–zhēnbǎo

绿了芭蕉红樱桃
lǜle bājiāo hóng yīngtáo
富贵荣华浮云飘
fùguì rónghuá fúyún piāo
情丝搅扰像天边的草
qíngsī jiǎorǎo xiàng tiānbiān de cǎo
百药最亲伴你老
bǎi yào zuì qīn bàn nǐ lǎo
真宝–珍宝–真宝–珍宝
zhēnbǎo–zhēnbǎo–zhēnbǎo–zhēnbǎo
世上什么是珍宝
shìshàng shénme shì zhēnbǎo
创世主慈悲赐真宝
chuàng shì zhǔ cíbēi cì zhēnbǎo
法轮大法是真正的宝
fǎlún dàfǎ shì zhēnzhèng de bǎo
千万年苦熬把他找
qiān wàn nián kǔ’áo bǎ tā zhǎo

真宝珍宝无价的真宝
zhēn bǎo zhēn bǎo wú jià de zhēn bǎo
得到他才知道有多好
dédào tā cái zhīdào yǒu duō hǎo
真宝珍宝至高无上的真宝
zhēn bǎo zhēn bǎo zhìgāowúshàng de zhēn bǎo
谁也不能夺走我心上的宝
shéi yě bùnéng duó zǒu wǒ xīn shàng de bǎo
真宝珍宝得到他
zhēn bǎo zhēn bǎo dédào tā
真正的幸福全来到—
zhēnzhèng de xìngfú quán lái dào—
真宝–珍宝–真宝–珍宝
zhēn bǎo–zhēn bǎo–zhēn bǎo–zhēn bǎo
真—宝–珍—宝—真-宝—-
zhēn—bǎo–zhēn—bǎo—zhēn-bǎo—-

Tạm dịch:

Trân bảo trên đời có bao nhiêu
Vàng bạc ngọc ngà kim cương mã não
Kiệu xe biệt thự sánh lâu đài
Biển dục thăng trầm thân tâm mệt mỏi
Chân bảo – trân bảo – chân bảo – trân bảo

Chuối xanh anh đào đỏ
Phú quý vinh hoa như phù vân
Tơ tình vấn vương như cây cỏ chân trời
Bách dược bám thân theo tận cuối cuộc đời
Chân bảo – trân bảo – chân bảo – trân bảo

Trên đời điều gì là trân bảo
Sáng Thế Chủ từ bi ban chân bảo
Pháp Luân Đại Pháp là bảo vật chân chính
Là điều ngàn vạn năm khổ ải kiếm tìm

Chân bảo trân bảo chân bảo vô giá ấy
Đắc được rồi mới biết tốt biết bao
Chân bảo trân bảo chân bảo chí cao vô thượng
Không ai đoạt được bảo vật trong tim tôi
Chân bảo trân bảo đắc được chân bảo
Hạnh phúc thực sự đều đã đến

Chân bảo – trân bảo – chân bảo – trân bảo
Chân…bảo – trân…bảo – chân…bảo…

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/288496



Ngày đăng: 05-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.