Thiếu niên thời không (20): Báu vật



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Trong chương trình của ngày hôm nay, chị Thuần Tử muốn cùng các em thiếu niên trò chuyện về chủ đề “báu vật” này. Ý nghĩa tên gọi của “báu vật” chính là bảo bối trân quý, thế thì bảo bối như thế nào, mới được xem là trân quý nhất nào? Điều này thì phải xem giá trị quan và truy cầu của mỗi người chúng ta rồi. Có người yêu thích tài vật, xem trọng hưởng thụ vật chất, xem việc tích cóp bảo vật là trọng yếu, thế thì trong mắt người đó tất cả những thứ có giá trị tiền bạc như vàng, trân châu, kim cương, đồ cổ đều là báu vật; có người thì thích thưởng thức nghệ thuật, yêu thích cầm kỳ thi hoạ, thế thì người đó sẽ coi danh hoạ, cổ cầm, thư pháp, tác phẩm nghệ thuật là báu vật của mình; đương nhiên cũng có người cho rằng sự thăng hoa của tâm linh tinh thần mới là quan trọng nhất, vì vậy báu vật trong mắt người đó có thể là tín ngưỡng mà họ kiên định, cũng có thể là chuẩn tắc thiện đãi người khác của họ. Cho nên, báu vật là gì, thì phải xem nhu cầu và nhận thức của mỗi người rồi, cũng chính là nói, người có tâm tính không giống nhau, sở thích không giống nhau sẽ có câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên người ngoài cuộc thì nhìn được rõ hơn, từ lời nói và hành vi của mỗi người, chúng ta có thể biết rõ phẩm hạnh và phong thái lòng dạ của người đó. Trong «Tục Tư Trị Thông Giám» có ghi chép một câu chuyện như thế này.

Một thương nhân giàu có may mắn có được một viên ngọc quý, niêm yết giá bán đến 60 vạn lượng bạc. Có người bẩm với thừa tướng Thượng Văn rằng: “Viên ngọc quý này vô cùng thần kỳ, bán 60 vạn lượng bạc không đắt chút nào”. Thượng Văn nghe xong liền hỏi: “Viên ngọc quý này có gì hay nào?” Người này trả lời rằng: “Ngậm nó trong miệng, không uống nước cũng không thấy khát; lăn đi lăn lại trên mặt, có thể sáng mắt, khiến mắt có hào quang”. Thượng Văn nghe xong nói rằng: “Nếu một người ngậm nó, mà có thể khiến tất cả những người xung quanh đều không cảm thấy khát, thế thì ta sẽ nói nó là một bảo bối; nhưng nếu chỉ có thể làm cho một người khỏi khát, quả thực chẳng đáng là đồ quý giá gì. Trong mắt ta báu vật chính là gạo, là lương thực. Bởi vì người ta một ngày không ăn thì đói, ba ngày không ăn thì sinh bệnh, bảy ngày thì có thể nói là chết đói rồi; có nó bách tính liền có thể an cư lạc nghiệp, không có nó thì thiên hạ đại loạn. Vì vậy, nếu so sánh ngọc quý với gạo, thì ta cho rằng giá trị của gạo vượt xa ngọc quý đó”. Từ đó có thể thấy phẩm hạnh của Thượng Văn cao thượng biết bao. Với lại, có lúc nhận thức đúng đắn về khái niệm báu vật của người ta, thậm chí sẽ khiến người đó đắc được phúc báo và việc đáng mừng không ngờ tới.

Chúng ta lại nghe tiếp một câu chuyện nữa nhé: Một bức chân dung trân quý

Một nhà sưu tầm bao năm nay đã mua được rất nhiều bức tranh mà mình yêu thích, trong đó có rất nhiều tác phẩm của hoạ sĩ danh tiếng thế giới.

Một năm nọ, quốc gia này bị cuốn vào một cuộc chiến tranh, người con trai duy nhất của ông đã nhập ngũ ra chiến trường. Không lâu sau, nhà sưu tầm này nhận được tin con trai đã hy sinh trên chiến trường… Vào lễ giáng sinh đầu tiên sau khi con trai mất, chuông cửa nhà ông reo lên. Nhà sưu tầm ra mở cửa nhìn thấy một người thanh niên đang đứng bên ngoài. Người thanh niên này nói với ông rằng: “Chào bác! Cháu biết bác không biết cháu, cháu là bạn chiến đấu của con trai bác, cậu ấy vì cứu cháu nên mới hy sinh”. Người thanh niên nói tiếp với quầng mắt ngấn đỏ: “Cháu rất nghèo, không có thứ gì đáng giá cả, cháu nhớ con trai bác từng nói bác yêu nghệ thuật, mặc dù cháu không phải là nghệ thuật gia, nhưng để cảm tạ ơn cứu mạng của con trai bác, cháu đã vẽ một bức chân dung cho cậu ấy, hi vọng bác sẽ nhận lấy”.

Nhà sưu tầm nhận lấy gói hàng, từng lớp mở ra, nâng niu bức chân dung người thanh niên đã vẽ trong tay rất lâu, sau đó lấy bức tranh nổi tiếng phía trước lò sưởi xuống, treo lên bức chân dung của con trai. Ông nước mắt giàn dụa quay lại nói với người thanh niên: “Con à, cảm ơn con, đây là thứ sưu tầm quý giá nhất của ta. Đối với ta mà nói, nó đắt giá hơn bất kỳ thứ đồ sưu tầm nào trước đây của ta!”

Một năm sau, nhà sưu tầm này qua đời, tất cả những bức tranh ông đã sưu tầm được đem ra bán đấu giá vào dịp Giáng Sinh năm ấy. Sản phẩm đầu tiên được đấu giá là bức chân dung người con trai của ông, mà không phải là những bức tranh danh tiếng mà mọi người mong đợi. Những người trong phòng đấu giá đều yêu cầu nhà đấu giá trực tiếp đấu giá những bức tranh đó trước. Nhưng nhà đấu giá lại nói: “Không được, phải đấu giá bức tranh này xong trước, mới có thể tiếp tục”. Phòng đấu giá tức khắc yên lặng, không ai muốn tranh mua bức chân dung bình thường này cả. Vào lúc này, ở góc phòng một ông lão áo quần rách rưới đứng dậy nói: “Thưa ông, 10 đô la Mỹ có được không? Đây là tất cả số tiền tôi có. Tôi biết cậu bé này, cậu ấy đã vì cứu người khác mà hy sinh”. Nhà đấu giá nhìn ông lão mỉm cười nói: “Dĩ nhiên là được”. Chính vào lúc mọi người đang mong đợi để bước vào “chủ đề chính”, thì nhà đấu giá đứng trên bục tuyên bố rằng: “Một lần nữa cảm ơn sự có mặt của quý vị! Buổi đấu giá ngày hôm nay đến đây là kết thúc”. Tất cả những người ở dưới đều trợn tròn mắt kinh ngạc: Chuyện này là sao, các tác phẩm chính còn chưa đấu mà, sao lại kết thúc rồi? Không ngờ nhà đấu giá nhìn quanh phòng đấu giá một lượt, tỏ vẻ nghiêm túc nói: “Theo di chúc của nhà sưu tầm này, thì người nào mua bức chân dung con trai của ông, thì người đó có thể sở hữu toàn bộ những tác phẩm được sưu tầm của ông…. Đây là giá sàn của buổi đấu giá này!” Bên dưới trong chốc lát xôn xao cả lên! Bởi vì không ai trong số họ có thể ngờ được rằng, ông lão áo quần rách rưới kia chỉ cần 10 đô la Mỹ để mua bức chân dung bình thường này, đã tương đương với giá trị của toàn bộ bộ sưu tập. Nhưng điều khiến họ hổ thẹn chính là, động cơ để ông lão có con mắt tinh tường này mua bức chân dung lại là vì người trong bức chân dung đó là một người tốt đã cứu người khác… Cho nên, các em thiếu niên thân yêu ơi, các em phải nhớ lấy rằng: Chỉ những “báu vật” phù hợp với giá trị phổ quát, mới là “báu vật” thực sự, mới đáng để chúng ta lựa chọn và sở hữu. Hơn nữa, những báu vật như thế này, thì phương thức tồn tại và hình thức biểu hiện của nó, đôi lúc sẽ khiến chúng ta không ngờ đến, chỉ có thể dụng tâm đi cảm ngộ, mới có thể thực sự thấu hiểu những báu vật này, trân quý không gì sánh được.

Ví như hôm nay chị Thuần Tử giới thiệu đến các em cuốn vạn cổ kỳ thư “Chuyển Pháp Luân” này. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” là tác phẩm chính của “Pháp Luân Công”, xuất bản từ năm 1994 đến nay, đã được 28 năm rồi (tính tới thời điểm của bài viết), cuốn sách đã giải khai cái mê của vũ trụ và nhân sinh mà nhân loại từ xưa đến nay không ngừng tìm kiếm, lại không cách nào hiểu được; đã tiêu trừ bệnh tật trên thân biết bao người mà y học hiện đại cũng đành bó tay; khiến hàng trăm triệu người trên khắp thế giới được thụ ích cả thân lẫn tâm, đạo đức hồi thăng.

Cuốn «Chuyển Pháp Luân» cho đến nay đã được phiên dịch thành hơn 40 ngôn ngữ và phát hành công khai trên toàn thế giới, là cuốn sách tiếng Trung được phiên dịch thành nhiều văn tự ngôn ngữ khác nhau nhất. Ở Trung Quốc đại lục, cuốn «Chuyển Pháp Luân» từng là một trong mười cuốn sách bán chạy nhất ở Trung Quốc vào năm 1997. Cho dù sau năm 1999, vì sự bức hại của Trung Cộng đối với “Pháp Luân Công”, cuốn «Chuyển Pháp Luân» trở thành sách cấm, nhưng lại là “càng cấm càng được săn đón”. Bao năm qua, người dân Trung Quốc thông qua các phần mềm vượt tường lửa trên mạng như “Cánh cửa tự do” (Freedom House), “Trình duyệt không giới hạn” (Free browser) để tải miễn phí (Free download) cuốn sách này, số lượng tải về đã nhiều không đếm xuể, không thể tính đếm được. Những độc giả đã đọc qua cuốn sách ở khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ phát xuất cảm thán tự đáy lòng “Chưa đọc «Chuyển Pháp Luân», làm người thật đáng tiếc”. Rất nhiều người cũng bởi có được báu vật – là cuốn «Chuyển Pháp Luân» này, mà cuộc sống đã có những biến đổi lớn khiến người ta phải kinh ngạc.

Ca khúc: Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của vũ trụ

Khi tôi đang chông chênh trong cuộc sống, không biết đi con đường nào
Khi tôi đang trong mịt mùng chờ đợi, tìm kiếm chân lý và quang minh
Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của vũ trụ, Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của chúng sinh.
Ánh sáng rực rỡ chiếu rọi trong tâm, từ nay tôi bước trên con đường tu luyện.

Các em thiếu niên thân mến, ca khúc các em vừa nghe là ai đang hát các em có biết không? Để chị Thuần Tử nói cho các em biết nhé, là ông Quan Quý Mẫn hát đó, tên của bài hát là «Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của vũ trụ». Cái tên Quan Quý Mẫn, đối với các em trong độ tuổi này mà nói, có thể là khá xa lạ nhỉ, vậy thì hãy theo sát chị Thuần Tử cùng nghe câu chuyện truyền kỳ của ông ấy nhé.

Ông Quan Quý Mẫn là diễn viên hàng đầu của nước ta, trong giới âm nhạc ông được ca ngợi là ông vua của giọng nam cao (giọng tenor). Âm vực rộng lớn, âm sắc trong sáng ngọt ngào, ý vị êm dịu. Tại Trung Quốc đại lục vào những năm 80 của thế kỷ trước, tên tuổi của ông có thể nói là quá đỗi quen thuộc, không ai là không biết. Không những được bình chọn là ca sĩ diễn viên được dân chúng yêu thích nhất toàn quốc, còn nhận được giải thưởng thành tựu nghệ thuật cao nhất trong chương trình nghệ thuật thanh niên thế giới. Thế nhưng chính vào lúc đang ở đỉnh cao của sự nghiệp ca hát, năm 1983, Quan Quý Mẫn lúc đó 39 tuổi, khi kiểm tra sức khoẻ được chẩn đoán mắc viêm gan B, và đã hình thành xơ gan giai đoạn đầu! Thông tin ngoài ý muốn này khiến ông sững sờ. Từ đó về sau, Quan Quý Mẫn bắt đầu đi khắp nơi cầu thầy tìm thuốc, đã nhờ đến rất nhiều danh y, thử qua rất nhiều loại thuốc, kể cả phương thuốc mật truyền và cổ truyền, kết quả đều không thấy bệnh tình có chuyển biến gì. Điều này khiến ông trong khi bệnh tật dày vò thì thân tâm đều mệt mỏi khôn tả.

Mùa xuân năm 1996, một người bạn đã giới thiệu “Pháp Luân Công” với Quan Quý Mẫn. Sau khi Quan Quý Mẫn xem xong một lượt cuốn «Chuyển Pháp Luân», liền bước vào tu luyện “Pháp Luân Công”. Không lâu sau, cơ thể của ông liền phát sinh biến đổi to lớn, không những chứng viêm gan đã biến mất, mà các vết đồi mồi từng xuất hiện trên tay, trên mặt cũng không còn nữa. Sau khi trải qua hơn mười năm bị bệnh tật dày vò, Quan Quý Mẫn lại đón một mùa xuân mới của sinh mệnh. Ông vui mừng nói với những người xung quanh mình rằng: “Trước khi tôi tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp, thân tâm khỏe mạnh đối với tôi mà nói chẳng qua chỉ là một ngôn từ đẹp đẽ, là một mong ước xa vời không thể với tới. Nhưng bây giờ tôi đã thực sự thể nghiệm được thân tâm khỏe mạnh là gì rồi. Cái cảm giác vui sướng khi chiểu theo tiêu chuẩn ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ làm người tốt ấy, trước đây cũng chưa từng có”. Ông Quan Quý Mẫn giờ đã 78 tuổi rồi, vẫn rất sôi nổi trên vũ đài ca hát, hàng năm ông hầu như đều có trên trăm buổi biểu diễn tại các nơi trên khắp thế giới, giọng hát từng làm mưa làm gió ở Trung Quốc, đã mang đến sự hưởng thụ tốt đẹp cho biết bao người, khiến bao người tìm kiếm ấy, không chỉ từ lâu đã truyền khắp các nơi trên thế giới, đã sưởi ấm cảm động biết bao người thiện lương, đồng thời cũng khiến sự nghiệp diễn xuất của ông đạt đến đỉnh cao không thể tưởng tượng. Được mệnh danh là “Thường Thanh Thụ”, “Bất Lão Tùng” của giới nghệ thuật thế giới. Thế nên, ông từng nhiều lần cảm thán rằng: “Tôi có thể được như ngày hôm nay, đều là vì tôi may mắn đắc được báu vật – chính là cuốn vạn cổ kỳ thư «Chuyển Pháp Luân» này, và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”

Các em thiếu niên thân mến, nghe xong câu chuyện ông Quan Quý Mẫn có được cuộc đời mới, các em phải chăng cũng không khỏi ngưỡng mộ trong lòng phải không? Được rồi, cuối chương trình, chúng ta hãy cùng tiếp tục thưởng thức lại ca khúc do ông ấy trình bày nhé, mong rằng các em cũng có thể may mắn đắc được báu vật – là cuốn vạn cổ kỳ thư «Chuyển Pháp Luân» này, để có được một tương lai tốt đẹp nhé.

Ca khúc: Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của vũ trụ
Lời: Kim Huệ
Trình bày: Quan Quý Mẫn

当我在那人生中飘摇,不知道路它在何方。
Dāng wǒ zài nà rénshēng zhōng piāoyáo, bùzhī dàolù tā zài héfāng.
当我在那迷茫中等待,寻找那真理和光明。
Dāng wǒ zài nà mímáng zhōng děngdài, xúnzhǎo nà zhēnlǐ hé guāngmíng.
法轮大法,宇宙的法,法轮大法,众生的法。
Fǎlún dàfǎ, yǔzhòu de fǎ, fǎlún dàfǎ, zhòngshēng de fǎ.
灿烂的光芒照耀我的心,从此我走上了修炼之路。
Cànlàn de guāngmáng zhàoyào wǒ de xīn, cóngcǐ wǒ zǒu shàngle xiūliàn zhī lù.

Tạm dịch:

Khi tôi đang chông chênh trong cuộc sống, không biết đi con đường nào
Khi tôi đang trong mịt mùng chờ đợi, tìm kiếm chân lý và quang minh
Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của vũ trụ, Pháp Luân Đại Pháp, Pháp của chúng sinh.
Ánh sáng rực rỡ chiếu rọi trong tâm, từ nay tôi bước trên con đường tu luyện.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278518



Ngày đăng: 29-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.