Thiếu niên thời không (37): Mùng 5 tháng 5 (âm lịch) nói chuyện “Đoan Ngọ”



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Thời gian như thoi đưa, chớp mắt đã lại đến mùng năm tháng năm, ngày “Tết Đoan Ngọ” truyền thống của Trung Hoa rồi. Trong chương trình của ngày hôm nay, chị Thuần Tử muốn trò chuyện cùng các em về chủ đề “Tết Đoan Ngọ” này.

“Tết Đoan Ngọ” cùng với Tết Năm Mới, Tết Thanh Minh, Tết Trung Thu được xem là bốn ngày Tết truyền thống lớn của người Hán ở Trung Quốc, tại Trung Quốc và các nước khác có nền văn hoá Hán Tự xung quanh Trung Quốc cũng được lưu hành phổ biến rộng rãi. Thế nhưng, các em thiếu niên biết không, “Tết Đoan Ngọ” thực ra lại không chỉ là như những gì chúng ta đã biết, rằng đơn giản vì để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên vậy đâu. Bởi vì, nó không chỉ chứa đựng triết học nhân văn và tự nhiên cổ xưa như tín ngưỡng nguyên thuỷ, văn hoá tinh tượng, văn hóa cúng tế và thiên tượng, lịch pháp của dân tộc Trung Hoa, mà còn ẩn chứa nội hàm phong phú sâu dày của văn hóa Thần truyền trung Hoa nữa đó.

Từ “Đoan Ngọ” xuất hiện sớm nhất trong «Phong Thổ Ký» của Tây Tấn. Đoan, Hán ngữ cổ có nghĩa là mở đầu, ban đầu, gọi “Đoan Ngũ” cũng gọi là “Mồng Năm”. người xưa lấy Thiên Can Địa Chi làm tải thể, Thiên Can gánh vác cái Đạo của Trời, Địa Chi gánh vác cái Đạo của Đất, thiết lập Thiên Can Địa Chi để khắc hoạ sự vận hành của Thiên Địa Nhân Sự. Người xưa ghi giờ, ghi ngày, ghi tháng, ghi năm thường dùng Thiên Can Địa Chi, căn cứ lịch Can Chi, theo tuần tự 12 Địa Chi mà tính, tháng thứ năm tức “tháng Ngọ”, ngày Ngọ tháng Ngọ gọi là “Trùng Ngọ”, mà ngày Ngọ lại là “Dương Thần”, vậy nên “Tết Đoan Ngọ” cũng gọi là Tết Đoan Dương, Tết Trùng Ngọ, Tết ngày Ngọ, Tết tháng Năm.

“Tết Đoan Ngọ” khởi nguồn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc ở trung Quốc, thực ra còn sớm hơn cả Khuất Nguyên, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Nhưng cả trăm ngàn năm nay, vì duyên cớ tinh thần yêu nước và thơ từ cảm động lòng người của Khuất Nguyên đã ăn sâu vào lòng người một cách phổ biến, cách nói tưởng nhớ Khuất Nguyên có ảnh hưởng sâu rộng nhất, từ đó đã giữ vị trí chủ yếu về nguồn gốc của “Tết Đoan Ngọ”. Thực ra “Tết Đoan Ngọ” là do sự diễn biến từ việc tế rồng thời thượng cổ mà ra, lưu truyền chủ yếu tại dải đất Ngô Việt phương Nam (bây giờ là vùng trung hạ sông Trường Giang và khu vực phía Nam), ban đầu là bộ tộc khu vực Bách Việt cổ đại sùng bái vật tổ rồng, chọn ngày Đoan Ngọ này làm ngày cử hành cúng tế vật tổ. Và cũng chính là nói “Tết Đoan Ngọ” thực ra là ngày mà người cổ đại cúng tế tổ rồng.

“Tết Đoan Ngọ” ngoài những cái tên như Tết Đoan Dương, Tết Trùng Ngọ, Tết Ngọ Nhật, Tết tháng Năm, Tết thuyền rồng, Tết Chính Dương, Tết Dục Lan, Tết nữ nhi, Địa Lạp, Tết thi nhân v.v…, nó còn được gọi là “Tết Thiên Trung” và “Long Nhật”. Gọi “Tết Thiên Trung” là bởi vì ngày mồng năm tháng năm này trong Hoàng lịch, là ngày mà vị trí Mặt Trời trên bầu trời nằm ở chính giữa nhất trong năm, nên mới có tên này. Trong của «Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm» đã đặc biệt nhắc đến “mồng năm tháng năm, tự hiệu thiên trung”.

Vậy tại sao còn gọi là “Long Nhật” nhỉ? Nói đến vấn đề này thì khá phức tạp rồi, bởi vì điều này có liên quan đến học thuyết tinh tượng cổ xưa của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Trong thời Trung Quốc cổ đại, các học giả tinh tượng xem toàn bộ vũ trụ thiên không là một thiên cầu cực đại, từ góc nhìn của người quan sát trên Trái Đất thấy quỹ đạo Mặt Trời chuyển động trên thiên cầu, cũng chính là nói quỹ đạo được hình thành khi Trái Đất xoay quanh Mặt Trời một vòng trên tuyến đường hình chiếu của thiên cầu, gọi là “Hoàng đạo”, “Hoàng lịch” mà chúng ta hiện tại đang sử dụng chính là hình thành dựa theo quỹ đạo vận hành của “Hoàng đạo”, “ngày tốt Hoàng đạo” mà chúng ta thường nói chính là được tính ra theo nguyên lý như thế đó.

Để quan trắc tình trạng vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và ngũ tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, các nhà tinh tượng cổ đại lấy “Hoàng đạo” và những vì sao gần khu vực xích đạo, chiểu theo bốn phương vị Đông, Nam, Tây, Bắc phân thành bốn Cung, mỗi Cung bao gồm bảy chòm sao, sau đó lấy bảy chòm sao này kết nối thành hình tượng con động vật, lại phân biệt với bốn loại màu sắc Xanh, Đỏ, Trắng, Đen, sau khi kết hợp lại thì trở thành Nhị thập bát tú mà chúng ta nói đến hiện nay: Đông Thanh Long (rồng xanh ở phương Đông), Nam Chu Tước (sẻ đỏ ở phương Nam), Tây bạch Hổ (hổ trắng ở phương Tây) và Bắc Huyền Vũ (rùa đen ở phương Bắc). Cách nói “Thiên chi tứ linh, dĩ chính tứ phương” do vậy mà có.

Các em thiếu niên thân mến, chúng ta đều biết Trung Quốc nằm tại phương Đông của thế giới, mà sau khi bảy chòm sao phương Đông “Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ” liên kết lại tổ thành hình tượng tinh tượng là một hình rồng hoàn chỉnh, vì phương Đông lại đại biểu là màu xanh, cũng là màu của thương khung, vậy nên rồng xanh phương Đông cũng gọi là “thương long thất tú”. Dân tộc Trung Hoa được gọi là “truyền nhân của rồng” có lẽ cũng từ đây mà ra.

Ngày Đoan Ngọ giữa mùa hạ, sao rồng lên đến vị trí cao thiên trung chính Nam, đã “đắc trung” lại “đắc chính”, là ngày rồng bay lên trời, như trong quẻ Hào Từ của Hào thứ năm trong «Kinh Dịch – Càn Quái» nói: “Phi long tại thiên” (rồng bay trên trời). Cho nên người ta còn gọi “Tết Đoan Ngọ” là ngày “Long Nhật”.

Rồng đối với người xưa mà nói, tuy mắt thịt khó thấy nhưng lại tồn tại chân thực, vậy nên trong văn hoá Đạo gia cổ xưa, rồng đã là loài vật có thật, lại có thể đại biểu cho tất cả sự vật có cùng tính chất với Nó. Ví như đến Đoan Ngọ, thì người ta sẽ biết rồng bay trên trời, lúc này rồng đại biểu cho tất cả những sự vật mang tính cường dương.

Người Trung Quốc coi trọng “thiên nhân hợp nhất”, đối ứng với Trái Đất và con người, thì sẽ biết lúc này dương khí của Trái Đất sẽ vô cùng mạnh mẽ vào giữa trưa. Lúc mà dương khí của Trái Đất bốc lên vị trí cao nhất thì cũng sẽ giống như một con rồng vậy, rất nhanh hình thành những cơn mưa, khiến khí long dương giáng hạ xuống rồi dần dần ngấm vào đất, hình thành sự giao thoa của nước lửa âm dương, sinh sôi không ngừng. Vậy nên trước và sau “Tết Đoan Ngọ” sẽ có mưa, dân gian cũng có câu nói “Đoan Ngọ nước dâng”.

Lúc dương khí bốc lên đến giữa trời, cơ thể người cũng sẽ thuận theo sự biến hoá của khí tượng thời tiết mà điều chỉnh cảm ứng theo. Giống nguyên lý trời nóng thì tự động có mưa vậy, khi khí long dương của cơ thể người tăng lên đến bề mặt theo khí thiên dương, thì người sẽ tiết mồ hôi tự động điều tiết nhiệt độ cơ thể. Cho nên trung y truyền thống nói rằng mùa hè cần dưỡng dương, chính là cần thuận theo sự lớn mạnh của dương khí của giới tự nhiên, để cơ thể tiết mồ hôi, nhằm điều tiết âm dương cân bằng, khiến tiểu vũ trụ thân người đồng bộ với thiên tượng.

Thế nhưng, lúc mà dương khí của Trái Đất dâng lên đến đỉnh điểm cao nhất, thì cũng có nghĩa là dưới lòng đất dương khí không đủ. Theo ghi chép của «Lễ Ký – Nguyệt Lệnh», thì tháng Năm là tháng có dương khí mạnh mẽ nhất, đồng thời, dương đến chỗ cực điểm tất chuyển thành âm, vậy nên âm khí cũng sẽ bắt đầu sản sinh trong tháng này. Cũng chính là nói mồng năm tháng năm tuy là lúc dương khí hưng thịnh, nhưng dưới sự giao thoa của âm và dương, những thứ âm ác cũng từ đó mà sinh sôi, ngũ độc như rết, bọ cạp, tắc kè, nhện, rắn độc đều sẽ xuất hiện, những thứ tà độc nóng ẩm trên đất cũng bắt đầu tràn lan. Đối ứng với thân thể người, thì các chức năng của dạ dày đường ruột trong ổ bụng cũng vì âm khí bộc phát, dương khí trong bụng không đủ mà khí ẩm nặng nề, lúc ấy những thứ tà độc nóng ẩm bên ngoài cũng hết sức dễ dàng xâm phạm đường ruột và dạ dày trong thân thể người, từ đó khiến dịch bệnh hoành hành. Vậy nên mồng năm tháng năm lại bị người xưa xem là “ngày ác”.

Nhằm để tránh tà trừ ác tiêu trừ mầm mống dịch bệnh, vào ngày “Tết Đoan Ngọ” hàng năm, người ta đều sẽ thông qua rất nhiều phương thức như dắt xương bồ, ngải cứu; xông thương truật, bạch chỉ; uống rượu hùng hoàng, rượu xương bồ; treo túi thơm; đeo gói thơm, hái bách dược để tránh dịch đuổi tà. Đồng thời cũng dựa vào tác dụng bổ tỳ tiêu ẩm của gạo nếp, đậu đỏ và công hiệu tiêu độc giải nhiệt của lá dong, đậu xanh để gói bánh tét, thông qua đường ăn uống mà bổ tỳ tiêu ẩm, thanh tâm giải nhiệt. Đến cả hoạt động đua thuyền rồng “Tết Đoan Ngọ” cũng là nhằm dựa vào phương thức hoạt động này, một mặt là thể hiện con người phải mạnh mẽ tràn trề, sung mãn khí cường dương như rồng vậy, mặt khác cũng nhằm thông qua sự tương tác với nước mà đạt được âm dương cân bằng. Hơn nữa trong cái oi bức mùa hè, các hoạt động trên nước cũng không dễ gây say nắng, có thể nói là hình thức thể thao dưỡng sinh tốt nhất lại phù hợp thời tiết Đoan Ngọ nhất. Ngày nay hoạt động thể thao này kết hợp với việc tưởng nhớ Khuất Nguyên đã hình thành một nội hàm văn hoá mới.

Các em thiếu niên thân mến, nghe đến đây, các em phải chăng đã phát hiện thấy tập tục “Tết Đoan Ngọ” đã lưu truyền hơn 2000 năm và toàn bộ biến hoá của thiên tượng có thể nói là khăng khít không tách rời, tương phụ tương thành phải không nào. Trong đó không những chứa đầy kết tinh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa chúng ta, mà còn thể hiện sự tôn sùng và tín phục của chúng ta đối với lý niệm “thiên nhân hợp nhất”. Đúng thế, đối diện với vũ trụ mênh mông, nhân loại trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng, qua vô số thực tiễn và gọt dũa, tổ tiên chúng ta đã phát hiện thấy nhân loại muốn có được sự bảo hộ của thiên thượng, thì chỉ có hành xử thuận theo thiên ý mà thôi. Thế thì phải làm sao nhận biết được thiên ý đây? Trung Quốc có câu tục ngữ rằng: “Lấy kính làm gương soi, có thể chỉnh trang mũ áo, lấy lịch sử làm gương soi, có thể biết rõ thiện ác”.

Nhìn một cách tổng quát những thiên tai nhân họa xảy ra bên cạnh chúng ta trong lịch sử và những năm gần đây của Trung Quốc, chúng ta không khó nhận thấy rằng sự biến hóa của thiên tượng hôm nay đã triển hiện ra thiên ý. Năm 2002, tại huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu, đã phát hiện một “Tàng tự thạch” có niên đại cách ngày nay khoảng 270 triệu năm, mặt trong của tảng đá lớn bị tách ra vào 500 năm trước, điều kinh ngạc là trên đó lộ rõ sáu chữ được viết ngay ngắn thẳng hàng “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong”, mà chữ “Vong” trong đó đặc biệt lớn. Qua nhiều phương pháp xác định, trên khối đá “tàng tự thạch” này không phát hiện thấy bất kỳ dấu vết điêu khắc hay gia công nào của con người, mà là hình thành một cách tự nhiên, và được gọi là kỳ quan thế giới. Việc phát hiện ra khối đá “tàng tự thạch” này, thực sự cho thấy thiên ý “Trời diệt Trung Cộng” từ lâu đã triển hiện cho con người thế gian rồi.

Cuối chương trình hôm nay, chị Thuần Tử mang đến cho các em thiếu niên một bài hát mang tên «Đoan Ngọ hạnh phúc», hi vọng các em thiếu niên có thể minh bạch chân tướng, giống như lời bài hát vậy, bởi vì thành kính Đại Pháp mà có thể tránh xa tai họa, có được sự bảo hộ của Thần Phật.

Bài hát: Đoan Ngọ hạnh phúc

Lời: Đồng Hân
Nhạc: Ngũ Tân, Như Sơ
Trình bày: Thuần Tử

爷爷采菖蒲,奶奶剪五毒。
Yéyé cǎi chāngpú, nǎinai jiǎn wǔ dú.
姥姥系彩线,姥爷点额虎。
Lǎolao xì cǎi xiàn, lǎoyé diǎn é hǔ.
爸爸钟馗悬,妈妈粽子煮。
Bàba zhōngkuí xuán, māmā zòngzi zhǔ.
姐姐荷包缝,哥哥龙舟渡。
Jiějiě hébāo fèng, gēgē lóng zhōudù.
弟弟咸蛋立,妹妹百草数。
Dìdì xián dàn lì, mèimei bǎicǎo shù.
老师讲屈原,学生诵诗赋。
Lǎoshī jiǎng qūyuán, xuéshēng sòng shī fù.
有心大法敬,无灾神佛护。
Yǒuxīn dàfǎ jìng, wú zāi shén fú hù.
艾草散清香,百姓乐端午。
Ài cǎo sàn qīngxiāng, bǎixìng lè duānwǔ.

Tạm dịch:

Ông nội hái xương bồ, bà nội cắt ngũ độc.
Bà ngoại thắt dải màu, ông ngoại điểm trán hổ.
Cha treo tranh Thần Chung Quỳ, mẹ nấu bánh tét.
Chị gái may túi thơm, anh trai lái thuyền rồng.
Em trai sắp trứng muối, em gái đếm bách thảo.
Thầy kể chuyện Khuất Nguyên, học trò tụng bài thơ.
Hữu tâm kính Đại Pháp, Thần Phật bảo hộ khỏi tai nạn.
Ngải cứu thoảng toả hương, muôn dân mừng Đoan Ngọ.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283969



Ngày đăng: 08-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.