Thiếu niên thời không (47): Ngày vào đông giá rét nói chuyện “Đông chí”



Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là Thuần Tử. “Đông chí” hay còn gọi là Đông tiết, Hạ đông, Tiết đông chí, Á tuế, là tiết khí thứ 22 trong 24 tiết khí của năm, thường xuất hiện vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 âm lịch hàng năm, “đông chí” là tiết khí thứ 4 trong mùa đông, nó không chỉ là tiết khí cuối cùng trong năm âm lịch, mà còn là sự bắt đầu của mùa đông theo ý nghĩa thiên văn. Bởi vì ngày “đông chí” này, Mặt Trời gần như chiếu thẳng xuống Nam chí tuyến, là khoảng thời gian có ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong một năm ở Bắc bán cầu.

Từ sau ngày “đông chí” trở đi, vị trí chiếu thẳng của ánh sáng Mặt Trời bắt đầu dịch chuyển theo hướng Bắc, độ cao của Mặt Trời vào thời điểm giữa trưa sẽ ngày dần lên cao, bóng Mặt Trời sẽ dần dần ngắn lại và ban ngày sẽ dần dài thêm, cho thấy Mặt Trời chuyển động quay trở lại tiến vào một tuần hoàn mới. Cũng có thể nói “đông chí” là khởi điểm của việc Mặt Trời bắt đầu quay trở lại. Vậy nên người xưa coi ngày này là “ngày đại cát” khi dương khí bắt đầu tăng trở lại. Hơn nữa “đông chí” đã được biết đến rộng rãi từ thời Xuân Thu vào hơn 2000 năm trước, nó không những đóng vai trò quan trọng trong 24 tiết khí mà còn kiêm giữ hai nội hàm to lớn về tự nhiên và nhân văn nữa. Vừa là một tiết khí quan trọng trong 24 tiết khí, vừa là ngày lễ truyền thống dân gian của Trung Quốc. Hơn nữa, từ thời thượng cổ cho đến các triều đại, việc tế trời vào ngày “đông chí” luôn là việc trọng yếu nhất.

Người xưa có câu: “Dương khí bắt đầu sinh sôi, thì âm đạt đến cực điểm”. Do vậy từ khi ngày “đông chí” bắt đầu, thì thời tiết khắp nơi sẽ bước vào thời kỳ lạnh giá, và cũng chính là thời kỳ “đếm cửu” mà người ta thường nói. Tập tục đếm cửu đã có từ lâu đời, ngay từ thời Nam Bắc triều đã có rồi, đếm cửu là gì nào? Chính là tính từ ngày “đông chí”, cứ chín ngày là một cửu, cho đến đủ chín chín tám mươi mốt ngày thì thôi. Ca dao đếm cửu hát rằng: “Một cửu hai cửu không động thủ, ba cửu bốn cửu đi trên băng, năm cửu sáu cửu nhìn liễu bên kia sông, bảy cửu sông chảy, tám cửu nhạn đến, chín cửu thêm một cửu, trâu cày đi khắp nơi”. Bài hát chín cửu này từ trẻ nhỏ cho đến người già, từ gái cho đến trai, từ cổ chí kim, bao đời truyền hát, năm này qua năm khác, tiếng hát tan chảy cả băng tuyết, tiếng hát mang mùa xuân về muôn nơi……

Đến thời nhà Minh, lại xuất hiện tập tục “họa cửu”. Tức là người ta sẽ vẽ một “bức tranh tiêu hàn cửu cửu” vào ngày “đông chí” này. Trong tranh vẽ một cây hoa mai, trên cây vẽ chín chín tám mươi mốt đóa hoa mai rỗng tâm, từ ngày đông chí trở đi, cứ qua một ngày thì nhuộm đỏ một bông, khi mà chín chín tám mươi mốt đóa hoa mai đều được nhuộm đỏ hết, thì mùa đông đã qua đi, và mùa xuân đã đến rồi.

“Bức tranh tiêu hàn cửu cửu” này trông có vẻ đơn giản, thú vị, lại khiến cho mùa đông bớt cô đơn, không còn khiến người ta buốt giá nữa. Thông qua phương thức ẩn dụ mà lại gần gũi quen thuộc, để nói cho chúng ta về một triết lý sống giản dị mà lại sâu sắc rằng: Đừng e sợ mùa đông, đừng sợ giá lạnh, hãy cẩn thận nhuộm từng đóa hoa, làm tốt từng việc, sống trọn vẹn từng ngày, vào lúc đóa hoa mai cuối cùng được nhuộm đỏ, thì mùa đông lạnh giá cũng sẽ tan biến, ngày xuân ấm áp sẽ lẳng lặng đến. Từ xưa đến nay, tập tục “họa cửu” này cứ thế trong giá lạnh, mang mùa xuân hi vọng đến cho những ai đang trong vô vọng, mang màu xanh sự sống đến cho những ai đang trong đường cùng.

Có thể các em thiếu niên sẽ nghĩ rằng: “đếm cửu”, “họa cửu” vì sao đều là chín chín, mà không phải là bảy chín hay tám chín chứ? Trong đó còn có bí ẩn gì chăng? Thực ra những vấn đề này, nếu các em có thể tĩnh tâm, nghĩ về những nội dung mà chị Thuần Tử từng nói trong các chương trình trước đây, các em chắc sẽ hiểu điều bí ẩn trong đó là gì thôi. Chị Thuần Tử từng nhiều lần nói với các em rằng: văn hóa truyền thống của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, trong đó không những tích lũy nội hàm tinh thần “thiên nhân hợp nhất” lớn lao, mà còn chứa đựng rất nhiều văn hóa tín ngưỡng sùng kính Thiên Địa Thần Phật. Vậy nên, rõ ràng văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa chắc chắn luôn mang cái tâm kính sợ đối với Thiên Địa rồi. Cứ như Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh buộc phải vượt qua chín chín tám mươi mốt nạn mới có thể lấy được chân kinh vậy đó. Trong sâu thẳm, hết thảy mọi thứ trên thế gian đều hàm chứa thiên cơ, thực ra đều được sắp đặt theo thiên ý cả đó.

Vậy thì các em thiếu niên có thể sẽ hỏi: người thời xưa không có thiết bị thiên văn hiện đại như chúng ta bây giờ, vậy họ làm thế nào để tính ra được ngày “đông chí” này chứ? Dựa vào những ghi chép lịch sử liên quan, thì dân tộc Trung Hoa từ lâu vào thời kỳ đồ đá mới của xã hội nguyên thủy đã bắt đầu quan sát sự biến đổi của chu kỳ lên xuống của Mặt Trời, và sự tròn khuyết của Mặt Trăng rồi. Họ dựng cây làm cọc, lấy sự biến hóa độ dài của bóng nắng kết hợp sự chuyển biến ấm lạnh của nhiệt độ không khí để trắc định phương vị và thời gian, thông qua quy luật biến hóa của các hiện tượng tự nhiên trong một năm như tinh tượng, thời vụ, thời tiết, vật hậu… tiến hành quan sát tỉ mỉ, đúc kết với thực tiễn mới phân định ra 24 tiết khí, và từ đó nhận biết được quan niệm vũ trụ “Trời tròn Đất vuông”.

Ngày nay chúng ta thường nhìn thấy trên tivi, những cây cột đá hoa biểu đứng sừng sững giữa quảng trường Thiên An Môn ấy, thực ra chính là dụng cụ quan sát Trời Đất thời Viêm Đế – “Nhật quỹ” (dụng cụ tính thời gian theo bóng mặt trời) biến đổi thành. 24 tiết khí là kết tinh độc đáo của trí tuệ tập thể dân tộc Trung Hoa, và cũng là một phát hiện quan trọng trong lịch sử thiên văn thế giới. Theo sự phát triển của lịch sử, 24 tiết khí đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nông lịch. Nó không những là tượng trưng của nền văn minh nông nghiệp cổ đại Trung Quốc phát triển cao độ, mà còn là di sản văn minh trân quý đã tương truyền bao đời nay của dân tộc Trung Hoa. Cho đến hôm nay, nó vẫn có tác dụng chỉ đạo đối với sản xuất nông nghiệp, vậy nên các nước trên thế giới mới ngợi ca đây là “phát minh lớn thứ năm của Trung Quốc” đó.

Mà ngày “đông chí” từng được gọi là ngày “đầu năm”, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong 24 tiết khí. Theo ghi chép, thì vào thời nhà Chu, mùa đông tháng 11 là tháng Giêng, từ thời nhà Chu đến nhà Tần, 24 khí tiết đều được tính bắt đầu từ ngày “đông chí”, ngày “đông chí” trở thành ngày đầu năm mới, hay nói cách khác “Tiết đông chí” lúc ấy cũng giống như chúng ta ăn năm mới bây giờ vậy đó, vào ngày “đông chí” này, chính là ngày mùng 1 Tết. Vậy nên dân gian mới có câu “đông chí lớn hơn Tết”. Cho đến sau khi Hán Vũ Đế áp dụng nông lịch, thì tách biệt tháng Giêng và ngày đông chí, mới có Tết như bây giờ.

Sau thời nhà Hán “đông chí” trở thành “đông tiết”, mỗi khi đến ngày “đông chí”, triều đình và quan phủ không những nghỉ phép theo lệ, dân gian còn phải cử hành nghi thức ăn mừng gọi là “hạ đông” (chúc mừng đông đến). Vậy tại sao phải “hạ đông” nào? Thái Trung Lang thời Đông Hán đã nói trong «Độc Đoạn» như sau: “Đông chí dương khí khởi, quân đạo trường, cố hạ” (tạm dịch: ngày đông chí dương khí tăng lên, quân đạo trường tồn, cho nên đáng chúc mừng). Vậy nên mỗi khi đến dịp này, nhà nhà đều tế Thần, cúng tổ tiên, ôm giữ tâm kính sợ, cảm ân trong đêm dài nhất năm này, để nghênh đón một khởi đầu vạn tượng canh tân. Từ tập tục “hạ đông” này, chúng ta không khó nhận thấy rằng tổ tiên dân tộc Trung Hoa chúng ta quan sát đất trời vừa tỉ mỉ lại sâu xa biết mấy.

Một năm lại bắt đầu, ngày đông chí trên trời, tiết đông chí ở nhân gian. Triết lý do Bác nhi Phục (quẻ Bác và quẻ Phục), không những thể hiện trong tiết khí “đông chí” tại nhân gian, mà còn triển lộ trong sự biến hóa của vạn sự vạn vật trong vũ trụ nữa. Cũng giống như Trung Quốc đại lục ngày nay, sau khi trải qua sự thống trị đầy bạo lực hơn 70 năm của Trung Cộng, đạo đức toàn xã hội tiêu vong, hoàn cảnh sống tồi tệ, kinh tế trượt dốc, khắp cả nước dịch bệnh, thiên tai nhân họa liên tiếp không ngừng, hết thảy những loạn tượng này phải chăng cũng đang cho thấy Trung Quốc ngày nay đang bước vào những ngày lạnh giá đếm cửu sau “đông chí”. Tuy nhiên, vòng tuần hoàn âm dương không ngừng nghỉ giữa Đất Trời rồi sẽ đưa mọi thứ lại trở lại điểm bắt đầu. Mùa đông sẽ qua đi cùng với bài ca dao “đếm cửu” mọi người vẫn truyền hát, những đóa hoa mai “họa cửu” được nhuộm đỏ, và nghênh đón những thông điệp của mùa xuân.

Cuối chương trình, chị Thuần Tử mời các em cùng lắng nghe ca khúc “Ca ngợi Chân Thiện Nhẫn”, mong rằng các em thiếu niên có thể lãnh hội được phúc âm trong tiếng hát thuần tịnh này, cùng bước lên thiên thê của sinh mệnh, và đi đến tương lai tốt đẹp nhé!

Đơn ca nữ: Ca ngợi Chân Thiện Nhẫn

Lời: Thiên Thụy
Nhạc: Như Sơ
Phối khí: Hoán Quy
Trình bày: Đức Âm

真善忍
Zhēn shàn rěn
真善忍
Zhēn shàn rěn
三字真言真理无上
sān zì zhēnyán zhēnlǐ wú shàng
真理力量势不可当
zhēnlǐ lìliàng shì bùkě dāng
真理光芒照彻穹苍
zhēnlǐ guāngmáng zhào chè qióngcāng
至洪至微
zhì hóng zhì wēi
至尊至伟
zhìzūn zhì wěi

真善忍
Zhēn shàn rěn
真善忍
Zhēn shàn rěn
三字真言大法无边
sān zì zhēnyán dàfǎ wúbiān
法正乾坤地久天长
fǎ zhèng qiánkūn dì jiǔ tiāncháng
法开星斗月圆花香
fǎ kāi xīngdǒu yuè yuán huāxiāng
法轮常转
fǎlún cháng zhuǎn
美好无限
měihǎo wúxiàn

真善忍
zhēn shàn rěn
真善忍
zhēn shàn rěn
三字真言圣德无穷
sān zì zhēnyán shèng dé wúqióng
生命福音指引十方
shēngmìng fúyīn zhǐyǐn shí fāng
生命天梯通向天堂
shēngmìng tiāntī tōng xiàng tiāntáng
三才生望
sāncái shēng wàng
万古流光
wàngǔ liúguāng

真善忍
zhēn shàn rěn
永恒的真理
yǒnghéng de zhēnlǐ
真善忍
zhēn shàn rěn
永世的造化
yǒngshì de zàohuà
真善忍
zhēn shàn rěn
永远的天路
yǒngyuǎn de tiān lù

Tạm dịch:

Chân Thiện Nhẫn
Chân Thiện Nhẫn
Ba chữ chân ngôn chân lý vô thượng
Sức mạnh chân lý không gì cản nổi
Hào quang chân lý rọi thấu thương khung
Chí hồng chí vi
Chí tôn chí vĩ

Chân Thiện Nhẫn
Chân Thiện Nhẫn
Ba chữ chân ngôn Đại Pháp vô biên
Pháp chính càn khôn Thiên Địa trường tồn
Pháp tạo trăng sao cùng hoa thơm
Pháp Luân thường chuyển
Đẹp đẽ vô hạn

Chân Thiện Nhẫn
Chân Thiện Nhẫn
Ba chữ chân ngôn thánh đức vô cùng
Phúc âm sinh mệnh dẫn dắt muôn phương
Thiên thê sinh mệnh thông đến thiên đường
Tam tài sinh hi vọng
Vạn cổ sáng lấp lánh

Chân Thiện Nhẫn
Chân lý vĩnh hằng
Chân Thiện Nhẫn
Tạo hóa muôn kiếp
Chân Thiện Nhẫn
Thiên lộ vĩnh cửu

Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/287207



Ngày đăng: 18-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.