Thiếu niên thời không (46): “Anh hùng” của Trung Cộng
Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử
[ChanhKien.org]
Trong văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, từ “anh hùng” này luôn mang nội hàm của sự chính trực, nhân nghĩa và dũng cảm, vậy nên nhân vật “anh hùng” trong lịch sử Trung Quốc luôn khiến người ta ca ngợi và kính phục. Từ sau khi Trung Cộng giành lấy chính quyền, nó cũng gây dựng nên rất nhiều “anh hùng”. Trong chương trình của ngày hôm nay, chị Thuần Tử sẽ dẫn các em cùng nghe câu chuyện về những “anh hùng” mà Trung Cộng tuyên truyền và gây dựng nhé.
Sự thật về tỉ muội anh hùng trên thảo nguyên (lấy từ Minh Huệ Net)
“Tỉ muội anh hùng trên thảo nguyên” – Long Mai và Ngọc Vinh, trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước, có thể nói là hai nhân vật quen thuộc mà ai ai cũng biết, không những được làm thành phim, mà còn được biên soạn vào sách giáo khoa tiểu học nữa. Trong sách giáo khoa có nói thế này: Ngày 9 tháng 2 năm 1964, Ngọc Vinh 9 tuổi và Long Mai 11 tuổi, vì để bảo vệ đàn cừu của tập thể đội sản xuất không bị thất lạc, nên đã rượt theo đàn cừu hơn 20 tiếng đồng hồ trong cơn bão tuyết, cho đến khi ngất xỉu trên mặt đất phủ tuyết… sau đó được một công nhân bẻ ghi đường sắt phát hiện và cứu sống. Nhưng sự thực rốt cuộc là thế nào đây? Bà Trần Hoằng Tân – học giả nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc hiện đang sống ở Úc – đã đích thân phỏng vấn Long Mai, Ngọc Vinh và những người khác trong câu chuyện ngay sau khi sự việc xảy ra không lâu. Bà đã nói rằng: “Nội dung toàn bộ câu chuyện và những gì báo chí đưa tin sau này khác xa hoàn toàn”. Sự thực là vì cha của Long Mai và Ngọc Vinh tự mình chạy ra ngoài uống rượu, giao lại đàn cừu của đội sản xuất cho hai đứa trẻ đi chăn, vậy nên mới tạo thành bi kịch hai đứa trẻ bị rét cóng trong bão tuyết.
Hơn nữa, đằng sau sự tích “anh hùng” được nhào nặn giả dối này, vẫn còn che giấu một câu chuyện khiến người ta tê tái lòng. Nhân vật chính của câu chuyện tên là Hasi Chao Lu, là một người thuộc “cánh hữu” bị đày đến địa phương để lao động cải tạo, ông cũng chính là người thực sự đã cứu tiểu Long Mai 11 tuổi.
Buổi sáng ngày 10 tháng 2 năm 1964, Hasi Chao Lu cùng con trai (Naren Mandula) đi bộ về nhà trong gió tuyết. Băng qua đường sắt chưa được bao xa, thì nhìn thấy đằng xa có một đàn cừu lớn, và Long Mai đã bị cóng đến gần như nói không ra hơi nữa. Hasi Chao Lu tốt bụng vội vàng đưa Long Mai đến một nhà bẻ ghi ở gần nhà ga, nhờ những công nhân ở đó giúp cứu lấy Long Mai. Mấy công nhân lập tức xoa tuyết lên mặt và tay của Long Mai. Đây là cách thường dùng nhất để cứu người trong băng tuyết. Tiếp đó, Hasi Chao Lu ra khỏi nhà bẻ ghi, chạy trong bão tuyết đến bưu điện địa phương, không những gọi điện cho công xã mà còn đích thân đi tìm lãnh đạo khu mỏ Bayan Obo. Khu mỏ nhanh chóng đưa xe đến, đồng thời tổ chức 10 thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh đi tìm kiếm Ngọc Vinh, cuối cùng họ đã tìm thấy Ngọc Vinh trong núi. Do tổn thương nặng vì bị đóng băng, nên Ngọc Vinh bị cắt cụt chân phải từ khớp gối trở xuống và chân trái từ mắt cá trở xuống. Có thể nói, nếu hai chị em họ không gặp được Hasi Chao Lu thì không dám chắc họ có thể sống sót được hay không.
Năm 2009, “Truyện ký danh nhân” kỳ thứ tám, đã phỏng vấn Naren Mandula – con trai của Hasi Chao Lu. Cậu đã thuật lại trải nghiệm này, lúc ấy cậu đã nói với ký giả rằng: Mấy công nhân đường sắt tham gia cứu người đều được biểu dương, trong đó một công nhân họ Vương còn trở thành “anh hùng hạng nhất”, tuy nhiên trong tất cả biểu dương và tin tức được đưa, lại chưa từng thấy cái tên “Hasi Chao Lu” cha của cậu…..bởi cha của cậu lúc bấy giờ, vì đắc tội với lãnh đạo đơn vị, nên bị xếp vào “phe cánh hữu”, và bị đưa xuống làm phần tử bị quản chế phải cải tạo lao động. Vậy nên, mặc dù người cha Hasi Chao Lu đã cứu Long Mai và Ngọc Vinh nhưng lại bị cấp trên cho rằng ông ấy lấy công chuộc tội, do đó không nhất thiết báo cáo, không cần biểu dương. Thế nhưng, điều đáng buồn là sự việc lại chưa dừng tại đó. Tiếp sau đó, câu chuyện hai chị em thảo nguyên được nghệ thuật hóa, bị cho thêm nội dung đấu tranh giai cấp, Hasi Chao Lu từ “phần tử bị quản chế” bình thường trở thành “kẻ trộm cừu”, “giết người không thành”, “bạch âm mục chủ phản động” (bạch âm: tiếng Mông Cổ là địa chủ, phú nông).
Naren Mandula nói: “Thời điểm ấy cha hết lần này đến lần khác khiếu nại lên cấp trên. Nhưng càng khiếu nại thì cảnh ngộ càng gian nan, ông nhiều lần bị lôi đi đấu tố, thậm chí sau đó còn bị nhốt vào tù. Một công nhân tốt bụng tên Trần Trường Sinh, cũng chính là người công nhân tìm thấy Ngọc Vinh trên sườn núi, đã đứng ra nói lời công đạo giúp cha, chẳng ngờ từ đó trở đi, mọi vinh dự đều bị cắt hết. Trong Cách mạng Văn hóa, người cha của hai chị em ấy là Ngô Thiêm Hỉ, lại còn bước lên ra tay đánh cha đang bị vu khống là ‘phần tử phá hoại’, vậy mà Long Mai là người được cha đích thân cứu sống lại không những không biết ơn cứu mạng của cha, thậm chí còn nghe theo chỉ thị của chính phủ, trong đại hội đấu tố đã đứng lên đấu tố chỉ trích cha, vốn là ân nhân cứu mạng mình trước hàng vạn người, chỉ có Ngọc Vinh cảm thấy điều này là hổ thẹn với lương tâm nên đã lựa chọn im lặng”.
21 năm sau, vào tháng 1 năm 1985, oan khuất của Hasi Chao Lu cuối cùng đã được lật lại. Thế nhưng, sự thật về việc Hasi Chao Lu giữ gìn tài sản quốc gia và cứu sống hai đứa trẻ thì đến nay lại chẳng mấy ai biết. Tuyên truyền giả tạo này của Trung Cộng thì vẫn tiếp tục đến tận hôm nay, có thể nói là đã lừa dối mấy thế hệ người Trung Quốc. Theo “Truyện ký doanh nhân” đưa tin, Ngọc Vinh áy náy trong tâm vẫn không quên ân nhân cứu mạng mình, khi Hasi Chao Lu mất năm 2005, cô còn đặc biệt đi đưa tiễn người đàn ông đáng kính này đoạn đường cuối cùng nữa…
Câu chuyện về “người sắt Vương Tiến Hỷ” (lấy từ Minh Huệ Net)
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Trung Quốc đại lục có câu khẩu hiệu thế này: Công nghiệp học Đại Khánh, nông nghiệp học Đại Trại. “Người sắt Vương Tiến Hỷ” trở thành đại biểu cho nhân vật tiên tiến của mỏ dầu Đại Khánh, bằng những tuyên truyền giả tạo của Trung Cộng cũng đã trở thành “anh hùng kiểu mẫu” quen thuộc.
Trong bộ phim «Lập nghiệp», Vương Tiến Hỷ là đội trưởng đội khoan giếng của giếng dầu số 01 ở mỏ dầu Đại Khánh, được Trung Cộng xuyên tạc thành nhân vật anh hùng kiểu mẫu trong việc dẫn đầu công nhân dầu mỏ tranh với trời đấu với đất, gian khổ lập nghiệp, nhóm lửa học tư tưởng Mác – Lê Nin, dùng thân người khuấy bùn để bịt giếng phun v.v… Thế nhưng lịch sử thực sự là như thế nào chứ?
Theo hồi ức của những công nhân dầu mỏ năm ấy: Vào lúc Vương Tiến Hỷ được điều đến mỏ dầu Đại Khánh, thì mỏ dầu Đại Khánh đã khoan được 20 giếng dầu rồi; việc dùng bùn gia cố giếng cũng chỉ là một khâu công tác trong việc khai thác giếng dầu vào thời điểm đó mà thôi, chứ không phải là biện pháp khẩn cấp khi xảy ra giếng phun mới áp dụng.
Bởi thiết bị kỹ thuật thời điểm ấy hết sức lạc hậu, không có thiết bị khuấy bùn cỡ lớn, mà là hai nhân viên kỹ thuật của đội khoan giếng dầu số 01 mỏ dầu Đại Khánh (trong đó có một người họ Lưu), xuất phát từ thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc, đã bất chấp tất cả nhảy vào bể bùn, dùng thân mình khuấy bùn, nên mới có được giếng dầu số 1. Tất cả những điều này chẳng hề liên quan gì đến Vương Tiến Hỷ cả.
Bộ trưởng dầu mỏ năm ấy là Khang Thế Ân, lúc nghe báo cáo về việc xây dựng mỏ dầu Đại Khánh, một kỹ sư lâu năm làm công tác kỹ thuật cho giếng dầu số 01 ở mỏ dầu Đại Khánh thời điểm ấy đã báo cáo trung thực về quá trình này với ông. Khang Thế Ân rất hứng thú với việc dùng người khuấy bùn, ông ta nói rằng: Đúng vậy, chúng ta nên gây dựng một tấm gương điển hình. Tuy nhiên ông ta lại không muốn lấy hai nhân viên kỹ thuật đã bất chấp thân mình nhảy vào bể bùn để gây dựng tấm gương điển hình, bởi vì lúc ấy Trung Cộng miệt thị phần tử trí thức là “xú lão cửu”. Do đó ông ta đã nói với người phụ trách mỏ dầu Đại Khánh cũng đến báo cáo công việc rằng: Chọn lấy một người, gây dựng tấm gương điển hình. Vì vậy, Vương Tiến Hỷ vốn chẳng có đóng góp gì, lại vô công hưởng lộc trở thành “nhân vật kiểu mẫu” quen thuộc.
Từ đó có thể thấy, cái gọi là “anh hùng” mà Trung Cộng gây dựng ấy thực ra đều là sử dụng xuyên tạc giả tạo mà ra. “Anh hùng kiểu mẫu” thực sự đều là người khác. Những sự thật không thể chối cãi này đã chứng thực việc lừa dối dân chúng chính là mánh khóe thống trị thường dùng của Trung Cộng. ĐCSTQ vốn là yêu linh đến từ phương Tây, bản chất của nó chính là tà ác tàn bạo. Nó lấy lừa dối và bạo lực trị quốc, mục đích thực sự của nó chính là dùng bạo lực phá hủy văn minh 5000 năm của Trung Hoa, hủy diệt chính tín của con người đối với Thần, từ đó dẫn nhân loại đi đến diệt vong. Vậy nên từ khi giành lấy chính quyền đến nay, ĐCSTQ đã nhiều lần phát động các cuộc vận động: túc phản, phản cánh hữu, đại nhảy vọt, cách mạng văn hóa, sự kiện lục tứ, đã gây nên cái chết bất thường của hơn 80 triệu người dân Trung Quốc. Vì để ngăn cấm cản trở người ta tín ngưỡng vào Thần Phật, theo đuổi đặc tính vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn”, mà tiến hành bức hại “Pháp Luân Công” trên khắp cả nước, thậm chí vào ngày 23 tháng Giêng năm 2001 đã dàn dựng giả tạo ra vụ án “Tự thiêu ở Thiên An Môn” chấn động cả trong và ngoài nước nữa.
Thiện ác đến cuối cùng đều có báo. Hiện nay kẻ làm ra thước phim của giả án tự thiêu là Trần Manh đã gặp ác báo chết vì ung thư vào năm 2008; người tham dự diễn xuất vụ án tự thiêu kẻ thì bị giết người diệt khẩu, kẻ thì bị giam cầm phải trải qua năm tháng cay đắng trong nhà ngục; kẻ bị mất đi nhan sắc xinh đẹp trẻ trung, sống không bằng chết trong sự giam lỏng trường kỳ. Ngày 14 tháng 8 năm 2001, trong hội nghị của Liên hợp quốc, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành vi chủ nghĩa khủng bố nhà nước của Trung Cộng đối với vụ việc “tự thiêu ở Thiên An Môn”: Cái được gọi là “sự kiện tự thiêu ở Thiên An Môn” là nhằm hãm hại “Pháp Luân Công”, liên quan đến âm mưu và mưu sát gây chấn động; từ phân tích video cho thấy toàn bộ sự việc “được chỉ đạo bởi chính phủ”.
“Anh hùng”, thế nào là “anh hùng”? Các em thiếu niên thân mến, “anh hùng” hoàn toàn không thể dùng lời dối trá để tạo nên, “anh hùng” là đỉnh thiên lập địa, là những con người dũng cảm, trí huệ, nhân từ được lòng người như trong lịch sử có Nhạc Phi, Văn Thiên Tường, Dương Gia Tướng v.v. họ mới là những “anh hùng” mẫu mực trung quân ái quốc rung động lòng người! Và những người tu luyện “Pháp Luân Công” ở Trung Quốc đại lục hôm nay đang đương đầu với áp lực bức hại, phơi bày sự dối trá của Trung Cộng, nói cho mọi người chân tướng “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” càng xứng đáng là những “anh hùng” thực sự thời nay! Vậy nên, cuối chương trình hôm nay, chị Thuần Tử mời các em thưởng thức ca khúc “Đại Pháp đồ”, mong rằng các em thiếu niên từ trong bài hát có thể cảm ngộ được sự từ bi và uy nghiêm khiến hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều bội phục của những “anh hùng” “Đại Pháp đồ” này nhé.
Hợp xướng: Đại Pháp đồ
Lời: Đệ tử huyện Liễu Hà, Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Đức Âm, Vĩnh Sinh, Như Sơ
我们是大法徒
Wǒmen shì dàfǎ tú
生命无比的荣耀和幸福
shēngmìng wúbǐ de róngyào hé xìngfú
因为我们走的是神的路
yīnwèi wǒmen zǒu de shì shén de lù
无论身在何处都有师尊看护
wúlùn shēn zài hé chù dōu yǒu shīzūn kānhù
不归三界管地狱把名除
bù guī sānjiè guǎn dìyù bǎ míng chú
大法徒生命就是这样的特殊
dàfǎ tú shēngmìng jiùshì zhèyàng de tèshū
令宇宙所有的生命羡慕
lìng yǔzhòu suǒyǒu de shēngmìng xiànmù
我们是大法徒
wǒmen shì dàfǎ tú
生命由大法真金所铸
shēngmìng yóu dàfǎ zhēn jīn suǒ zhù
因为我们把历史重任肩负
yīnwèi wǒmen bǎ lìshǐ zhòngrèn jiānfù
危难中把众生救度
wéinàn zhōng bǎ zhòngshēng jiù dù
面对邪恶与暴徒
miàn duì xié’è yǔ bàotú
我们没有倒下没有屈服
wǒmen méiyǒu dào xià méiyǒu qūfú
用大法徒的慈悲与威严在天地间立足
yòng dàfǎ tú de cíbēi yǔ wēiyán zài tiāndì jiān lìzú
令宇宙所有的生命佩服
lìng yǔzhòu suǒyǒu de shēngmìng pèifú
Tạm dịch:
Chúng tôi là Đại Pháp đồ
Sinh mệnh vinh diệu và hạnh phúc không thể sánh
Bởi vì con đường chúng tôi đang đi là con đường của Thần
Dù ở nơi đâu đều có Sư tôn trông nom
Không quy về Tam giới tên cũng gạch khỏi địa ngục
Sinh mệnh Đại Pháp đồ chính là đặc biệt thế đấy
Khiến hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều ước ao
Chúng tôi là Đại Pháp đồ
Sinh mệnh được tạo nên bởi Đại Pháp chân kim
Bởi vì chúng tôi gánh vác trọng trách lịch sử
Trong nguy nan mà cứu độ chúng sinh
Đối mặt với tà ác lẫn côn đồ
Chúng tôi không gục ngã cũng không khuất phục
Dùng sự từ bi và uy nghiêm của Đại Pháp đồ sừng sững giữa đất trời
Khiến hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều bội phục
Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo nhé.
Ngày đăng: 08-02-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.