Thiếu niên thời không (44): Bí quyết của hạnh phúc
Biên tập: Tịnh Trúc
Dẫn chương trình: Thuần Tử
[ChanhKien.org]
Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là chị Thuần Tử. Làm sao để có được hạnh phúc? Đây có lẽ là điều mà tất cả chúng ta từ khi bắt đầu biết suy nghĩ là đã suy xét đến rồi, tuy rằng trong cuộc sống hiện thực, khái niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau là có lý giải và truy cầu khác nhau. Nội hàm của hạnh phúc cũng trở nên vô cùng phong phú bởi những lý giải và truy cầu khác nhau này, dù không có cùng một câu trả lời, cũng không có hình mẫu nhất định, nhưng không thể phủ định rằng, suốt cuộc đời ai cũng đều đang truy cầu hạnh phúc của mình.
Thế nhưng trên con đường truy cầu hạnh phúc, có người xem việc thực hiện mơ ước của mình bằng những truy cầu mà bản thân có được là hạnh phúc, nhưng sau khi dốc hết tâm cơ thủ đoạn thực hiện xong, lại phát hiện bản thân không có được hạnh phúc như dự tính, từ đó mất hết hi vọng rơi vào mê mang mịt mù; cũng có người chỉ đơn giản xem việc ăn no mặc ấm là hạnh phúc, bỗng nhiên phát hiện dù cho như vậy thì thứ hạnh phúc như thế cũng là ngoài tầm với; còn có người luôn cảm thấy người khác hạnh phúc hơn mình, vậy nên không ngừng bám sau người khác đua đòi theo hạnh phúc, trở thành nô lệ của tài phú danh lợi, từ ấy dần dần mất đi chính mình, thậm chí quên mất hạnh phúc bản thân truy cầu rốt cuộc là gì…..
Thế thì, hạnh phúc thực sự rốt cuộc là gì chứ? Các em thiếu niên thân mến, sau đây chúng ta hãy cùng nghe xem nhân vật chính trong câu chuyện – Quy chân, cảm ngộ về “hạnh phúc” như thế nào nhé.
“Bí quyết của hạnh phúc” (Lấy từ «Tân sinh văn trích»)
Hạnh phúc là gì? Mệnh đề đơn giản lại sâu sắc này, mỗi người có lẽ đều có thể nói ra tiêu chuẩn của mình, một người thuộc thế hệ 8x như tôi cũng muốn chia sẻ cùng mọi người về hạnh phúc mà mình thể ngộ được.
Thời nhỏ, khi mà những đứa trẻ khác đang bắt chuồn chuồn, vớt nòng nọc thì tôi lại thường ngắm bầu trời ngoài cửa sổ, suy ngẫm sinh mệnh đến từ đâu, rồi sẽ đi về đâu. Nhìn thấy chú cá chết trên dao thớt, chú bướm thoát không nổi tấm mạng dày cuối cùng bỏ lại đôi cánh đẹp đẽ, tôi luôn cảm thấy sự đáng sợ và khó đoán của cái chết. Tuổi thơ với những suy nghĩ ấy khiến tôi không vui vẻ, không có hi vọng cũng không có động lực, không hiểu được những người xung quanh, cũng không ai hiểu được tôi, kể cả cha mẹ của tôi. Trong mắt họ, tôi là đứa ít nói, cả ngày nhăn nhó, không bao giờ cười. Ở trường học, thầy chủ nhiệm cảm thấy tôi già trước tuổi; bạn học cảm thấy tôi lầm lì hướng nội. Cô độc là cảm nhận lớn nhất lúc thuở nhỏ của tôi.
Một ngày tươi đẹp mùa hè năm 1996, ba chữ “Pháp Luân Công” đã thay đổi cuộc đời tôi! Tôi luôn thắc mắc về ý nghĩa của sinh mệnh, đời người rốt cuộc là vì điều gì, nhưng không ai cho tôi câu trả lời thỏa đáng cả, thế nhưng trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» của Pháp Luân Công đã nói cho tôi biết rằng: “sinh mệnh của con người, mục đích không phải [vì] để làm người; [nên] bảo chư vị phản bổn quy chân, quay trở về”. Một lời này đã đánh trúng nơi sâu thẳm nhất trong lòng tôi, giống như một toà lâu đài kín mít cuối cùng đã mở ra một cánh cửa sổ, hắt vào trong ánh sáng trong trẻo của vầng trăng. Pháp Luân Công dạy tôi làm người chiểu theo tiêu chuẩn “Chân Thiện Nhẫn”, chân thành đối đãi người khác, thiện đãi với người khác, chuyện gì cũng cần nhẫn và nhường nhịn. Đây là điều mà từ nhỏ dù ở nhà, cũng như ở trường đều chưa có ai dạy tôi cả. Trong tâm ôm giữ “Chân Thiện Nhẫn”, lại thấy người và mọi việc xung quanh dường như đều trở nên tốt đẹp và sinh động hẳn lên, cảm thấy ai cũng đáng yêu thế, dù là người từng bắt nạt tôi, thì trong lòng tôi cũng bớt oán hận rồi. Tôi quyết tâm phải gieo trồng hạt giống “Chân Thiện Nhẫn” trong tâm hồn bé nhỏ của mình để nở ra những bông hoa xinh đẹp.
Do đó, khi nhìn thấy những chiếc xe đạp trong nhà để xe bị đổ, cho dù không phải là tôi đã va phải, tôi cũng sẽ dừng lại dựng từng chiếc một lên rồi xếp lại ngay ngắn; nếu không ai muốn làm việc dọn dẹp vệ sinh, tôi sẽ chủ động nhận lấy; thầy giáo xếp cho bạn học quậy nhất lớp ngồi cùng bàn với tôi, tôi nói cho bạn ấy về Pháp Luân Công, nói về “Chân Thiện Nhẫn”, dạy cậu ấy xếp bằng đả toạ, cậu ấy nghe rất nhập tâm, không còn quậy phá nữa. Ở nhà, tôi không còn thinh lặng, lặng lẽ một mình như trước, mà cùng người nhà đọc «Chuyển Pháp Luân», cùng chia sẻ, làm sao để làm được tốt hơn nữa theo “Chân Thiện Nhẫn”. Không biết từ lúc nào, bạn bè quanh tôi nhiều hẳn lên, tuy tôi vẫn còn chỗ thiếu sót, nhưng các bạn thấy tôi không như thế, tôi rất chân thành, làm người ta có thể tin tưởng và trông cậy, những chuyện trong lòng đều muốn nói với tôi, tôi đã nói với họ rằng Pháp Luân Công đã thay đổi tôi, “Chân Thiện Nhẫn” đã thay đổi tôi.
Còn nữa, từ nhỏ bụng của tôi đã yếu, không lâu sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã khoẻ hẳn rồi, người cũng không còn gầy như que củi nữa, chứng phát sốt cảm mạo định kỳ cũng không tìm đến tôi nữa. Tôi lúc ấy đã không còn biết đến cô độc và khổ não là gì nữa, tu luyện Pháp Luân Công làm tôi hạnh phúc biết bao! Nếu nói sau cơn mưa trời lại sáng, tôi nghĩ, từ mùa hè năm 1999 ấy, cơn gió tanh mưa máu của cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công đã nổi lên. Gia đình tôi, vốn tắm mình trong không khí tường hoà ấm áp trong Pháp quang của “Chân Thiện Nhẫn”, bỗng nhiên thay đổi, mẹ đi thỉnh nguyện, giảng chân tướng về tình huống chân thật của Pháp Luân Công nên bị giữ trong trại tạm giam, cái nơi mà tôi chưa hề nghĩ đến sẽ liên quan gì với cuộc đời của tôi. Sự khác biệt trước sau quá lớn, trong một đêm, tôi từ thung lũng nở đầy hoa tươi rơi vào vực sâu tối tăm mịt mùng.
Trên bàn học, cuốn «Chuyển Pháp Luân» bìa xanh lam vẫn đặt ở đó. Giây phút ấy, trong đầu tôi hiện ra cảnh tượng mọi người ngồi dưới mái đình nhỏ trong công viên, cùng nhau đọc «Chuyển Pháp Luân». Mưa phùn lất phất, nước mưa từ mái hiên chảy xuống, tưới lên cây cỏ, rửa sạch bụi bẩn cả thành phố. Dù là người già hay người trẻ, đọc xong sách, những bất bình trong tâm đều không còn nữa, oán hận tiêu tan, tinh thần phấn chấn, tâm hồn hết lần này đến lần khác được gột rửa trong Đại Pháp. Tôi cũng nhớ lại cảnh mọi người ngồi trên mặt đất, quây thành vòng tròn xếp bằng luyện công, ngày lại ngày qua đi, những người trước vốn ngồi xe lăn đã có thể tự mình đi đến điểm luyện công; những người mặt mày xanh xao, toàn thân đau nhức đã trở nên tươi tắn hớn hở; những người lưng còng nay đã trở nên ngay ngắn, thẳng tắp và tráng kiện rồi… những hình ảnh ấy sẽ không bao giờ trôi theo năm tháng, mà sẽ trở thành quang cảnh sáng ngời trong ký ức của tôi.
Lại giở cuốn «Chuyển Pháp Luân» ra, từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng, không có chữ nào dạy người ta làm điều xấu, không có chữ nào dạy người ta hành tà làm ác. Lòng tôi sợ hãi không yên, trong khi đọc sách từng chút một, tôi đã dần dần bình tĩnh và kiên định: Pháp Luân Công không có sai! “Chân Thiện Nhẫn” không có sai! Trong tâm tức khắc tràn đầy năng lượng, không những bản thân vững vàng, còn cần nói cho những người xung quanh biết rằng: Trung Cộng đang bịa đặt vu khống Pháp Luân Công. Người nhà, bạn học, bạn bè, thầy cô, thậm chí cảnh sát, thật không dám tin, đối diện với cường quyền như thế, một đứa trẻ vị thành niên như tôi lại có lòng can đảm như vậy. Mọi người rần rần khen ngợi Đại Pháp, ánh mắt không hề khinh khi thù hận, đều tỏ vẻ tán thành và thấu hiểu.
Pháp Luân Công dạy tôi đi con đường chính đạo, cho tôi chính niệm, đối diện với đàn áp tàn khốc, và những can nhiễu dụ hoặc của các thói xấu trong xã hội hiện đại, các bạn học của tôi, có bạn thì xuôi theo trào lưu, ăn chơi phóng túng, phung phí tiền của cha mẹ, không lo học hành, gian lận thi cử. Nhưng tôi thì không, trong lòng tôi có “Chân Thiện Nhẫn”, cho dù hoàn cảnh thế nào, tôi đều phải làm tốt. Pháp Luân Công khai mở trí huệ của tôi, đối diện với việc học nặng nề, áp lực thi cử, ảnh hưởng của dư luận xã hội, các bạn học quanh tôi cả ngày vất vả vùi đầu học tập, chôn trong đống sách vở, vui buồn theo điểm số mỗi lần thi cử. Tôi thì không thế, chỉ cần nghiêm túc đọc «Chuyển Pháp Luân», kiên trì luyện công đả toạ, tư tưởng sẽ đơn giản thuần tịnh, suy nghĩ mạch lạc rõ ràng, việc học tập chỉ tốn một nửa công sức mà đạt được gấp đôi, lúc thi cử như thể có Thần trợ giúp vậy, ý văn trôi chảy tuôn trào. Nên khi tốt nghiệp trung học tôi được tuyển thẳng vào đại học nhờ thành tích xuất sắc.
Một giáo viên đại học của tôi từng nói, người xưa gửi tình vào sông núi, “Đến tận cùng con nước, lại ngồi ngắm mây bay”. Nhưng việc du ngoạn của con người hiện đại, lại huyên náo hỗn loạn, cưỡi ngựa xem hoa, lúc đến thì khấp khởi kỳ vọng, lúc về thì mệt mỏi rã rời. Điều này cho thấy trạng thái đời sống của con người hiện đại: nóng vội, lo âu, cơ thể yếu kém, áp lực công việc cuộc sống luôn luôn khiến người ta lực bất tòng tâm. Bấy giờ, hạnh phúc dường như đã trở thành một thứ xa xỉ đắt đỏ, luôn xa xăm trước mặt, rất nhiều người cứ bôn ba trên con đường truy cầu hạnh phúc, nhưng lại chưa từng thấy hạnh phúc thực sự. Trên trường danh lợi tranh giành đấu đá, dối gạt lẫn nhau; cuộc sống tình cảm không có trách nhiệm, tận hưởng ham muốn nhất thời; truy cầu vô độ về vật chất và sự thiếu hụt về tinh thần, hết thảy đều lao về phía ngược lại với hạnh phúc.
Nhưng Pháp Luân Công giảng “Chân Thiện Nhẫn”, dạy tôi phàm gặp chuyện gì cũng phải suy nghĩ cho người khác, vô tư vô ngã, lúc tôi làm được điều ấy, tôi phát hiện ra những cố gắng của tôi có thể khiến người khác vui vẻ; Pháp Luân Công dạy tôi gặp mâu thuẫn phải hướng nội mà tìm, không được đẩy trách nhiệm cho người khác, lúc tôi làm được điều ấy, tôi nhận thấy tâm hồn đang ở cảnh giới biển rộng trời cao, vô cùng thoải mái; Pháp Luân Công dạy tôi dùng tâm thái độ lượng bình hoà để đối đãi với được mất, không chấp vào danh lợi thế gian, khi tôi làm được điều này, tôi nhận thấy thật là tốt khi đối diện với cuộc sống một cách vô cầu vô chấp. Thanh tâm tự tại, thoải mái tự do, sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, là “Pháp Luân Công” giúp tôi tìm được bí quyết của hạnh phúc, tôi muốn dùng những trải nghiệm của chính mình nói với các bạn rằng, Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Chân Thiện Nhẫn là tốt!”
Các em thiếu niên thân mến. Nghe xong câu chuyện “Bí quyết của hạnh phúc” này rồi, các em phải chăng đã hiểu được điều gì mới là hạnh phúc thực sự, thật lòng hi vọng các em có thể nhờ câu chuyện này mà có được hạnh phúc thực sự! Cuối chương trình chị Thuần Tử mời các em cùng lắng nghe ca khúc – “Bài ca hạnh phúc” nhé!
Đơn ca nữ: Bài ca hạnh phúc
Lời: Mịch Chân
Nhạc: Như Sơ
Trình bày: Như Ca
和煦的风吹走忧烦
Héxù de fēng chuī zǒu yōufán
明净的月驱散黑暗
míngjìng de yuè qūsàn hēi’àn
清澈的水洗尽污浊
qīngchè de shuǐxǐ jǐn wūzhuó
甘美的露滋润心田
gānměi de lù zīrùn xīntián
五彩的霞照亮天边
wǔcǎi de xiá zhào liàng tiānbiān
慈悲的主送来法船
cíbēi de zhǔ sòng lái fǎ chuán
幸福的歌响彻云霄
xìngfú de gē xiǎngchèyúnxiāo
感恩的泪汇成清泉
gǎn’ēn de lèi huì chéng qīngquán
Tạm dịch:
Gió ấm áp cuốn bay phiền muộn
Trăng vằng vặc xua tan bóng tối
Nước trong suốt rửa sạch nhơ đục
Sương ngọt lành dịu mát cõi lòng
Mây ngũ sắc chiếu rọi chân trời
Phật Chủ từ bi gửi thuyền Pháp đến
Bài ca hạnh phúc vang tận trời xanh
Nước mắt cảm ân hợp thành dòng suối.
Các em thiếu niên thân mến, chương trình «Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không» của ngày hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các em trong chương trình tiếp theo.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286379
Ngày đăng: 04-02-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.