Thiếu niên thời không (13): Tai họa do tự mình chiêu mời đến



Biên tập: Tịnh Trúc

Dẫn chương trình: Thuần Tử

[ChanhKien.org]

Xin chào các em thiếu niên thân mến, chị là Thuần Tử. Tục ngữ có câu: “Trời có mưa gió khó đoán, người có hoạ phúc sớm chiều”. Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ có đôi lúc gặp phải những thiên tai nhân họa hoặc chuyện không hay nào đó, mỗi lúc như thế người ta sẽ lại oán trách ông trời không nhân từ hoặc số phận bất công. Thực ra thì, tai họa đều là do con người tự mình gây ra, tự mình chiêu mời đến mà thôi. Hôm nay chị Thuần Tử sẽ kể cho các em ba câu chuyện liên quan đến chủ đề này:

“Không nói thiên lý, không có lương tâm”

Trước đây có một người thanh niên tên là Lương Tâm, nhà nghèo rớt chẳng có gì. Một hôm, khi cậu đang đánh cá trên hồ, trời bỗng đổ mưa to, thấy trời cũng sắp tối rồi, nhưng cậu chẳng bắt được gì dù là con cá nhỏ, còn bị dính mưa ướt sũng cả người. Ngay khi cậu ủ rũ thu lưới chuẩn bị về nhà, bỗng nhiên nghe thấy trong hồ nước “rầm” một tiếng. “Có cá!” Lương Tâm nhanh chóng buông lưới, kéo lên thì thấy quả nhiên trên lưới mắc một con cá lớn nặng mấy chục cân (1 cân = 0.5 kg). Lương Tâm mừng vui khôn xiết, vội vàng mang con cá lớn về nhà. Vừa mới vào đến cổng đã gọi lớn: “Mẹ ơi, mau đun nước, chúng ta có cá ăn rồi!” Mẹ của Lương Tâm lúc này đã đói bụng cả ngày rồi, liền vội đỡ lấy sọt cá, nhìn kỹ thì giật mình nói: “Lương Tâm, con cá này không thể ăn được, đây là thiên lý thần ngư đó!” Lương Tâm nghe mẹ nói vậy cũng cảm thấy sợ, vội vàng mang thiên lý thần ngư đi vào trong thị trấn, muốn đổi lấy chút gạo đem về. Vừa mới sắp cá lên sạp trên chợ, liền có rất nhiều người vây quanh muốn mua. Đúng lúc chuẩn bị bán, thì một lão ngư ông nói: “Đây là thiên lý thần ngư, ăn vào sẽ đắc tội đó”. Những người mua cá nghe thấy liền không ai dám mua nữa. Lương Tâm chỉ đành ôm bụng đói mang thiên lý thần ngư về nhà. Mẹ của Lương Tâm thấy thần ngư chưa bán được, liền đem thả vào trong một chum nước lớn nuôi. Qua một lúc sau, Lương Tâm quả thật đói không chịu nổi nữa, liền mông muội muốn đi làm thịt cá ăn. Anh ta cầm lấy con dao làm bếp mài đi mài lại trên mép của chum nước. Thiên lý thần ngư thấy Lương Tâm đang mài dao thì mở miệng nói: “Anh Lương Tâm ơi, chớ có giết tôi, anh muốn cái gì tôi cho anh cái đó”. Lương Tâm nghe thấy muốn gì cho nấy, liền nói: “Được thôi, nếu ngươi mỗi ngày đều có thể nhả ra một xâu tiền cho ta, đủ cho mẹ con ta có cơm ăn áo mặc, ta sẽ không giết ngươi nữa”. Lương Tâm nói xong, chỉ thấy thiên lý thần ngư quẫy mình trong nước, rồi một xâu tiền vọt ra khỏi chum. Từ đó trở đi, Lương Tâm không còn xuống hồ đánh cá nữa, mà sống nhờ vào tiền mà thiên lý thần ngư cho. Hết một năm, Lương Tâm nghĩ, tiền mà thiên lý thần ngư cho chỉ đủ cơm ăn áo mặc mà thôi, ta vẫn chưa có nhà để ở. Do đó, anh ta lại xách dao đến mài vào mép của chum nước. Thiên lý thần ngư thấy vậy liền nói: “Anh Lương Tâm ơi, anh chớ giết tôi, anh muốn gì tôi cho anh cái đó”. Lương Tâm lập tức nói ngay: “Chỉ cần mỗi ngày ngươi tặng ta hai thỏi vàng, ta sẽ không giết ngươi”. Nói xong liền thấy thiên lý thần ngư quẫy một cái từ trong chum bay ra hai thỏi vàng sáng loáng. Từ đó về sau, mỗi ngày thiên lý thần ngư đều tặng cho Lương Tâm hai thỏi vàng. Xuân qua thu tới, thấm thoắt đã ba năm, Lương Tâm không những xây được nhà lầu, mà còn trở thành phú ông trong vòng mấy trăm dặm. Hôm ấy, Lương Tâm cưỡi ngựa vào trong trấn, thì nhìn thấy một đám người vây quanh xem cáo thị của vua ban đến từ trong kinh thành, bèn chen vào trong đám người để xem, chỉ thấy trên đó có viết: “Con gái của vua bụng đau không dứt, chỉ có ăn thịt thiên lý thần ngư mới có thể trị khỏi, ai có thể đem dâng thiên lý thần ngư, người đó sẽ được phong làm Phò Mã”. Lương Tâm thấy vậy mừng khôn tả, mau chóng cưỡi ngựa về nhà, kêu người chuẩn bị xe lớn, kéo cả cá lẫn chum nước vào kinh thành, anh ta muốn dâng thiên lý thần ngư cho vua. Vua nghe thấy rất vui mừng, lập tức cử đại thần đi đón cống phẩm. Khi các đại thần đem chum cá đến trước mặt vua, dỡ nắp chum ra thì thấy trong chum trống trơn, cá đã không có đến nước cũng không. Thì ra, lúc các đại thần tiếp nhận chum nước, thiên lý thần ngư thấy Lương Tâm một chút thiện niệm cũng không có, liền đem cả nước bay về Đông Hải rồi. Vua nhìn thấy cái chum không, nổi cơn thịnh nộ: “Ngươi là đồ súc sinh, dám gạt dối nhà vua, lôi ra xử trảm!” Vậy là Lương Tâm bị áp giải đến Vũ Môn chém đầu. Thiên lý thần ngư đã cho Lương Tâm cuộc sống sung túc, nhưng Lương Tâm lại không những không biết ơn, mà còn phản lại “lương tâm”, vì để trở thành Phò Mã mà vong ân phụ nghĩa, kết quả là tự mình chiêu đến tai hoạ diệt thân.

Các em thiếu niên thân mến, mặc dù ở Trung Quốc đại lục ngày nay, do việc giáo dục tẩy não của “thuyết vô thần” và “văn hoá đảng”, mà rất nhiều người đã không còn tin vào “thiên lý và lương tâm” nữa. Chúng ta đều biết rằng “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Vậy thì, cùng một đạo lý, gieo thiện nhân chắc chắn kết được thiện quả, gieo ác nhân cũng chắc chắn kết ác quả. Có lẽ nghe đến đây, các em thiếu niên có thể sẽ nói, vậy tại sao trong hiện thực lại có tồn tại hiện tượng người tốt lại không gặp lành, người xấu không bị báo ứng chứ? Thực ra, đó chẳng qua là quá trình trung gian và hiện tượng giai đoạn trong quá trình tuần hoàn nhân quả mà thôi, cũng chính là nói “không phải không báo, mà là chưa đến lúc, một khi đến lúc, đều sẽ có báo”. Hơn nữa, ở đây chị Thuần Tử còn muốn nói với các em rằng: Nhân quả báo ứng thì bất luận người này tin hay không tin, cũng bất kể người này thân phận cao hay thấp, giàu sang hay nghèo hèn, đối với ai cũng đều như nhau, không sai một ly. Vì thế cho nên, người xưa có câu: “Phúc họa vô môn, duy nhân tự chiêu” (ý là phúc hoạ vốn không có cửa, chỉ là người ta tự chiêu mời thôi). Dưới đây, chúng ta hãy cùng lắng nghe xem, người ta tự chiêu mời tai họa như thế nào nhé!

Dàn dựng giả án “Tự thiêu ở Thiên An Môn”, vu khống hãm hại Pháp Luân Công gặp ác báo

Trần Manh là nhà sản xuất của giả án “Tự thiêu ở Thiên An Môn” trong chương trình đặc biệt của đài truyền hình trung ương CCTV. Sau khi bán rẻ lương tri, chế tác và phát sóng chương trình giả án “Tự thiêu ở Thiên An Môn” liền được thăng chức làm giám đốc chương trình “Đông Phương thời không”. Đang lúc muốn leo lên chức vụ cao hơn, Trần Manh lại bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, lại phát hiện các tế bào ung thư đã di căn đến gan, nỗi đau đớn của căn bệnh ung thư gây ra khiến ông ta đau đến chết đi sống lại. Cuối cùng sự thống khổ vô cùng tận đó khiến ông ta cũng không còn thiết sống nữa.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, sau khi phát hiện mắc ung thư dạ dày chín tháng, Trần Manh đã chết trong sự dày vò đau đớn của bệnh ung thư tại bệnh viện ung bướu Bắc Kinh, khi chết mới 47 tuổi, để lại người vợ không công ăn việc làm cùng đứa con trai 11 tuổi. Các đồng nghiệp xung quanh đều rất kinh ngạc trước căn bệnh của Trần Manh, nghĩ không ra, làm sao Trần Manh không hề uống rượu mà mắc ung thư dạ dày được chứ? Thực ra nguyên nhân là bởi Trần Manh vì lợi ích cá nhân, đi theo tà đảng Trung Cộng, đi ngược lại đạo đức lương tri, dàn dựng giả án “Tự thiêu ở Thiên An Môn”, vu khống hãm hại Pháp Luân Công mà gặp ác báo. Chính như ông ta đã nói trong một hội thảo nghiên cứu ở California, Hoa Kỳ năm 2001, “Tôi thấy tin tức cũng không có tính chân thực gì cả”, “Ai cho tôi cơm ăn, tôi sẽ bán mạng cho kẻ đó”. Không ngờ lời này đã thành điềm báo trước.

Vào thời điểm đó, bên cạnh Trần Manh khi ở bệnh viện ung bướu Bắc kinh, còn có La Kinh, nhân vật tiêu biểu của chương trình thời sự 30 phút buổi tối của CCTV. La Kinh chính là miệng lưỡi của Trung Cộng, rất nhiều những lời dối trá vu khống Pháp Luân Công đều là từ miệng ông ta mà ra. Vì thế La Kinh gặp ác báo bị ung thư hạch bạch huyết, sau khi trị liệu vốn dĩ cơ bản là đã bình phục. Tuy nhiên, ông ta cứ muốn trở lại tiếp tục làm công cụ ngôn luận dối trá cho Trung Cộng, kết quả là chỉ trong một đêm bệnh tình của ông ta trở nên trầm trọng. Lúc đó toàn bộ khoang miệng của La Kinh đều lở loét, ăn cơm, uống nước, nói chuyện đều đau đớn muốn chết, phải dựa vào thuốc gây tê súc miệng mới có thể ăn được, những người biết chuyện ở trong bệnh viện đều xầm xì bàn tán rằng La Kinh dựa vào miệng lưỡi gạt người, kết quả khiến miệng của ông ta thối nát thành như thế, đúng là báo ứng mà! La Kinh lúc chết cũng mới 48 tuổi.

Phỉ báng Pháp Luân Công bị mỏ sắt đoạt mạng

Dương Vĩnh Đức, trưởng toà soạn, cựu chủ tịch tập đoàn báo chí “Hà Nam nhật báo”, tích cực bám theo Trung Cộng hành ác. Do nắm trong tay nhiều tờ báo, ông ta đã cho đăng tải lượng lớn những nội dung vu khống, nhục mạ Pháp Luân Công, lan truyền lời dối trá, đầu độc nhân dân. Thậm chí ông ta còn chỉ đạo cấp dưới phối hợp với phòng “610” (tổ chức phi pháp do Giang Trạch Dân thành lập nhằm bức hại Pháp Luân Công, vượt quyền trên cả toà án, viện kiểm sát và cục công an) cùng công an thành phố Trịnh Châu để bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công và đồng nghiệp Tam Phổ trong đơn vị mình. Ông ta bãi bỏ một cách vô lý chức Phó sở cùng các đãi ngộ của Tam Phổ; ép ông đến trại lao động cưỡng bức nơi ông bị hành hạ và dày vò, sau khi hết hạn lao động cưỡng bức chúng cũng không để ông về nhà, trực tiếp đưa ông đến trung tâm tẩy não ở sơn trang Vãn Tinh, giam giữ tẩy não năm tháng. Sau đó lại ba lần bắt cóc Tam Phổ đem đến trung tâm tẩy não để bức hại. Trong thời gian này, các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước nhiều lần gọi điện giảng chân tướng cho Dương Vĩnh Đức, khuyên ông ta hành thiện dừng ngay việc làm ác, nhưng đáng tiếc là Dương Vĩnh Đức từ đầu đến cuối chấp mê bất ngộ, từng bước tiến đến bờ vực thẳm.

Ngày 9 tháng 2 năm 2007, một chiếc tàu du lịch đang di chuyển trên biển gần khu vực Móng Cái, Việt Nam. Bỗng nhiên, điện thoại của Dương Vĩnh Đức, lúc đó ông ta là hành khách trên tàu, đổ chuông, vì không thích tiếng ồn trong boong tàu, ông đã bước ra ngoài boong, đứng bên mạn tàu nghe điện thoại. Vào thời điểm đó, trời yên biển lặng, thời tiết rất đẹp. Chẳng ngờ, trong chốc lát, trên trời kéo đến một đám mây mù, mây mù nhanh chóng bao trùm cả mặt biển xung quanh, tầm nhìn trở nên hạn chế. Mà tàu du lịch vẫn đang di chuyển, Dương Vĩnh Đức vẫn đang nói chuyện điện thoại. Vào đúng lúc này, bỗng nghe một tiếng “rầm” cực lớn, chiếc tàu du lịch đã va vào một tàu chở than. Thân tàu rung lắc dữ dội, hất bay ông ta xuống biển. Ông ta liều mình vùng vẫy trong dòng nước lạnh giá. Chiếc tàu du lịch vội vàng buông neo dừng tàu, nào ngờ lúc cái neo sắt nặng trĩu buông xuống, vừa hay rơi đúng vào đầu Dương Vĩnh Đức, kết thúc cuộc đời ông ta ở tuổi 64.

Các em thiếu niên thân mến, tuy cổ huấn “thiện ác hữu báo”, dưới sự tuyên truyền dối trá và cố tình lừa gạt trong mấy chục năm của tà đảng Trung Cộng, đã dần mai một trong ký ức của mọi người, nhưng những ví dụ thực tế sống động xảy ra bên cạnh chúng ta lại đang đánh thức nhận thức rõ ràng của mọi người đối với thiên lý này. Vì vậy mà các em thiếu niên ơi, chúng ta chỉ có cách giữ vững sự lương thiện của bản thân, tránh xa tà ác, mới có thể có một tương lai tốt đẹp tươi sáng được.

Được rồi, cuối chương trình, chúng ta hãy lắng nghe ca khúc “Thiện và Ác”, mong rằng các em thiếu niên thân yêu đều có thể nghe được những câu chuyện ở trên mà “phân rõ Thiện Ác, đắc được phúc báo”.

Ca khúc: Thiện và Ác
Lời: Đệ tử Đại Pháp
Nhạc: Dương Phàm
Trình bày: Viễn Hàng

神目如电观世间
Shén mù rú diàn guān shìjiān
一善一恶记在天
Yīshàn yī è jì zài tiān
善待大法福相随
Shàndài dàfǎ fú xiàng suí
对法行恶祸无边
Duì fǎ xíng è huò wúbiān
一生一世路漫漫
Yīshēng yīshì lù mànmàn
谁人愿福寿全
Shéi rén yuàn fúshòu quán
善待大法得福报
Shàndài dàfǎ dé fú bào
吉祥和顺福无边
Jíxiáng héshùn fú wúbiān

Tạm dịch:

Thần mục như điện dõi thế gian
Nhất thiện nhất ác đều ghi lại
Thiện đãi Đại Pháp phúc kề bên
Hành ác với Pháp hoạ vô biên
Một đời một kiếp đằng đẵng trôi
Ai người không muốn phúc thọ toàn
Thiện đãi Đại Pháp đắc phúc báo
Cát tường hoà thuận phúc vô biên.

Các em thiếu niên thân mến, chương trình “Radio Chánh Kiến – Thiếu niên thời không” của ngày hôm nay đến đây là hết rồi, hẹn gặp lại các em vào chương trình tiếp theo nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276412



Ngày đăng: 04-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.