Một vài kinh nghiệm hiểu biết về sự đề cao bản thân là quan trọng nhất



Tác giả: Một học viên ở thành phố New York

Bài chia sẻ từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Washington DC 2009

[Chanhkien.org] Sư Phụ hảo! Đại gia hảo! Kính chào Sư phụ! Xin chào tất cả mọi người!

Tựa bài viết của tôi chính là “Một vài kinh nghiệm hiểu biết về sự đề cao bản thân là quan trọng nhất.”

Tôi chuyển đến New York gần 5 năm về trước để làm việc cho The Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh). Đó là một công tác rất vất vả và tôi đã không nhìn nhiều vào tiến độ trong 4 năm qua, nhưng tiến trình vẫn tiến triển tốt. Mặc dù có nhiều quãng thời gian mà tình hình không tốt, nhưng các học viên vẫn kiên trì, và hiện nay nhiều người trong chúng tôi cảm thấy bản thân có thể “thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm” đối với tờ báo và website tiếng Anh.

Tờ báo ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, có nhiều học viên đang tham gia vào công việc, tình hình tài chính đang được cải thiện, và có vẻ như Thời báo Đại Kỷ Nguyên sẽ sớm đảm nhận vị trí phương tiện truyền thông hàng đầu bằng Anh ngữ.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một vài điều mà tôi đã kinh nghiệm và chứng ngộ trong những năm làm việc cũng với các học viên ở kênh truyền thông.

Nếu các bạn đã xem video buổi nói chuyện của Sư phụ với các học viên Australia năm 2007, các bạn có thể nhớ Ngài đã nói về việc một số học viên điều hành việc kinh doanh như thế nào mà các học viên khác đôi khi nói: “Tôi ở đây để tu luyện, tôi không phải ở đây để làm việc.”

Tuy nhiên đối với tôi, tôi nhận ra rằng ở Thời báo Đại Kỷ Nguyên, đôi khi tôi hành xử theo suy nghĩ khác biệt của mình, từ đó xuất hiện nhiều vấn đề. Có thể tôi đã từng nghĩ: “Tôi ở đây để làm việc, tôi không phải ở đây để tu luyện.” Chỉ riêng ý nghĩ này đã là có vấn đề rổi!

Sư phụ giảng tại Canada năm 2006:

“Thực thi không tốt là sẽ không ngừng có những rắc rối xuất hiện; thực hiện được tốt thì cũng sẽ không ngừng có những khảo nghiệm xuất hiện trong tu luyện. [Nếu] chư vị nhất mực coi chúng là can nhiễu, [và] muốn giải quyết rắc rối đó chỉ là để vì giải quyết rắc rối, [thì] chư vị giải quyết không được; bởi vì chúng xuất hiện là để chư vị đề cao.” (Giảng Pháp tại Canada, 2006)

Ở Đại Kỷ Nguyên, chúng tôi có một số người có tài năng làm được một thời gian rồi rời đi mà không giải thích nguyên nhân tại sao. Tất nhiên tôi nhận ra, với tư cách là một trong số các điều phối viên chính, rằng tôi cần nhìn vào trong và xem xét trách nhiệm của mình trong chuyện này. Nhưng tôi đã nhìn không đủ sâu trong một thời gian dài.

Vài năm trước, ở một dự án khác, tôi là cộng tác viên trong công việc, nhưng những người khác lại ra quyết định cuối cùng. Tôi thường xuyên đưa ra lời khuyên hữu ích từ hiểu biết và kinh nghiệm của mình. Hầu như những gì tôi đưa ra đều bị bác bỏ, hoặc ít nhất không được dùng đến. Mặc dù người ra quyết định nói rằng họ đã cẩn trọng xem xét mọi điều, thật khó mà tin được điều này, và nhiều điều tôi nói thậm chí không được công nhận theo bất cứ cách nào, đến mức tôi không biết mình đang phí phạm nhiều thời gian và tâm huyết vào những thứ vô ích. Thậm chí, dường như tôi thấy những người ra quyết định đã định rõ những điều phải làm và bất biến trên con đường riêng của họ và cách họ xử lý, và công việc khó khăn chiếm dụng nhiều thời gian vốn có thể dùng cho các dự án giảng chân tướng quan trọng khác. Vì thế tôi rời dự án đó. Tôi tin nhiều người từng tham gia dự án đó đều dần dần ra đi.

Tất nhiên, các bạn có thể thấy rằng trong việc này tôi có vấn đề, nhưng lúc ấy tôi cảm thấy các điều phối viên đã không xử lý những việc này theo một cách tốt nhất. Họ tự ý ra quyết định và dường như xem mình cao hơn người khác.

Vài năm sau, ở Thời báo Đại Kỷ Nguyên, tôi đã phải nhìn ngược lại và tôi, một điều phối viên, không rơi vào tình trạng như những người điều phối kia. Tôi là người ra quyết định và có tài năng đã rời Đại Kỷ Nguyên. Phải chăng họ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, và họ cảm thấy đóng góp của mình là vô giá trị và không được thừa nhận? Phải chăng họ cảm thấy thời gian cực kỳ quý báu của mình trong thời kỳ Chính Pháp ngắn ngủi lịch sử này sẽ hữu ích hơn trong việc cứu độ chúng sinh nếu dùng vào chỗ khác?

Tôi hối tiếc vì việc làm mất nhân sự và gây trì trệ đến tiến độ chung ở Đại Kỷ Nguyên, là do tôi thiếu cân nhắc đến các học viên khác và những ý kiến của họ. Và tôi hối hận về cơ bản mình thiếu lòng từ bi với các học viên làm việc cần mẫn. Tôi chậm giác ngộ, mặc dù vài năm trước bản thân tôi đã kinh nghiệm sâu sắc chuyện tương tự.

Lòng từ bi vô hạn của Sư phụ luôn luôn trao cho chúng ta thêm cơ hội để đề cao. Mấy tháng nay, trong lúc cố gắng hoàn thành công việc ở Đại Kỷ Nguyên, tôi phải chịu những lời chỉ trích cá nhân mạnh mẽ từ một số học viên theo cách này hay cách khác. Nhiều ngôn từ khó chịu nhắm thẳng vào tôi: “Người quản lý kém”, “phá hoại,” “ích kỷ,” “bảo thủ,” và vân vân. Nếu một người là học viên, ngay cả một người như tôi, một người chậm giác ngộ, thậm chí phải lặng người đi và thật sự lắng nghe các học viên nói.

Vì vậy cách duy nhất là lắng nghe, và tu luyện bản thân nhiều hơn. Tôi đã tăng cường học Pháp vài tháng nay, và tôi đã thực sự nỗ lực lắng nghe những người có ý kiến mới mẻ hoặc những ai muốn chỉ trích tôi. Chỉ cần lắng nghe, không đáp trả, không cố bảo vệ ý kiến cũ hoặc của bản thân, chỉ cần lắng nghe và cố gắng tìm ra chỗ đúng và hữu ích mà các học viên nêu ra. Ngay cả khi các học viên trở nên rất xúc động, ngay cả khi họ nói những điều không chính xác, tôi biết tôi có thể học được vài điều từ họ, và tôi có thể vận dụng nó để tu luyện. Đây thực sự là món quà mà họ tặng cho tôi, giúp tôi đề cao khi bản thân tôi không đủ sức.

Sư phụ đã đưa ra vấn đề các học viên không thể chấp nhận lời phê bình rất nhiều lần, và rõ ràng nhất là trong giảng Pháp ở Los Angeles năm 2006. Vì vậy, tôi đọc bài giảng đó thường xuyên hơn, và tôi nghĩ cuối cùng mình đang bắt đầu tỉnh ra, sau ba năm!

Tôi thường có vấn đề bất đồng với vài nhân sự trẻ trong Đại Kỷ Nguyên. Tôi nhận ra bản thân có một số tâm tranh đấu, mong muốn hiển thị mình có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc hiểu biết nhiều hơn. Đây là vấn đề của cá nhân tôi. Nhưng tôi đã không tiến bộ nhiều trong việc thay đổi bản thân cho tới một hôm, lúc đang học Pháp chung vào buổi sáng sớm, mấy câu trong sách Chuyển Pháp Luân dường như nhảy ra:

“Tại sao người trẻ tuổi không dễ xuất công năng? Nhất là nam thanh niên; vì họ còn muốn phấn đấu một phen nơi xã hội người thường, còn muốn đạt được mục tiêu này khác! Đến khi xuất công năng, thì vận dụng nó, để thực hiện mục đích của họ.”

“Chính là nó!” Tôi nói với mình. “Những nam thanh niên này đang làm việc cật lực để đạt được mục tiêu và địa vị nào đó nơi người thường. Tôi nhớ tôi từng tranh đấu như thế nào, vâng, đầy áp lực, đầy khó khăn.”

Sự minh bạch này và những ký ức từ cuộc sống đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về các đồng nghiệp trẻ ở Đại Kỷ Nguyên, và giảm thiểu tâm tranh đấu và thiếu kiên nhẫn trong tôi.

Tôi nhớ hồi còn trẻ tôi cảm kích biết bao khi những ai có kinh nghiệm hơn trực tiếp chỉ tôi nên làm gì trong một số tình huống, hướng dẫn cho tôi, hay thỉnh thoảng đưa ra lời nói ân cần lúc cần thiết.

Cho nên hiện giờ mỗi ngày tôi cố gắng Thiện nhiều hơn trong hành động và quan tâm đến các thanh niên trẻ, những người không chỉ làm việc cật lực để đạt được một số mục tiêu trong xã hội mà còn làm việc vất vả để giảng chân tướng mỗi ngày. Hành động và suy nghĩ Thiện hơn là điều mà tôi vẫn cần cải thiện rất nhiều, thế nhưng bây giờ tôi tin tưởng tôi đã tìm thấy nguồn gốc của các vấn đề của mình.

Tờ báo đã cải thiện rõ rệt sau khi sự tu luyện cá nhân của chúng tôi cải thiện và chỉ khi môi trường của nhóm chúng tôi được cải thiện.

Nếu nhóm học viên làm việc ở Đại Kỷ Nguyên không tu tốt, thì sẽ không còn gì để nói nữa, cho dù chúng ta làm việc bên ngoài chăm chỉ như thế nào, như là gọi điện quảng cáo hoặc cải thiện kỹ thuật viết. Nói cách khác, nếu chúng ta siêng năng tu luyện bản thân, bao gồm hướng nội mỗi khi gặp vấn đề và chấp nhận lời phê bình, thì sau đó chất lượng, trình độ và sự tác động của kênh truyền thông nhanh chóng sẽ được cải thiện. Dĩ nhiên, còn những nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến việc kênh truyền thông góp phần cứu độ chúng sinh hiệu quả thế nào, như là sự hợp tác giữa các đệ tử, và sự hỗ trợ chính niệm từ các học viên bên ngoài tờ báo. Nhưng nếu sự tu luyện cá nhân không được đề cao, thì nó cũng không thành công.

Gần đây, một số học viên nói rằng tôi đã cởi mở nhiều hơn tại Đại Kỷ Nguyên. Điều này khiến tôi ngạc nhiên: tôi không nhận ra mình đã trầm lắng hoặc phản đối những điều mới mẻ trước đây, hoặc điều đó quá nổi cộm. Và tôi thật sự không biết làm thế nào họ thấy được sự thay đổi đang diễn ra―đơn giản là tôi cố gắng lắng nghe và chấp nhận lời phê bình mà không phản đối nó hay bảo vệ bản thân, chỉ gắng sức tu luyện bản thân theo Đại Pháp tốt hơn. Dĩ nhiên tôi không có ý định cố gắng trở nên cởi mở hơn, nhưng sự cởi mở dường như là kết quả tự nhiên từ việc đơn giản là lặp đi lặp lại những gì Sư phụ nhiều lần yêu cầu chúng ta làm. Việc nghĩ đến sự thay đổi trong tôi mà người khác đã thấy được giúp tôi có được động lực để viết bài này.

Sư phụ đã nói rằng sự đề cao của chúng ta là quan trọng nhất. Tôi nhận ra mình không thể nào quên được điều này khi làm việc vất vả với các đồng tu vận hành kênh truyền thông để trợ giúp giảng chân tướng cho chúng sinh.

Tôi xin kết thúc bằng đoạn Pháp thuộc bài giảng thứ Tư trong Chuyển Pháp Luân. Hiểu biết của tôi là những câu này không chỉ dành cho tu luyện cá nhân, mà còn cho các dự án và công tác giảng chân tượng:

“Những Pháp thân của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ cũng có thể làm được. Chư vị không tu luyện thì họ không quản chư vị; chư vị tu luyện thì sẽ giúp đến cùng.”

Đa tạ Sư phụ! Đa tạ mọi người!

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5807



Ngày đăng: 04-07-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.