Vứt bỏ hành lý trước khi quá muộn



Tác giả: Simon Thomas, học viên ở Los Angeles

Tâm đắc thể hội tại Pháp hội 2009 ở Los Angeles

[Chanhkien.org] Xin kính chào Sư Phụ, xin chào các bạn đồng tu,

Trong lần về thăm nhà gần đây trước Đại Nhạc hội Trung Hoa Năm mới, mẹ tôi đưa tôi đi mua quần áo. Ở cửa hàng, tôi nhìn thấy một cái áo len cashmia màu xanh da trời mà tôi thực sự thích. Vì màu của chiếc áo rất nổi, tôi biết rằng sẽ có nhiều người khen, giống như Sư Phụ mô tả về việc người ta nhìn thấy một ai đó lái một chiếc xe đẹp:

“Ngày nay, khi người ta nhìn thấy ai đó lái chiếc xe đẹp, họ sẽ nói, “Ôi, xe đẹp không này, thật là một con ngựa chiến (khán giả cười, Sư Phụ cười) , chiếc xe này quả là tuyệt.” (Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles)

Tôi đã mua chiếc áo len màu xanh đó cùng với vài thứ quần áo đẹp nữa.

Chẳng bao lâu sau đó, tôi mơ thấy mình đang ở sân bay đón chuyến bay quay lại L.A. Tôi đến muộn và tôi không thể ra thẳng cửa vì tôi có thêm hai cái túi. Các túi đó đựng những thứ quần áo đẹp tôi đã mua trong đó có chiếc áo len.

Do tôi không thể lên máy bay qua cửa nhập cảnh, người khuân vác nói với tôi rằng anh ấy sẽ cầm túi của tôi và đưa tôi lên máy bay theo đường tắt. Nhưng anh ấy dẫn tôi đi lạc và thay vào đó lại đưa tôi đến ga tàu hỏa. Tàu rời đi khi chúng tôi gần đến nơi. Trên một toa tàu có chữ “Pháp Luân Đại Pháp”, và tôi không kịp lên tàu bởi vì có vài chiếc xe ô tô chắn giữa và vì đống hành lý mà tôi mang theo.

Khi tỉnh dậy, tôi nhận ra rằng tôi cần phải bỏ lại hành lý mà tôi có. Không phải tình cờ, khi chỉ trong khoảng 1 ngày sau, tôi đọc phần giảng Pháp của Sư Phụ nhắm vào chấp trước của mình:

“Tôi là Sư phụ mà xét, tôi [cũng] sẽ nhìn nhận rằng sự đề cao của chư vị là trọng yếu nhất, nhưng khi chư vị đề cao lại không phải là để chư vị bình thản đi trên con đường hướng lên trên. Mang nghiệp lực đầy thân lên thiên thượng, quảy một bao to tướng lên thiên thượng (mọi người cười), như thế được sao? Tôi phải đặt cho chư vị những ‘quan [ải]’ ấy, để chư vị vứt bỏ những tâm kia, vứt bỏ những cái bao kia.” (Giảng Pháp tại Canada năm 2006)

Từ lời giảng của Sư Phụ, rõ ràng là tôi cần phải vứt bỏ bao hành lý của mình, nếu tôi muốn lên thiên đàng. Tôi hiểu rằng bản thân quần áo không phải là vấn đề mà là những chấp trước nằm sau đó, giống như việc ngôi nhà bạn làm bằng nguyên liệu gì không phải là vấn đề.

Sư Phụ nói “Nếu chư vị rất giàu, đến cả nhà cũng xây bằng vàng, nếu chư vị không quan tâm xem thường vật chất, tôi nói rằng chư vị không bị chấp chước vào vật chất của cải.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Úc)

Theo sự hiểu biết của tôi, chúng ta có thể có những thứ quần áo đẹp nhất trên thế giới này chừng nào mà chúng ta không chấp trước vào đó.

Ngòai ra, như một học viên đã nhắc tôi sau đó, chúng ta cần phải ăn vận phù hợp với những dịp khác nhau. Sư Phụ nói: “Một đệ tử Đại Pháp phải là khuôn mẫu cho những người khác và phải có dáng vẻ của một con người có phẩm cách” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế ở New York)

Nhưng động cơ của tôi không trong sạch như thế. Tôi muốn quần áo đẹp vì tôi muốn người ta khen ngợi tôi, mà điều này bắt nguồn từ tâm kiêu ngạo.

Có lần một học viên đã hỏi Sư Phụ: “Thưa, xin Thầy giảng cho chúng con về mầm mống của lòng tự kiêu?”

Sư Phụ trả lời: Là tình. Chư vị thích khi người khác nói mình tốt. Chư vị thích khi họ khen ngợi hay nịnh nọt chư vị. Chư vị thích khi người khác kính trọng chư vị. Chư vị sợ bất cứ điều gì làm cho chư vị mất mặt; tất cả các tâm lý này tạo ra lòng tự kiêu. Đó là chấp chước. Sự muốn giữ thể diện của con người rất mạnh. Thực tế, khi tâm chư vị buông thả và không mang nhiều hành lý thì chư vị sẽ tu luyện nhanh hơn. (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Úc)

Do chấp trước vào tình cảm, tôi thích thú khi người khác khen tôi đẹp hay ưa nhìn. Đó là bao hành lý của tôi.

Nhưng có vẻ ngoài “trông đẹp đẽ” không giống như “là một người tốt”. Để là một người tốt, tôi cần phải dứt bỏ những tâm người thường bất hảo của mình.

Sư Phụ nói: “Mang theo cái bao to tướng của chư vị lên trời sao? Chẳng phải chính là ý đó? Tất cả các tâm bất hảo của người thường, các chủng chấp trước nơi chư vị, thì chư vị đều [phải] vứt bỏ” (Giảng Pháp ở Canada năm 2006)

Trong vài ngày tiếp đó, cùng với việc học Pháp, tôi phát chính niệm rất nhiều, hầu như mỗi tiếng đều phát, và trong năm phút thanh lọc, tôi nghĩ rằng chấp trước về tình cảm của tôi đang tiêu đi. Đến lúc đi L.A, tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi lên được máy bay. Trong khi tôi vẫn mang theo những thứ quần áo đó, tôi không còn chấp trước vào chúng như trước nữa. Hay là tôi đã nghĩ như vậy.

Vào ngày đầu tiên khi quay lại LA, tôi được biết là tất cả các học viên đang chụp ảnh chung để ‘Chúc mừng năm mới” Sư Phụ và chúng tôi đều phải ăn mặc đẹp. Tôi nghĩ, “Đúng là dịp để mặc quần áo mới của mình rồi”

Vậy nên tôi mở túi và lấy ra cái áo len cashmia màu xanh cùng với – giầy và quần đi kèm. Sau khi mặc đồ xong, một học viên nói với tôi là trông tôi rất bảnh và màu sắc được phối rất đẹp, điều này khiến tôi cảm thấy hài lòng bởi vì tôi biết anh ấy trước làm ở nhà may đồ nam.

Do tôi mất thời gian để mặc đồ và thậm chí lau sạch một vài thứ bám trên giày, cuối cùng chúng tôi khởi hành vào thời gian mà lẽ ra chúng tôi đã phải đến nơi. Vào lúc đó, tôi nghĩ đến giấc mơ của mình. Ở đó tôi đã mang theo hành lý bên mình.

Tuy nhiên, chúng tôi qua cả đoạn đường khá trôi chảy cho đến khi đến lối ra theo chỉ dẫn hệ thống GPS. Tại điểm đó, chúng tôi chỉ còn cách nơi đến có 10 phút. Nhưng học viên kia không biết lối ra ở đâu. Mặc dù tôi quen thuộc lối ra đó, tôi không nói đủ rõ cho anh ấy là tôi biết đường. Vậy nên chúng tôi cứ đi tiếp theo đường mà anh ấy biết.

Ngay khi chúng tôi vượt qua chỗ đó, tôi bắt đầu cảm thấy buồn nôn và lả đi và đột nhiên lo sợ là tôi bị sắp bị nhồi máu cơ tim. Tôi cũng có cảm giác hệt như vậy vài ngày trước khi tôi xem một bộ phim về một vận động viên đấu vật đã bị nôn mà sau đó bị nhồi máu cơ tìm sau một trận đấu dành vinh quang trước đám đông, bất chấp lời khuyên của bác sĩ.

Khi biết những cảm giác này đều do tâm tạo ra, tôi phải đấu tranh để đẩy chúng đi và chỉ nghe Pháp từ máy CD. Nhìn lại, tôi thấy mình giống như vận động viên đấu vật muốn đông đảo các học viên khen ngợi vẻ ngoài của mình.

Lúc chúng tôi ra khỏi cửa thì thấy trên xa lộ xe cộ nối đuôi nhau. Phải 20 phút sau đúng lúc chúng tôi vượt qua được đường lớn thì tôi cũng tiêu trừ được ảo giác. Chúng tôi lái xe đến nơi chụp ảnh, và thấy các học viên khác đứng cùng nhau để chụp ảnh cách đấy 100 feet.

Khi chúng tôi ra khỏi xe, tôi thấy họ nói bằng tiếng Trung Quốc câu “Kính chúc năm mới Sư Phụ ”. Sau đó họ giải tán. Đúng ra là chúng tôi chỉ đến chậm 1 phút.

Tôi đi về phía họ và một học viên chỉ vào chiếc xe tải có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” viết trên tấm kính chắn gió. Nó khiến tôi nhớ lại cái toa xe trong giấc mơ cũng có chữ Pháp Luân Đại Pháp viết cùng cỡ trên đó.

Tôi thất vọng vì đã bỏ lỡ sự kiện này và thậm chí còn thất vọng hơn vì tôi đã không coi trọng đủ điểm hóa trong giấc mơ để vứt bỏ hành lý vào lúc đó. Những điều này giống giấc mơ của tôi một cách kỳ lạ. Trong giấc mơ, tôi cũng đến muộn, đi nhầm đường vào phút cuối, bị chặn lại bởi dòng ô tô, đã nhìn thấy một dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” lớn nhưng vẫn không đến kịp và bỏ lỡ mọi việc.

Sư Phụ giảng “Hiện nay từng phút từng giây đều rất quan trọng; bỏ lỡ mất đoạn thời gian này rồi, là sẽ bỏ lỡ mất tất cả. Lịch sử sẽ không lặp lại nữa” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Tôi đã thực sự bỏ lỡ tất cả mọi thứ trong sự kiện này, và đã có một điểm hóa lớn để tôi thay đổi từ cơ bản cách nhìn nhận sự việc, hoặc tôi sẽ còn phải bỏ lỡ nhiều hơn thế nữa.

Tôi nhớ lại điều Sư Phụ giảng về công năng dao thị trong bài 2 của Chuyển Pháp Luân: “Công năng dao thị khi [tu luyện] thế gian pháp như thế nào? Tôi sẽ phân tích cho mọi người rõ: trong không gian của trường ấy, ở vị trí phía trước trán của con người có một chiếc mặt gương; người không luyện công thì [gương] buộc chặt; người luyện công thì nó lật qua lại.”

Tôi nhận ra rằng sự khác biệt giữa người thường và người tu luyện là việc chiếc gương hướng vào đâu. Một người thường chỉ nhìn thấy bản thân mình, bởi vì đó là tất cả những thứ mà chiếc gương có thể phản chiếu. Khi chiếc gương quay vào bạn, bạn sẽ nhìn thấy gì? Bạn thấy chính bản thân mình – bộ dạng của bạn, tư tưởng của bạn và truy cầu của bạn. Khi sửa soạn để chụp ảnh, tôi chỉ thấy bản thân mình trong gương.

Đó chính là điểm khác biết giữa chứng thực bản thân và chứng thực Pháp. Nếu chiếc gương chỉ quay vào trong, tôi chỉ có thể chứng thực cá nhân mình, bởi vì đó là tất cả những gì mà tôi có thể thấy. Nhưng nếu nó quay ra, tôi có thể chứng thực Pháp vì tôi có thể thấy những thứ ở trong trường của mình.

Sư Phụ giảng, “đó chính là phản chiếu vào trong trường không gian của chư vị để chư vị [có thể] nhìn thấy; còn những thứ trong trường không gian kia là đối ứng từ [những thứ tại] vũ trụ [rộng] lớn” (Bài 2, Chuyển Pháp LuânCông năng dao thị”)

Sau đó, tôi thấy cảnh chúc mừng Sư Phụ được phát sóng trên truyền hình Tân Đường Nhân. Tôi đã thấy các học viên chứng thực Pháp như thế nào bằng cách cho chúng sinh thấy có biết bao nhiêu người đã được Đại Pháp cứu độ.

Về cơ bản, lời nói của tôi thông thái đến thế nào hay trông tôi bảnh bao thế nào không quan trọng, điều quan trọng là cái tâm của tôi – và liệu nó có tập trung vào việc cứu độ chúng sinh hay không. Việc lỡ mất buổi chụp ảnh là lời nhắc nhở tôi tập trung vào sứ mệnh của mình và từ bỏ những thứ ngăn trở tôi thực thi sứ mệnh đó.

Sư Phụ nói “Tôi phải đặt cho chư vị những ‘quan [ải]’ ấy, để chư vị vứt bỏ những tâm kia, vứt bỏ những cái bao kia.” (Giảng Pháp tại Canada năm 2006)

Vì tôi không thế nào góp mặt trong bức ảnh, tôi buộc phải vứt đi bao hành lý tình cảm của mình.

Một đêm khác, tôi mơ thấy cuối cùng mình cũng kịp lên chiếc xe buýt có chữ “Pháp Luân Đại Pháp”. Nó trông giống như chiếc xe buýt mà đoàn Nghệ thuật Thần vận dùng, trừ một điểm là chiếc xe được trang trí với những hình vẽ về các vị thần, như những bức vẽ trong Hồng Ngâm. Tôi cảm thấy rất may mắn khi lên được chiếc xe đó. Để có thể kịp lên xe, tôi đã không mang bất cứ hành lý nào.

Tôi cho rằng kể từ khi bị lỡ buổi chụp ảnh, tôi đã bỏ xuống vài thứ của tâm người thường. Nhưng tôi thấy rằng về cơ bản tôi vẫn chưa bỏ hẳn hành lý đi, bởi vì khi chiếc xe chuyển bánh rời đi, lúc đầu tôi vẫn cố gắng gọi ai đó mang hành lý lên sau cho tôi. May sao, dịch vụ quá yếu kém để phục vụ được tất cả mọi người, nên tôi đành phải dừng lại.

Tại sao tôi vẫn còn nấn ná? Chúng ta không thể mang theo bất cứ thứ gì. Chúng ta không thể mang theo những thứ vật chất, không thể mang theo tình cảm, mối quan hệ hay chấp trước. Tôi hy vọng trong trường chính niệm này tôi có thể vứt bỏ tất cả những hành lý này.

Nếu chúng ta có thể vứt bỏ tất cả, thứ duy nhất mà chúng ta có thể mang theo là đức mà chúng ta tích được, Pháp ở trong tâm và các chúng sinh mà chúng ta cứu. Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất.

Xin tạ ơn Sư Phụ

Xin cảm ơn các đồng tu

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5679



Ngày đăng: 19-04-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.