Con đường tu luyện của tôi vẫn còn quá xa



Tác giả: Một học viên Tây phương từ Toronto

Chia sẻ kinh nghiệm từ Pháp Hội Canada 2009

[Chanhkien.org] Kính thưa, Sư Phụ tôn kính. Kính thưa các bạn đồng tu.

Tôi là một học viên Tây phương đến từ Toronto.

Tôi rất vui lòng chia sẻ với các bạn kinh nghiệm khiêm tốn của mình trên con đường tu luyện. Cách đây một năm rưỡi, tôi nhận thấy mình đang ở chốn u minh. Tôi trước đây đã rời ghế nhà trường, nhưng không biết làm gì tiếp theo. Tôi nhớ một sách sâu sắc mình đang nằm trên đất, trên cỏ mùa thu, mệt mỏi do tìm kiếm và tràn đầy lòng mong mỏi Thượng Đế, thầm cầu xin Chúa trời dẫn lối cho tôi. Trái tim tôi tràn đầy nước mắt và tôi nói, “Lạy Chúa, con muốn nói với người rằng con sẽ đợi Người mãi mãi, nhưng nếu Người có một điều gì đó cho con thấy, làm ơn, con sẵn sàng.”

Một tuần sau, tôi đọc một bài chia sẻ kinh nghiệm của một học viên Đại Pháp trên một trong những diễn đàn mạng, anh ấy chia sẻ rằng anh ấy đang tham gia những môn thể thao mạo hiểm, ngã từ đỉnh một ngọn núi, bị gãy cả hai tay, và sau đó đến với Đại Pháp, chính Đại Pháp đã chữa lành cả hai tay của anh ấy một cách thần kỳ—và anh ấy hiện nay là một học viên Đại Pháp. Khoảng khắc mà tôi nghe những từ đó “Pháp Luân Đại Pháp,” thậm chí trước khi tôi học những bài tập hoặc học Chuyển Pháp Luân, tôi biết tôi sẽ tu luyện trong môn này. Tôi say mê luyện tập bằng cả trái tim. Khi tôi xem hai cuốn phim: “Câu chuyện vĩnh hằng” (“Eternal Story”) và “Truyền thuyết về Tương lai” (“Legend for the Future”) được làm bởi học viên, tôi đã xúc động bởi sự thần thánh của những gì mà tôi được phép tham gia và tôi quyết định phải siêng năng hơn nữa.

Không bao lâu sau, tôi bắt đầu làm việc với những bài dịch đầu tiên cho một phiên bản tiếng Nga của trang Clearwisdom.net (Minhhue.net), và sau đó trang web PureInsight (Chanhkien) tiếng Nga và thời báo Epoch Times tiếng Nga mà tôi làm việc cho đến ngày hôm nay. Tôi cảm thấy Sư Phụ đã sắp xếp mỗi bước đi trên con đường của chúng ta. Vào một giai đoạn trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi không làm việc, bởi vì tôi thiền trong một thời gian dài và thường ở trong mê. Nó giống như Sư Phụ nói, “… Cho những ai làm việc trong văn phòng, nếu chư vị cứ mê mẩn trong khi chư vị ngồi đó, làm thế nào chư vị có thể viết tài liệu và những điều như vậy? Nếu chư vị không thể hoàn tất công việc tốt, nó thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm! Nếu một công nhân làm việc trong mê anh ta có thể, trong khi không tập trung, vướng cánh tay vào bánh răng máy. Nếu chư vị làm việc ở một nơi cao khỏi mặt đất và đang trong mê, chư vị có thể ngã. Không phải điều đó tạo ra vấn đề an toàn nơi làm việc ư?” (Giảng Pháp ở Bắc Kinh tại Lễ kỉ niệm Xuất bản Chuyển Pháp Luân”)

Sư Phụ đã cấp cho tôi một cơ hội tìm được một công việc không quá căng thẳng và tạo cho tôi có thời gian để làm các dự án Đại Pháp. Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi không thể hiểu hoặc nhận thức được sự cần thiết của việc học Pháp, và tôi cảm thấy thực hiện những dự án Đại Pháp, mặt dù rất cần thiết, lấy đi những gì tôi có thể trải nghiệm trong khi thiền định. Tôi vẫn học Pháp bởi vì tôi tin vào mọi điều mà Sư Phụ bảo chúng ta phải làm, nhưng tôi không thể thấu hiểu nó từ kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, tôi nhận ra rất nhanh những việc làm đó tráng lệ như thế nào. Tôi đang tu luyện trong trạng thái không bị khóa cục bộ, và mặc dù tôi không thể nhìn thấy quá nhiều điều, sau khi thiên mục khai mở, Sư Phụ mở giác quan cảm nhận cho tôi và tôi có thể cảm nhận được những gì Sư Phụ đang làm với thân thể của tôi và làm thế nào Ngài rót năng lượng hay làm việc với thiên mục của tôi. Tôi biết Ngài luôn luôn hiện diện. Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân: “Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn.

Trước khi học Đại Pháp tôi là một người cô đơn và luôn muốn trốn tránh khỏi xã hội và mọi người. Tôi luyện thiền trong nhiều giờ và có một ý niệm rằng ở quanh nhiều người quá lâu sẽ cản trở việc tập luyện của tôi. Điều này không chỉ làm khổ cá nhân tôi, mà cả cho gia đình tôi, họ không thể hiểu được điều đó. Khi tôi đến với Đại Pháp, tôi vẫn có những ý niệm đó và tìm nhiều cách để “trốn”, thậm chí khi luyện công. Bởi vì chủ nguyên thần của tôi hiện nay mạnh mẽ hơn lên, tôi cảm thấy đã đến lúc để tìm một công việc chuyên nghiệp và là một thành viên tốt của xã hội. Vào lúc viết bài này, tôi đang trong giai đoạn tìm một công việc trong chuyên môn của tôi. Tôi cũng cố tìm những cơ hội để luyện công bên ngoài, gần đại sứ quán Trung Quốc hay ở những vùng khác của thành phố với những học viên khác và trải qua những thời gian bổ ích chia sẻ kinh nghiệm với học viên khác.

Sức mạnh kì diệu của Đại Pháp được tiết lộ hằng ngày, nhưng ở đây tôi muốn nói nhiều hơn về những thử thách tôi đối mặt trong khi chiến thắng tâm chấp trước. Một trong những tâm chấp trước tôi bỏ ra nhiều nỗ lực để loại trừ là “bất nhị pháp môn.” Tôi phải chọc thủng những chấp trước tình cảm cho môn phái cũ và vị thầy trước đây đã mở thiên mục cho tôi. Một lần vị thầy trước đang trên đường đến Toronto từ đất nước của ông và ông viết cho tôi, hỏi liệu tôi có muốn gặp ông không. Đây là một khảo nghiệm rất khó khăn. Những giọt nước mắt chảy từ đôi mắt tôi. Tôi đi đến phòng của tôi, ngồi bên cạnh chân dung của Sư Phụ và xin Sư Phụ làm cho tôi được kiên định. Tôi nói rằng tôi chỉ mong muốn tu luyện Đại Pháp và tôi là đệ tử Đại Pháp. Sau một lúc, tôi cảm thấy bình tĩnh. Có những lúc khác khi tôi muốn liên lạc với vị thầy trước đây của tôi, và hỏi một câu hỏi về tu luyện. Trong suốt những lần này, ông ấy nói, “Con nên trở về với Đại Pháp.” Đó là một lời gợi ý cho tôi rằng một người không thể đặt chân trên hai con thuyền.

Cách đây khoảng ba đến bốn tháng, tôi bị can nhiễu một lần nữa. Tôi cảm thấy một ham muốn làm điều gì đó có tính nghệ thuật. Tôi đã không có nhiều thời gian để vẽ, vì vậy, thay vào đó tôi nhảy. Tôi nhảy theo lời tụng niệm, và mặc dù tôi cảm thấy tội lỗi và không dễ chịu khi làm vậy, tôi vẫn tiếp tục, bởi vì tôi không biết làm gì cả. Nhảy múa mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Sau đó, tôi thậm chí bắt đầu đi đến một đền thờ và nhảy với những người khác, bào chữa cho bản thân mình rằng tôi chỉ đến đó để nhảy và không lắng nghe đến những bài giảng của họ. Khi tôi đi đến một đền thờ, Pháp Luân quay rất nhanh, và tôi cảm thấy không dễ chịu, nhưng tôi vẫn tiếp tục đi đến đó, bởi vì tôi chỉ muốn nhảy với những người khác. Việc này kéo dài trong ba tuần, cho đến khi tôi đi đến một điểm ngoặc làm tôi không thể làm việc đó tiếp tục nữa. Một học viên chia sẻ với tôi rằng tôi nên xem xét tham gia một đội nhảy nếu như tôi muốn nhảy, thay vì làm những việc như vậy. Tôi có nhiều quan điểm về việc nhảy với những học viên khác, như là, điệu nhảy của tôi không đủ tốt hay cơ thể tôi không đủ mảnh mai hay đủ mạnh khỏe, hoặc rằng nó sẽ làm tốn thời gian học Pháp. Bây giờ, nhìn lại, tôi cảm thấy Sư Phụ đã an bài nó bằng cách này, để giúp tôi làm những gì tôi thích và cứu chúng sinh.

Khi tôi bắt đầu bỏ nhiều thời gian hơn với các bạn đồng tu, tôi nhanh chóng học được rằng tôi không thích bị chỉ trích và những học viên đã thương xót chỉ ra điều này cho tôi. Tôi nhận ra rằng những gì không thích thay đổi là những quan điểm và quan niệm hậu sinh và không phải là tôi. Vì vậy, tôi quyết định loại bỏ vỏ bọc của mình và cởi mở với sự chỉ trích và những lời khuyên từ những học viên. Khi tôi làm điều đó, tôi nhận ra rằng nó không thật sự tồi tệ như tôi nghĩ và đó là những cơ hội quý giá để tinh tấn. Tôi cũng học không phản ứng hoặc đáp trả lại ngay tức khắc khi những khuyết điểm được chỉ ra cho tôi và tôi chỉ để nó thấm qua trong một lúc. Phản ứng đầu tiên luôn luôn dựa vào những cảm xúc ngăn cản chúng ta xem được bức tranh chân thật. Tôi nhận ra rằng mỗi khi tôi bắt đầu biện hộ cho mình (quan điểm của tôi), nó chính xác là cơ hội để nhìn vào trong. Đây là một vấn đề (và vẫn là) rất khó cho tôi. Tôi đã đi một con đường dài từ việc “chỉ trích ra bên ngoài để biện hộ,” đến “chỉ trích từ bên trong để biện hộ,” đến “giữ mình khỏi việc chỉ trích để biện hộ,” cho đến cuối cùng tĩnh lặng cả bên trong và bên ngoài khi những học viên chia sẻ với tôi, và cho phép bản thân tôi có thời gian và không gian để nhìn vào phía trong. Sư Phụ bảo chúng ta rằng không có việc gì chúng ta gặp phải là không có nguyên nhân và tất cả là một phần của việc tu luyện và thậm chí một người thứ ba (người đứng bên lề sự việc) nên hỏi bản thân họ tại sao họ được cho phép để nhìn thấy sự việc ấy. Tôi nói với bản thân mình, “Kể từ nay trở đi, bất kể nó là đúng hay sai, tôi sẽ kiên nhẫn lắng nghe bất cứ việc gì nói về tôi và nghiêm chỉnh phản ứng với nó một cách bình thản.” Một điều tôi nhận ra về việc loại bỏ tâm chấp trước đó là nó cảm giác rất khó khăn để làm được vào lúc đó, nhưng khi tôi dứt khoát chế ngự để loại bỏ nó, có một giác của sự thanh thản và nhẹ nhàng, bởi vì Sư Phụ đã loại bỏ vật chất đó khỏi thân thể chúng ta. Tâm chấp trước thật sự giống như chiếc túi mà chúng ta mang sau lưng, và khi chúng ta loại bỏ chúng, có một cảm giác không trọng lượng, cảm giác như một chiếc lông vũ.

Một trong những thay đổi lớn nhất đối với tôi là sự thay đổi từ tập trung tu luyện cá nhân và tập trung vào cái tôi, cho đến cứu chúng sinh. Đôi lúc tôi nhận thấy nó khó có thể cân bằng được hai việc này, nhưng tôi cảm thấy rằng một việc không thể làm được nếu không có việc khác. Nếu tôi không bỏ thời gian tu luyện bản thân và làm những gì đệ tử Đại Phảp nên làm, tôi không thể làm tốt công việc cứu chúng sinh, và những lời nói của tôi không mang sức mạnh và sự từ bi của một con người trên con đường trở về. Và nếu tôi quá nhấn mạnh vào tu luyện cá nhân, trong thực tế tôi bắt đầu bị kẹt lại và không thể tiến tới, bởi vì tâm tôi không đủ rộng mở để cứu chúng sinh . Đôi khi những việc tức cười xảy ra. Ví dụ như, khi tôi đi ngủ với những cái nút tai, đôi khi tôi thức dậy rất gần với thời gian phát chính niệm mà không có chúng. Tôi tự hỏi liệu chăng có thể đó là Sư Phụ đã kéo những cái nút tai ra cho tôi không bỏ lỡ thời gian PCN.

Tôi cố không bỏ lỡ những cơ hội phát tờ rơi và giảng chân tượng với tư cách cá nhân khi tôi gặp mọi người trong cuộc sống thường nhật, ở nơi công sở, ở những cửa hàng, trên đường phố, hoặc trong một chiếc thang máy. Tôi nhận ra rằng một người không cần phải nói nhiều, chỉ một trái tim rộng mở, một nụ cười và sự dũng cảm để tiến bước là tất cả những gì cần có. Nếu tôi làm tốt trong việc tu luyện, nó phản ánh trên công việc giảng chân tượng, và nếu chính niệm của tôi không mạnh mẽ, điều này cũng phản ánh trên việc giảng chân tượng. Nếu tôi làm không tốt, mọi người quay đi hoặc không muốn nghe sự thật hoặc đón nhận tờ rơi. Nhưng khi trạng thái tu luyện cá nhân của tôi tốt, sau đó những hoạt động giảng chân tượng của tôi diễn ra hết sức trôi chảy. Cấp trên của tôi không cho phép tôi giảng chân tượng khi làm việc, nhưng tôi đã học được bài học của mình và chỉ làm điều đó một cách khôn ngoan. Tôi nói chuyện với những người có duyên tiền định với sự chừng mực, bởi vì cứu chung sinh là thần thánh và là nhiệm vụ của chúng ta. Tôi giảng chân tượng cho những người có niềm tin khác và cả những tôn giáo khác, bởi vì đó là những sinh mệnh đang chờ được cứu. Cả gia đình một vài người bạn của tôi từ Ukraine, đang tu trong tôn giáo khác, đã đến với Đại Pháp. Hi vọng rằng, những người khác có thể hình thành mối liên hệ với Đại Pháp thông qua việc biết được sự thật và trở thành học viên trong gian đoạn kế tiếp. Tôi cũng làm công việc phổ biến Pháp một cách nghiêm túc và nói về Đại Pháp, dạy những bài tập, hoặc tặng Chuyển Pháp Luân cho những người có duyên tiền định để đọc. Tất nhiên, luôn luôn có cơ hội cho việc tinh tấn. Tôi sẽ cố gắng tốt hơn nữa từ giờ trở đi.

Tại Pháp Hội lần trước ở New York, tôi phải rời đi một chút trước khi Sư Phụ đến, vì thế tôi rốt cuộc lắng nghe bài giảng trong khi ngồi trên những bậc thang. Nó như là một điều gì đó biểu tượng cho thực tế là tôi chưa là một phần của Chỉnh Thể. Hi vọng rằng, tôi có thể làm tốt hơn nữa và là một phần của Chỉnh Thể. Tôi cảm thấy rất biết ơn có thể là một phần của Chính Pháp và giúp Sư phụ cứu chúng sinh.

Cảm ơn, các bạn đồng tu!

Cảm ơn, Sư Phụ từ bi!

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5765



Ngày đăng: 13-07-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.