Đột phá những quan niệm và chấp trước vào bản thân



Tác giả: Học viên Calgary

Chia sẻ kinh nghiệm từ Pháp Hội Canada 2009

[Chankien.org]

Kính chào Sư Phụ, Chào các bạn đồng tu!

Tôi đến từ Calgary , Canada. Tính đến nay là được hơn một năm kể từ khi tôi nhập cư tới Canada từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, tôi hiếm khi có cơ hội để liên lạc và làm việc với những học viên khác. Do đó, tôi rất mong có cơ hội tham gia vào môi trường tu luyện theo nhóm. Tôi rất may mắn được tham gia vào công việc bán vé cho các buổi biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận trong hai năm qua và tôi quí trọng sâu sắc môi trường tu luyện theo nhóm. Làm việc với các bạn đồng tu đã làm sâu sắc thêm hiểu biết của tôi về trí huệ vô biên của Đại Pháp. Hôm nay, tôi chủ yếu muốn chia sẻ kinh nghiệm về việc hướng nội tìm và đột phá quan niệm cũng như buông bỏ chấp trước khi bán vé cho các buổi biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận. Xin vui lòng cho tôi biết nếu có điều gì chưa phù hợp.

Bối rối về hành động của các bạn học viên sau khi gia nhập nhóm

Trước khi đến Canada, tôi dạy học tại một trường đại học tại Trung quốc. Điều này đã cho tôi cơ hội đọc sách Đại Pháp và đồng thời giảng chân tướng cho các sinh viên, đồng nghiệp và bạn bè của tôi. Trước khi được ở bên cạnh các học viên Đại Pháp nhiều hơn, dựa theo hiểu biết của tôi từ sách Đại Pháp, tôi nghĩ rằng người tu luyện có phẩm chất tinh thần rất cao, hiền lành và tốt bụng, rất trầm tĩnh, thông minh, sắc sảo và bình thản trong tâm. Tôi có rất nhiều sự mong chờ và kính trọng đối với người tu luyện.

Tuần thứ hai sau khi tôi đến Calgary, tôi tới ngay điểm luyện công và tham gia vào một nhóm tập luyện. Tuy nhiên, cử chỉ, hành động và lời nói của các bạn học viên đã làm tôi bối rối sâu sắc. Ví dụ, có những người không tu khẩu và giọng của họ thiếu từ bi. Có những người quảng cáo về bản thân và nhìn chằm chằm vào người khác. Khi gặp những ý kiến khác nhau, mọi người trích lời giảng một cách nhanh chóng và nói là Sư Phụ đã giảng thế này thế kia. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được vấn đề.

Nhiều khi, lời nói, cử chỉ và sự giao tiếp của những học viên rất khó hiểu. Tôi bị bối rối về những vấn đề này: Họ đều là người tu luyện, vậy tại sao lại xuất hiện vấn đề này được? Tại sao tôi lại chứng kiến điều này? Tại sao? Những vấn đề này không phức tạp đến thế. Miễn là mọi người chiểu theo tiêu chuẩn cao hơn và lùi lại một bước, họ có thể giải quyết vấn đề. Tại sao những người này tu luyện Chân Thiện Nhẫn lại không làm được việc này?

Từ những vấn đề này, tôi đã cố gắng hòa giải với bên đối lập và đưa ra góp ý vài lần. Tuy nhiên, không điều nào trong số này có tác dụng tích cực và tình trạng vẫn tiếp diễn. Nhiều khi, sự can thiệp của tôi còn làm cho vấn đề phức tạp hơn.

Hướng nội tìm trong khi học Pháp

Tôi khá nản lòng sau khi trải qua những vấn đề nêu trên. Tôi khó chịu một thời gian dài. Nhưng sau khi nhớ lại những lời giảng của Sư Phụ về nguyên lý của Pháp khi hai người gặp mâu thuẫn và một người thứ ba chứng kiến mâu thuẫn, sau đó mọi người đều cần nhìn vào trong và suy xét tại sao lại thấy điều đó, tôi cố gắng hết sức hướng nội tìm.

Có phải sự bối rối của tôi là một phần của vấn đề hay không?

Khi tôi nhìn thấy các học viên khác không đúng giờ và không giữ lời thì tôi đánh giá họ vì tôi nghĩ rằng tôi đang làm tốt trong những khía cạnh này. Khi tôi thấy những học viên khác không giữ lời , tôi nghĩ rằng điều này không phải. Khi một số học viên không tu khẩu, quảng cáo về bản thân và tán gẫu, tôi cảm thấy rằng tình trạng tu luyện của người này không tốt và họ có chấp trước người thường mạnh mẽ.

Tôi đánh giá người khác và bối rối trong một thời gian dài. Do vậy, tôi dành rất nhiều thời gian để đọc Pháp của Sư Phụ. Tôi đọc về việc người tu luyện giải quyết mâu thuẫn giữa các học viên thế nào. Tôi thấy Sư Phụ đề cập khá thường xuyên về việc người tu luyện đối xử với xung đột thế nào, bao gồm cả buổi giảng Pháp năm 2007 tại Úc Châu. Tóm lại, Sư Phụ giảng rất rõ từ lúc ban đầu, “ nhìn vào trong khi gặp xung đột”, “ đồng hóa với Chân Thiện Nhẫn”, “nghĩ tới người khác trước”, “….. tốt hơn những nhân vật mẫu mực nơi xã hội người thường”, “ khi một người đạt tới tầng La Hán, người này không bận tâm về những gì anh ta trải qua. Anh ta không quan tâm chút nào tới những việc của người thường và luôn luôn vui vẻ. Không kể anh ta mất mát tới đâu, anh ta cũng không quan tâm và luôn vui vẻ thoải mái.” Điều đó thực sự đã nói với tôi rằng bất cứ điều gì tôi gặp phải trong xã hội hằng ngày, tôi nên đối đãi một cách vui vẻ và không nên coi trọng nó quá. Vậy tại sao tôi cảm thấy bực mình khi nhìn thấy các học viên không hành xử tốt? Tại sao có điều này?

Tôi đã thảo luận điều này với một đồng tu. Tôi nói: “Tại sao một người tu luyện lại như vậy? Sư Phụ có cảm thấy buồn không khi Người nhìn thấy điều này?” Người học viên hỏi tôi: “ Tại sao?” . Tôi nói, “ Nó giống như bạn là một giáo viên. Khi sinh viên bắt đầu học đại học, bạn nói với anh ta một vài nguyên lý cơ bản. Những nguyên lý cơ bản này là nền tảng để học những cái khác. Tuy nhiên, khi gần tới tốt nghiệp, bạn thấy rằng sinh viên này không hiểu nguyên lý đó. Là giáo viên thật buồn biết bao”. Tôi nói thêm, “ Nếu tôi có sinh viên như thế, tôi sẽ rất buồn”.

Người học viên đó nói rằng, “ Sư Phụ ở bên chúng ta hàng ngày. Người có thể trông thấy mọi thứ, nhưng Người không cảm thấy buồn”

Câu trả lời này đã làm tôi chấn động và gây cảm hứng cho tôi. Nó giúp tôi nhìn thấy điều không vui với những đồng tu khác từ một góc độ khác. Tôi nhận ra rằng tôi đã sử dụng tư tưởng và tình cảm của con người để phán xét tư tưởng của Thần. Con người cảm thấy bực bội nhưng thần thì không. Họ là từ bi.

Trong xã hội thường ngày, tôi cố gắng trở thành một giáo viên tốt và hy vọng là sinh viên của tôi có thể đáp ứng mong đợi và tiêu chuẩn của tôi. Nếu sự biểu hiện của sinh viên mà không như tôi mong đợi, tôi cảm thấy thực sự khó chịu. Nghĩ về điều này, Sư Phụ đã vớt hàng trăm nghìn người từ dưới địa ngục ,chăm sóc và chịu nghiệp cho đệ tử. Người cũng phải sắp xếp lại chi tiết con đường tu luyện cho tới viên mãn cuối cùng của đệ tử và giúp họ trở thành những sinh mệnh thần thánh tôn kính. Trong suốt quá trình đó, tất nhiên, Người sẽ nhìn thấy rất nhiều chấp trước của đệ tử, bao gồm cả điều mà tôi nghĩ là xấu cho một người tu luyện. Chúng ta biết rằng Sư Phụ với trí huệ và lòng từ bi vô hạn, sẽ không động tâm trước những gì Người trông thấy. Với ý nghĩ này, nếu tôi thấy buồn cho những sinh viên thì là bởi vì khả năng của tôi không đạt được mục đích của tôi. Nhưng Sư Phụ thì sẽ không thấy buồn. Bởi vì Người dùng nguyên lý và tiêu chuẩn cao nhất của vũ trụ để thực hiện sự việc. Nếu tầng và cảnh giới khác nhau, nó sẽ tạo ra kết quả khác nhau.

Nghĩ về những điều ở tầng cao hơn này, tôi ngộ ra rằng tôi cần phải đạt được một tư tưởng rộng mở hơn và nhìn sự việc từ những góc độ khác nhau để hiểu điều gì xảy ra giữa những người tu luyện. Tâm hồn và trí huệ của tôi cần phải mở rộng và thay đổi. Quá trình nhìn vào trong này giúp tôi đạt rất nhiều tiến bộ trong tu luyện.

Hướng nội là một quá trình buông bỏ chấp trước bản thân vào “tự ngã” hình thành nơi người thường.

Hướng nội giúp tôi thấy được chấp trước của mình. Thực tế, cảm thấy khó chịu là một chấp trước vào bản thân.

Trong quá trình hướng nội, tôi phát hiện ra nguyên nhân tại sao đồng tu làm tôi khó chịu. Nó đến từ “bản ngã” hình thành khi là một người thường, đặc biệt rất nhiều quan niệm đều liên quan đến “tôi” và phát triển qua hàng thập kỷ giữa xã hội người thường. Những quan niệm này hình thành sau khi sinh đã bao phủ cái tự kỷ tiên thiên chân thật của tôi. Chúng thường làm tôi tưởng rằng chúng là đến từ tự kỷ chân thật của tôi. Tôi đã trở nên quen với điều đó và ngay cả trở nên không quen với những điều mà khác với quan niệm của mình. Tôi đã sử dụng quan niệm của tôi để phân biệt phải trái, đúng sai, đạo đức và đồi bại, và ngay cả dùng chúng để đánh giá những điều xảy ra trong tu luyện. Những quan niệm này bao gồm: Một người tu luyện trông ra sao, một người với tâm tính tốt giải quyết sự việc thế nào, thái độ và giọng điệu nào một người nên có, mối quan hệ thế nào là tốt nhất giữa mọi người, cái gì được coi là đúng, cái gì là hợp lý, điều gì được coi là lịch sự, điều gì được coi là thô lỗ, cách giải quyết vấn đề thế nào là đúng, cách giải quyết vấn đề thế nào là không đúng, v.v…

Những tư tưởng hình thành nơi người thường này chi phối cách tôi đánh giá sự việc và đánh giá những điều xảy ra trong tu luyện giữa các học viên. Nhưng đây là tiêu chuẩn đánh giá của tôi. Khi điều gì phù hợp với cách nghĩ của tôi, tôi thấy vui vẻ. Khi sự việc không theo cách suy nghĩ của tôi, tôi cảm thấy không vui. Do vậy, tôi đã trở lên vui vẻ và bực bội về những điều xảy ra trong tu luyện một cách không ý thức. Nhưng những tiêu chuẩn này không nhất định là tiêu chuẩn của Sư Phụ và không nhất định phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ này.

Từ một góc độ khác, tiêu chuẩn đánh giá và đo lường của một người được hình thành giữa những người thường. Đó thực sự là cái cần được liên tục chỉnh sửa và cải biến trong sự tu luyện của một người. Trong quá trình sửa đổi và cải biến, cái “tôi” của vũ trụ cũ sẽ không tự nguyện chấp nhận sự thay đổi. Khi điều này thể hiện ra trong cuộc sống hàng ngày, một người sẽ ủng hộ và tranh cãi để bảo vệ cách nghĩ mà một người quen thuộc với nó. Đó chính là chấp trước vào “cái tôi” hình thành trong vũ trụ cũ. Đó có thể chính là nguyên nhân gây ra sự giao tiếp không vui vẻ giữa các đồng tu. Đó chính là nguyên nhân gốc rễ làm tôi khó chịu khi đối mặt với những vấn đề này.

Do vậy trong quá trình tu luyện, bản thân một người liên tục được chỉnh lại, nắn lại và thanh lọc từ gốc rễ. Điều này xảy ra khi một người đang trải qua một khảo nghiệm tâm tính, đồng hóa với đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, giữa một nhóm người phức tạp và tôi luyện chính mình trong mâu thuẫn và va chạm giữa con người. Đây chính là một quá trình liên tục tống khứ cái “tôi” trước đó, đồng thời là một quá trình chân chính trở về cái tự kỷ tiên thiên của một người.

Do vậy, đối với những người mà quá trình tu luyện diễn ra trong xã hội người thường, xung đột với người khác thể hiện trong quá trình tu luyện và sự trải nghiệm vượt qua bản ngã có thể là quá trình khuấy động tâm linh của việc sắp xếp lại vũ trụ trong những không gian khác

Tất cả những điều này đều là suy luận và phán đoán. Thực tế, là một người tu luyện trong quá trình tu luyện, tôi không biết sự tu luyện trông như thế nào, một người tu luyện trông thực sự ra sao, và trạng thái thể hiện trong quá trình tu luyện trông như thế nào. Do vậy, cảm giác không hài lòng gây ra khi nhìn nhận sự việc giữa những người tu luyện là kết quả của tư tưởng người thường hình thành sau khi sinh.

Có lòng tin vào Sư Phụ và Đại Pháp, chẳng phải đúng sao khi những hiện tượng này xảy ra giữa những người tu luyện là những điều trong Đại Pháp mà chúng ta cần hiểu và coi trọng với một thái độ tích cực. Có lẽ tự bản thân nó chính là một hiện tượng bình thường trong Đại Pháp thể hiện ra trong một thời gian và không gian đặc biệt, và tôi cần hiểu nó một cách chủ động và tích cực. Không phải là Đại Pháp có vấn đề, cũng không nhất định là một người tu luyện thực sự không đạt tiêu chuẩn. Đó chính là quan điểm và bản ngã hình thành sau khi sinh cần được chỉnh nắn lại và nâng cao. Quá trình này chính là nguyên nhân một người tu luyện cần tìm bên trong bản thân khi tu luyện.

Khi tôi nghĩ tới điều này, tôi cảm thấy cách nhìn của tôi mở rộng. Tìm bên trong bản thân là thật sự để liên tục thay đổi quan điểm một người, để hiểu sự việc nào đó với tầm nhìn rộng hơn và trí huệ của những tầng cao hơn, để mở những nút kết trong tâm một người và do vậy, đưa ra được những sự giải quyết từ bi với những mối quan hệ yêu ghét được tạo ra qua luân hồi trong lịch sử. Do vậy hướng nội tìm có thể mang đến sự hiểu biết rộng mở hơn và khoan dung hơn với người khác.

Sư Phụ nói rằng mọi điều gặp phải trong tu luyện đều là việc tốt. Những xung đột gặp phải trong tu luyện của chúng ta, đặc biệt những điều xảy ra giữa các đồng tu có thể làm chấn động tâm của chúng ta, là những cơ hội quí giá cho chúng ta tiến bộ, và là điểm bắt đầu quí báu để mở rộng tâm hồn của chúng ta. Khi chúng ta vượt qua thử thách, Đại Pháp sẽ triển hiện vẻ đẹp vô biên và không gian rộng mở hơn tại những tầng cao hơn. Do vậy, những đồng tu mà làm bạn bực mình thực sự là những người mà chúng ta nên cảm ơn trong quá trình tu luyện. Vì vậy, không kể học viên khác làm gì, họ chính là đang giúp chúng ta từ một góc độ nhất định để hiểu nguyên lý cao tầng hơn. Khi chúng ta hiểu những nguyên lý này, chúng ta thăng tiến và không gian ở tầng này không còn ước chế chúng ta nữa.

Khi tôi nghĩ về điều này tôi thấy bầu trời trong sáng, cơ thể tôi trong sạch, và ánh nắng cũng đặc biệt tươi sáng, không khí có mùi vị tuyệt vời và những người qua đường cười với tôi thật tử tế. Và sau giây phút đó, khi tôi nhìn lại các đồng tu tôi thấy rằng mọi người trông thật tử tế trong mắt của tôi. Tim tôi tràn ngập lòng biết ơn Sư Phụ

Hướng nội tìm là phương pháp hữu hiệu nhất để chủ động giải quyết xung đột.

Theo nguyên lý của người thường, để giải quyết một vấn đề, một người thường cần phải tìm ra nguyên nhân ẩn sâu và có thể kê đơn thuốc dựa vào bệnh. Khi tìm sai nguyên nhân, thì phương thức giải quyết vấn đề chỉ có thể có tác dụng ngược lại.

Sư Phụ nói người tu luyện phải nhìn vào trong khi xảy ra xung đột thay vì tìm kiếm khuyết điểm của người khác, và không hướng ngoại cầu. Đây là một cách để chủ động tìm cách giải quyết cho một vấn đề.

Khi tôi hướng nội tìm, tôi thấy rằng cách nghĩ của tôi là nguyên nhân tại sao tôi nhìn thấy xung đột giữa những học viên khác và tôi cần phải mở rộng tâm hồn của mình. Tôi xem xét bản thân mình và kiểm tra cách nghĩ của mình một cách có ý thức khi nhìn thấy những điều mà làm tôi khó chịu và tôi chủ động ngăn chặn những ý nghĩ đó. Đồng thời tôi cố đặt bản thân mình vào vị trí của đồng tu khác để hiểu được tại sao người ấy nói hay làm như thế từ góc độ của anh ta, để hiểu được “ trạng thái khoan dung và từ bi vô lượng với tất cả chúng sinh, và có thể hiểu tất cả với lòng tử tế.”( Giảng Pháp tai Pháp Hội Boston 2002), như Sư Phụ đã giảng.

Mặc dù nhiều lần phần của tôi mà chưa tu luyện tốt không nghe theo tôi và không thể hoàn toàn ngừng gây sự trong nhiều tình huống, nhưng tôi thường trải nghiệm được sức mạnh của Đại Pháp và hiệu quả tức thời khi tôi làm theo yêu cầu của Đại Pháp.

Một lần khi tôi nói chuyện với một đồng tu, bà ấy đột nhiên kích động và nói những lời tức giận. Phản ứng đầu tiên của tôi là không nghĩ tới việc bà ấy đã làm sai điều gì. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng bà ấy đã già và với sự giận dữ lớn như thế, cảm xúc của bà sẽ bị ảnh hưởng trong ngày hôm đó. Tôi chắc đã làm điều gì sai và tôi cũng phải tự kiểm điểm bản thân mình. Tôi ngay lập tức chân thành xin lỗi bà và hy vọng bà sẽ không tức giận nữa.Lúc đó, bà thật sự ngay lập tức không còn bị kích đông nữa và cũng chân thành xin lỗi tôi tức thời. Tôi rất vui vì cả hai đã nhanh chóng vượt qua khảo nghiệm.

Hướng nội tìm để nhìn nhận sự việc theo một góc độ khác giúp tôi đối diện với vấn đề gặp phải trong tu luyện với một tâm thái bình thản hơn. Tôi hiểu rõ hơn tại sao Sư Phụ nhấn mạnh việc hướng nội tìm. Nó là một kho báu siêu thường có thể chủ động giải quyết vấn đề và là một Pháp khí mang rất nhiều ý nghĩa mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta. Sức mạnh to lớn của nó sẽ thể hiện ra ở những phương thức hữu hiệu nhất để hòa giải đúng và sai, tử tế và căm thù.

Kết luận

Cuốn sách “ Tây Du Ký”, đã nói lên một câu chuyện sinh động về sự nỗ lực vượt qua 81 khổ nạn để lấy được chân kinh. Nó tiết lộ một điều rằng, là một người tu luyện, người ta phải sẵn sàng mọi lúc để chịu khổ nạn và vượt qua khảo nghiệm. Sư Phụ đã nói với chúng ta rằng một người tu luyện phải có thể chịu được “cái khổ trong những cái khổ” (Pháp Luân Công[2]) và bất động tâm trước lợi ích cá nhân bị tổn hại rõ ràng. Quá trình tìm kiếm bến trong bản thân là một quá trình dám nhận lấy khó khăn và là một quá trình buông bỏ tự ngã quen thuộc hình thành hậu sinh trong người thường. Pháp giảng cho chúng ta rằng “ Không mất, không được” (Chuyển Pháp Luân). Chỉ bằng việc buông bỏ cái bản ngã hình thành trong người thường, thì một người mới có thể có được một bản ngã cao quí hơn và một bản ngã hoàn toàn mới phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới. Nếu chúng ta có thể hướng nội tìm trong mọi tình huống, buông bỏ bản ngã hình thành hậu thiên và buông bỏ những chấp trước vào cá nhân, Sư Phụ sẽ cho chúng ta thấy được trí huệ và vẻ đẹp vô biên ởtrong Pháp.

Những điều ở trên là một vài hiểu biết vừa qua của tôi về việc hướng nội tìm. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp.

Cảm ơn Sư Phụ vĩ đại!

Cám ơn nhóm tu luyện của tôi đã cho tôi những cơ hội tu luyện quí giá.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/5/21/59619.html
http://pureinsight.org/node/5750



Ngày đăng: 10-06-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.