Thay đổi quan niệm của người thường, ma luyện bản thân trong Pháp



Tác giả: Học viên Đại Pháp từ Trung Quốc đang định cư ở Canada

Pháp hội tâm đắc thể hội Canada 2009

[Chanhkien.org]

Kính chào Sư Phụ, xin chào các bạn đồng tu!

Tôi là một học viên lâu năm đã đắc Pháp vào năm 1996. Tháng 5 năm 1998, tôi tới thỉnh nguyện ở Đài truyền hình Bắc Kinh. Tôi cũng đã trải qua sự kiện 25 tháng 4 và 20 tháng 7. Đây là quãng thời gian tôi rất bối rối. Tôi bị bắt khi đang giương băng rôn ở quảng trường Thiên An Môn năm 2000 và tôi đã tuyệt thực. Để tránh bị đưa đến lớp tẩy não, tôi trở thành người vô gia cư trong 6 tháng. Vào tháng 4, 2003, tôi nhập cư vào Canada. 10 năm qua, tôi đã đi trên con đường tu luyện, chứng thực Pháp dưới sự dẫn dắt của Sư Phụ bất chấp nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, vì không thực sự học Pháp chăm chỉ, tôi vẫn bị rối ren bởi nhiều quan niệm người thường.

Trong Luận ngữ, Sư Phụ giảng: ““Phật Pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi học thuộc đoạn này, nhưng vẫn không thực sự hiểu nội hàm trong đó.

Tôi là người thiếu kiên nhẫn và nói năng không ‎ ý tứ, vậy nên tôi tình nguyện làm bất kỳ thứ gì không liên quan đến việc giám sát người khác. Khi còn trẻ, tôi là giáo viên. Tôi thà dạy học còn hơn làm chủ nhiệm. Tôi vẫn giữ quan niệm này trong khi tu luyện. Năm 1998, tôi được yêu cầu làm phụ đạo viên và thiết lập một điểm tập công mới để hồng Pháp. Khi không thế né tránh được, tôi đồng ý tạm thời nhận vai trò đó. Sau đó, vài học viên tranh giành vị trí phụ đạo viên nên tôi có cơ hội rút lui. Tôi không ngại trông coi banner, dọn chỗ, mang theo băng cát set, đến sớm về muộn nhưng tôi chỉ không muốn làm phụ đạo viên mà thôi.

Sau khi đến Toronto, ý niệm này thậm chí còn mạnh hơn và tôi không thể phá vỡ được ranh giới mà cựu thế lực đã an bài. Tôi bám chắc vào lý người thường, chính điều đó đã tạo ra những trở ngại to lớn cho việc tu luyện của tôi. Thế nhưng, tôi vẫn không nhận thức được nó. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta trong “Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu“:

Do đó, khi giảng rõ chân tướng, không nên đợi, không nên dựa vào [người khác], không nên trông chờ vào sự biến đổi của các nhân tố bên ngoài. Mỗi cá nhân chúng ta đều đang sáng tạo lịch sử cho tương lai; vậy nên, mỗi người, ngoài việc tham gia hoạt động tập thể khác, đều chủ động tìm chọn công tác mà làm; chỉ cần có lợi cho Đại Pháp, đều nên chủ động làm, chủ động thực hiện.” (Tinh tấn chỉ yếu 2)

Tôi cũng phải chủ động làm một điều gì đó. Có một điều thực sự làm tâm tôi rung động: Khi tôi thấy các bạn đồng tu trải qua nghiệp bệnh và thấy rằng có nhiều người qua đời, tôi cảm thấy rằng họ cần được một học viên trông nom. Chúng ta không nên chờ cho đến khi khổ nạn của họ đã trở nên to lớn đến mức không thể vượt qua được rồi chúng ta lại đến thăm họ và hỏi xem họ đã hướng nội hay chưa. Thay vào đó, chúng ta nên kịp thời chia sẻ bất cứ khi nào chúng ta thấy vấn đề của một học viên, khi đó thì rất có thể sẽ tránh được khổ nạn. Tôi nhìn thấy những vấn đề này và thấy thực sự lo lắng, nhưng tôi không làm gì bởi vì tôi không biết phải giúp như thế nào.

Lúc đó, Sư Phụ thấu tâm tôi, nên Người đã mượn lời của một học viên khác để điểm hóa cho tôi “Bạn là một học viên lâu năm và đã tới Toronto một thời gian lâu rồi. Bạn nên làm điều gì đó cho nhóm. Bạn nên tổ chức các học viên lâu năm thành một nhóm học Pháp. Đừng đợi cho đến khi một đồng tu đã bị bức hại đến chết rồi mới đưa tay giúp đỡ. Khi đó, sẽ là quá muộn”

Học Pháp theo nhóm là hình thức tu luyện mà Sư Phụ đã hướng dẫn chúng ta. Tôi nên làm như vậy vì tôi có điều kiện để làm điều đó. Tất cả những người thuê nhà trong khu nhà tôi ở đều là học viên, và 2 học viên trên gác đã cất tất cả đồ vào phòng ngủ để để trống phòng khách. Tôi không có con cái để chăm sóc, nên tôi có dư thời gian. Phương tiện giao thông đi đến chỗ tôi rất thuận tiện và nhiều học viên đều biết chỗ. Khi tôi quyết định sẽ thực hiện việc này, tâm người thường của tôi lại nổi lên, như là sợ không làm được tốt hay không biết người khác nghĩ gì, hay sợ rằng không ai tham dự , v.v. Những tư tưởng xấu chạy trong tư tưởng tôi nhưng chủ ý thức vẫn mạnh. Tôi biết đó là can nhiễu từ quan niệm cũ, nên tôi phát chính niệm để diệt trừ nó, phá vỡ an bài của cựu thế lực, và đi trên con đường an bài của Sư Phụ.

Tôi nói với vài học viên về việc lập một nhóm học Pháp cho học viên lâu năm. Họ động viên và hỗ trợ tôi. Chúng tôi bắt đầu nhóm học Pháp vào chủ nhật đầu tiên sau buổi biểu diễn Trung thu của Đoàn nghệ thuật Thần vận. Có 10 học viên tham dự. Chúng tôi đều là học viên lâu năm nên mọi người đều đã vững chắc đi qua một quá trình tu luyện cá nhân. Chúng tôi học Pháp và tâm đắc thể hội trong 3 tiếng. Không ai nói chuyện riêng. Các đồng tu không chỉ vững tâm tiến bước và tu luyện bản thân tốt mà còn thiện ý chỉ ra những thiếu sót của người khác và tạo dựng một môi trường tu luyện thực sự.

Các học viên lớn tuổi được yêu cầu tập hợp lại và phát chính niệm trong những ngày đầu năm mới, ngay trước buổi diễn của Thần vận. Bất chấp giá lạnh mùa động, hàng ngày các học viên đã đi từ xa đến. Vài học viên phải chuyển xe bus mới đến được và những học viên này đều đã trên 70 tuổi. Tôi thực sự cảm thấy khó nhờ họ giúp đỡ. Người phụ đạo viên chỉ trích và nói với tôi rằng đó là tâm người thường. Tôi nghĩ rằng việc cùng nhau phát chính niệm là thật sự quan trọng nên tôi nói điều đó với các học viên khác. Thật ngạc nhiên, không có ai phản đối và hầu hết mọi người đều đến hàng ngày thậm chí ngay cả khi tuyết dày. Một ngày có khoảng 19 người đến. Chúng tôi xếp lịch dày, cứ nửa tiếng lại phát chính niệm và sau đó học Pháp hay tập công ở giữa. Chúng tôi thậm chí không có thời gian để uống nước. Tất cả học viên đều cảm thấy trường năng lượng rất tốt.

Sau đó, tôi lại bị khảo nghiệm. Một học viên nói về tôi “Bởi vì bà thấy có vài học viên mất đi, bà vội vã lập nhóm học Pháp và muốn làm người điều phối. Bà có khả năng gì chứ. Chồng bà không thể vượt qua được khảo nghiệm về nghiệp bệnh và phải đi viện, vậy mà bà vẫn còn muốn chỉ đạo người khác.” Nghe xong, tâm tôi tĩnh lặng và bất động, nhưng trong sâu thẳm tôi vẫn thấy khó chịu.

Sư Phụ đã giảng trong “ Giảng Pháp tại Pháp hội ở Singapore”: “Đó là tại sao tôi nói với chư vị rằng bất cứ khi nào có vấn đề xuất hiện hay trong tâm chư vị cảm thấy không thoải mái, chư vị phải tìm nguyên nhân ở bên trong. Tôi đảm bảo là vấn đề nằm ở trong chính chư vị.

Vậy thì tại sao học viên này lại chỉ trích tôi trong khi tất cả những người khác đều động viên và ủng hộ? Tôi biết rằng tôi chưa đủ tốt và đã thế thì tại sao lại dội nước lạnh vào tôi khi tôi đã gom hết can đảm để tiến tới bước này?

Tôi có gắng nhìn vào trong và cuối cùng tôi tìm thấy nó: đó là tính kiêu ngạo. Tôi có thể nói là khả năng của tôi yếu nhưng khi người khác chỉ nó ra thì tôi lại không muốn nghe. Đó có phải là kiêu ngạo không? Học viên đó không hề sai. Chồng tôi đi viện và phải phẫu thuật. Đúng là ông ấy đã không vượt qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh được tốt. Khi mà tất cả những gì người học viên đó nói đều đúng, thì tại sao tôi lại không muốn nghe? Có phải tôi chỉ muốn nghe lời ngon ngọt thôi không? Sư Phụ nói:

Khi người ta nói những điều khó nghe về chư vị, tại sao chư vị không vui? Khi chư vị không vui, chẳng phải là tâm chư vị đang bỏ đi cơ hội để tu luyện và đề cao hay sao? Chẳng phải chư vị đang truy cầu hạnh phúc như thế của người thường sao? Thế chẳng phải chư vị là một người thường hay sao? Lúc đó chư vị nên nghĩ “Tại sao tôi không vui?” Khi người khác chỉ trích tôi thì tôi không vui – chẳng phải là tôi đang truy cầu điều gì? Chư vị ước muốn mọi người tử tế với chư vị và sống thoải mái nơi người thường, làm sao chư vị đề cao đây? Không buông bỏ được những điều của người thường làm sao chư vị đề cao thăng tiến? Chính vì nguyên này đó mà chư vị không đề cao thăng tiến được. Chư vị phải thật sự buông bỏ đi những thứ này, những chấp chước mà con người không buông bỏ được.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Australia)

Khi tôi nghiêm túc cố gắng hiểu bài giảng này, tâm tôi đột bừng tỉnh. Không phải tôi truy cầu những thứ của con người sao? Tôi muốn nghe lời ngon ngọt. Thật ra, cái quan niệm mạnh mẽ và tư tưởng không muốn làm thứ này hay thứ khác tất cả đều bắt nguồn từ đó. Một khi đã thấy được gốc rễ, tôi cần phải đào nó sâu thêm và gỡ bỏ nó để có thể nhanh chóng đề cao. Tôi cố gắng hết sức mình làm điều đó.

Tôi muốn cảm ơn đồng tu đã cho tôi cơ hội để đề cao. Chính Pháp đang tiến triển rất nhanh. Tôi cần phải theo sát tiến trình và cố gắng để là một đệ tử đạt tiêu chuẩn. Xin hãy chỉ ra những gì chưa đúng trong bài chia sẻ của tôi

Xin tạ ơn Sư Phụ! Xin cảm ơn các bạn đồng tu!

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/5778



Ngày đăng: 14-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.