Làm việc và tu luyện



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

Chia sẻ kinh nghiệm tại Pháp hội Canada 2009

[Chanhkien.org] Kính thưa Sư phụ, Cùng các bạn đồng tu.

Tôi có ý nghĩ viết bài chia sẻ kinh nghiệm cho Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Toronto. Khi tôi bắt đầu viết, tôi chợt nhận ra rằng khi tôi nhớ  là mình tham gia nhiều dự án cho Đại Pháp, nhưng tôi không tống khứ được nhiều chấp trước trong thời gian đó. Tôi không biết chắc rằng tôi có thật sự tu luyện hay không. Đây là vấn đề quan trọng. Vì thế hôm nay tôi muốn chia sẻ về “Làm việc Và Tu luyện”.

Tôi bắt đầu tu luyện vào năm 2001. Vì tôi đắc Pháp trễ, lúc đầu, tôi luôn luôn sợ sệt rằng tôi không thể bắt kịp. Ngoài ra, tôi là người tu luyện duy nhất tại một khu phố nhỏ nơi tôi sống. Vì thế, tôi không có môi trường tốt để tu luyện. Có thể đây là điều mà Sư phụ an bài cho tôi, một đệ tử mới. Ở đó không có nhiều hoạt động, nên tôi bỏ ra nhiều thời gian để học Pháp và tập các bài động tác hằng ngày. Nhưng tôi có nhiều cơ hội để giảng rõ sự thật cho các bạn học của tôi, các giáo sư đại học, các nghị viên chính phủ địa phương về những ích lợi của Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi và chính sách khủng bố Pháp Luân Công đang xảy ra tại Trung quốc.

Sư phụ nói “Tôi muốn nói với chư vị: các đệ tử Đại Pháp là niềm hy vọng duy nhất để cứu độ cho những chúng sinh trong từng vùng và quốc gia. Trân quý những gì họ đang làm để trân qúy chư vị!” (“Lời Cám ơn của Tôi Đối với những người gởi lời Chúc mừng”)

Hiểu được điều này, tôi thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp và dạy những người tây phương các bài động tác. Với sự khuyến khích của Sư phụ, chỉ trong vòng 1 năm, có hơn 300 người đã tham gia và câu lạc bộ và có chừng 10 người tập luyện rất thường xuyên. Có rất nhiều câu chuyện rất cảm động. Có một sinh viên người Canada, lúc chính sách khủng bố Pháp Luân Công mới bắt đầu, anh ta đi Trung quốc để dạy tiếng Anh. Đúng ra là anh ta dạy tại một thành phố lớn, như là Bắc kinh, tuy nhiên, cảnh sát mật Trung quốc đã lừa anh ta và anh ta được đưa về một tỉnh rất nhỏ. Anh ta không phàn nàn gì. Không có gì là lạ cả. Tại đó anh ta gặp một đệ tử và trở thành một đệ tử Đại Pháp. Anh ta tập những bài động tác mới từ người đệ tử đó và chia sẻ kinh nghiệm chung. Sau đó người đệ tử đó bị bắt và mất liên lạc. Anh ta trở về Canada. Lần đầu tiên anh ta thấy tấm biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp treo trong trường đại học, anh ta vô cùng xúc động. Anh ta tiến tới tôi và chia sẻ kinh nghiệm với tôi. Tôi rất vui mừng là anh ta đã đắc được Pháp. Khi càng nhiều người đến học những bài động tác, thì tôi lại sắp ra trường, và trở nên lo lắng về sự tiếp tục của câu lạc bộ. Ngay lúc đó thì người thanh niên mà tôi nhắc ở trên lại xuất hiện. Tôi biết mọi thứ đều được Sư phụ an bài. Cho đến bây giờ, câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp này vẫn tiếp tục hoạt động tại đại học này và những thành viên của nhóm này vẫn đang phổ biến môn tu luyện này cho mọi người.

Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được việc làm tại Toronto. Môi trường tu luyện của tôi thay đổi từ việc phối hợp với mọi người một cách độc lập tự do. Nhớ lại lúc tôi tu luyện tại đại học, tôi thức dậy với toàn thân nhẹ nhàng, cảm thấy sức khoẻ rất dồi dào, mạnh mẽ. Nhưng đó là vì tôi chỉ gặp gỡ toàn là người thường, không tu luyện, tôi không gặp nhiều thử thách về tâm tính. Vì thế, tôi còn nhiều chấp trước bị chôn kín bên trong. Khi tôi đến Toronto, vì có rất nhiều công việc Đại Pháp tôi có liên quan, và không còn cơ hội tập các bài động tác hằng ngày, tôi luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và không còn nhiều sức như trước. Tôi luôn luôn cảm thấy tôi là một đệ tử trẻ và tôi phải tham gia trong nhiều công việc. Vì thế, càng nhiều chấp trước lộ hẳn ra.

Ganh tỵ

Khi tôi còn nhỏ, tôi là một cô bé ganh tỵ. Tôi ganh tỵ khi bạn bè có điểm cao hơn tôi hay họ nhận được cái gì đó mà tôi không được. Tôi luôn luôn ganh tỵ. Khi tôi chưa tu luyện, tôi luôn luôn cảm thấy đời sống rất bất công và tôi thấy sống mệt mỏi quá. Tôi không biết tại sao nó lại giống như thế.

Sư phụ dạy “Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm. Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt, luôn bất bình trong tâm. Ăn không ngon, ngủ không yên, tâm ý nguội lạnh như tro tàn; khi về già, làm cho thân của mình thật tàn tạ, các thứ bệnh tật xuất hiện” (Chuyển Pháp Luân)

Biết đây là tu luyện, tôi biết rằng tôi có chấp trước nặng nề về ganh tỵ. Tôi cố tống khứ nó đi, nhưng vẫn không nhổ sạch gốc được. Cuối cùng tôi biết rằng cái chấp trước xấu xa này rất nghiêm trọng khi tôi làm việc quảng cáo cho Nghệ Thuật Thần vận.

Trong quá trình quảng cáo cho Nghệ Thuật Thần Vận, một đệ tử khác và tôi chịu trách nhiệm cho việc xin giấy cho phép được bán vé trong các cơ quan văn phòng tại Toronto. Người đệ tử nọ đã xin được giấy phép cho một vài cơ quan. Tôi có đến một vài cơ quan, nhưng không xin được giấy phép. Cô ta thì xin được giấy phép, và tôi rất là ganh tỵ. Thật ra, xin được giấy phép cho các cơ quan khác là điều rất tốt, vì chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội để quảng cáo cho Chương trình Nghệ Thuật Thần Vận. Sư phụ giảng “Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm. Nó sẽ xuất hiện vấn đề này.” (Chuyển Pháp Luân)
Trong quá trình quảng cáo cho Nghệ Thuật Thần vận, chấp trước về ganh tỵ của tôi nổi lên trở lại. Tôi ganh tỵ với các phóng viên có kinh nghiệm hơn thì được phỏng vấn những nhân vật quan trọng, còn tôi thì được sắp xếp là phỏng vấn với người thường. Tôi cảm thấy rất ganh tỵ. Tôi nghĩ rằng tôi rất tài giỏi. Sư phụ giảng “Anh ta tự nhủ: ‘Để mình làm giám đốc hay tổng giám đốc nhà máy, mình cũng làm tốt; chức vụ cao hơn thế mình cũng có thể làm; mình có thể làm bộ trưởng cũng được’.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết rằng ganh tỵ là một chấp trước rất nghiêm trọng. Nó có thể làm những chấp trước khác cũng nổi lên. Sư phụ nói “Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân). Tôi hy vọng rằng khi thấy được chấp trước ganh tỵ này, tôi sẽ tống khứ được nó. Người tu phải thật sự tu luyện để tống khứ chấp trước tận gốc rể của chúng.

Làm việc vì tình cảm người thường

Tôi là một học sinh giỏi và lớn lên với những lời khen ngợi. Người thường thích được khen và tìm cầu nó. Là đệ tử Đại Pháp, nếu chư vị được khen, nó tạo nên khổ ải. Nguyên lý tại Tam giới là ngược lại. Sư phụ nói “Với người tu luyện, mọi thất bại gặp trong ứng xử với người đời là thử thách, mọi lời khen là khảo nghiệm.”. (“Người tu tự nhiên là một phần trong đó” Tinh tấn Yếu chỉ). Vì tôi tìm cầu lời khen ngợi từ những bạn đồng tu và người thường, tôi không muốn làm ngược hay tổn thương bất cứ ai. Tôi không bao giờ nói “Không” khi những đệ tử khác yêu cầu tôi giúp đỡ. Nhiều lần, tôi thậm chí không có thời gian học Pháp hay tập các bài động tác. Tuy nhiên, tôi vẫn hứa là tôi sẽ giúp. Tôi nghĩ tôi đang làm điều đúng là giúp đỡ người khác.

Sư phụ nói “Mọi người nếu không học bộ Đại Pháp này thật tốt, thì sự viên mãn của bản thân chư vị không được đảm bảo. Ngoài ra tất cả những việc chính của Đại Pháp mà chư vị làm đều giống như người thường làm, dùng cách nghĩ của người thường, đứng trên xuất phát điểm của người thường mà làm, đó chính là người thường; tối đa cũng chỉ là người thường làm điều tốt cho Đại Pháp mà thôi” (“Giảng và giải Pháp tại Pháp hội New York 2003“)

Có phải đúng vậy không? Khi tôi không học Pháp và tập các bài động tác, tôi có còn là đệ tử Đại Pháp không? Người thường có thể làm việc Đại Pháp, nhưng họ chỉ có thể nhận phước đức. Họ không có uy đức to lớn như đệ tử Đại Pháp. Vì thế, tôi biết rằng tôi không thể làm việc bằng tình cảm người thường được. Đây chỉ là những chấp trước người thường, mà là những điều mà chúng ta cần phải tống khứ. Sư phụ giảng“Chỉ khi nào quý vị xả bỏ hết tất cả tâm dính mắc, không còn vương vấn gì, khi đó mới nói đến tu luyện đến đích. ” (“Tu luyện không phải làm Chính trị” Tinh tấn Yếu chỉ).

Làm việc để khoe khoang

Có một thời gian, mà việc tu luyện của tôi không tốt lắm. Rất nhiều việc chồng chất và tôi thì bị nhiều áp lực. Dưới mắt tôi, mọi người đều có vẻ đang gặp khó khăn. Tôi muốn nổi giận khi gặp bất cứ ai và tôi cũng muốn than phiền đủ thứ. Có một ngày, tôi không chịu nổi nữa, tôi nổi giận lôi đình và than phiền với người bạn đồng môn.

Sau đó vài ngày, tôi bình tỉnh lại. Tôi nhìn lại việc tu luyện của tôi và tôi thấy rằng tôi đã đi lạc hướng với Đại Pháp của vũ trụ. Tôi thấy chính tôi là một người với cái tâm thuần khiết khi cố gắng nâng cao giá trị chương trình TV của chúng ta và tôi chịu trách nhiệm cho chương trình TV này. Chỉ khi nào chương trình TV này tốt thì người thường mới muốn xem. Điều này cho chúng ta cơ hội cứu độ họ. Đúng lý ra, không có gì sai trái cả. Nhưng tại sao không ai ủng hộ tôi? Tại sao lại có nhiều sự chống đối?

Bất cứ chúng ta làm điều gì, chỉ cần chúng ta làm đúng theo yêu cầu của Pháp, thì việc đó sẽ tiến hành một cách êm ả, và chúng ta sẽ có hiệu quả tốt. Khi những đệ tử khác nghĩ rằng chúng ta chưa sẳn sàng làm một số công việc mà tôi muốn làm, tôi không thể nghe theo họ, tôi bị chấp trước vào ý niệm là để giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn, đẩy mạnh chúng ta và bắt việc đó phải tiến lên. Khi nhìn vào trong tôi biết rằng tôi viện cớ là để nâng cao phẩm lượng của chương trình TV để che đậy chấp trước của tôi là để chứng thực cho chính tôi, là khoe khoang và tin rằng mình cũng có khả năng làm được việc lớn. Như Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007,” “Như mọi người đã biết, nhân tâm chưa vứt bỏ trong tu luyện có biểu hiện nổi cộm nhất chính là: làm việc lại không chứng thực Đại Pháp, mà là đang chứng thực bản thân họ!

Làm việc — Bất công

Khi tôi thấy rằng những đệ tử bị thất nghiệp có nhiều thời gian để học Pháp và tập các bài động tác ở nhà, và khi tôi để ý rằng một số đệ tử chỉ làm một số công việc Đại Pháp sau khi học Pháp và tập xong các bài động tác, tôi cảm thấy rằng họ rất ích kỷ. Tôi nghĩ rằng tôi quá bận rộn với các công việc Đại Pháp và tôi không có đủ thời gian để học Pháp và tập luyện. Tại sao họ lại không giúp tôi, làm giảm bớt công việc và áp lực cho tôi? Tôi cảm thấy rằng tôi rất là tốt, rằng tôi đã tống khứ được nhiều ý niệm người thường, kể cả hy sinh thời gian học Pháp và tập luyện của tôi. Trong mắt tôi, đây là tình trạng tu luyện cao nhất. Tuy nhiên, thật ra, nó biểu hiện một chấp trước về bất công và ganh tỵ. Con đường tu luyện của từng đệ tử khác nhau và được sắp xếp bởi Sư phụ, như Sư phụ nói trong “Tinh tấn,” Hồng Ngâm Tập II rằng “Con đường tu luyện khác nhau, nhưng đều ở trong Đại Pháp”.

Sư phụ cũng nói trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng Thứ Ba “người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được”. Tu luyện chân chính cần phải làm đúng theo những nguyên lý trong tu luyện của chúng ta. Nó là để tống khứ từng chấp trước một trong quá trình tu luyện của mình. “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người. ” Sư phụ nói vào đoạn đầu của Chuyển Pháp Luân. Đôi khi, khi tôi có rất nhiều việc phải làm, tôi cảm thấy rằng tôi làm việc là chỉ để làm, chứ thật sự không hiểu ý nghĩa của việc làm đó.

Làm việc – Thanh lọc Tâm ý

Trong quá trình quay phim cho chương trình TV, nếu tình trạng tu luyện của tôi không được tốt, đôi khi tôi cứ nhắc đi nhắc lại sai lời nhiều lần, rồi bin trong micrô có thể bị hết, bóng đèn có thể bị cháy, hay còn tệ hơn nữa. Có lần chúng tôi phải quay trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Máy quay phim cứ bị hư, và chỉ thâu tiếng chứ không có hình. Sư phụ nói “Tu luyện là tu chính mình. Không cần biết là tình trạng ra sao, chư vị phải tự nhìn vào trong thật sâu” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội thủ đô Hoa kỳ”).
Có một lần, tôi rất ngưỡng mộ khi tôi cùng điều khiển chương trình với một đệ tử khác, Bác sĩ Hu, một bác sĩ Trung Y từ Đài loan. Nói chung, tôi không bình tĩnh mấy khi làm việc. Tôi không chuẩn bị tốt cho chương trình. Trong khi quay phim, tôi chỉ để ý đến việc tôi nhìn ra sao trong máy hình, nhưng không để ý đến việc phỏng vấn với người tôi đang phỏng vấn. Vì thế, tôi nói nhanh, và làm rất nhiều lỗi. Khi bác sĩ Hu thấy tôi như vậy, ông bèn đề nghị “Hãy đọc thuộc “Luận Ngữ” trong Chuyển Pháp Luân”. Dĩ nhiên, sau khi đọc xong, tôi bắt đầu bình tỉnh.

Bác sĩ Hu nói rằng tại Đài loan, trước khi họ bắt đầu quay phim cho chương trình TV, họ luôn luôn phát chánh niệm để thanh lý môi trường, đọc thuộc “Luận Ngữ” và sau đó quay phim. Mỗi lần trước khi ông ta quay phim cho chương trình TV, ông ta hỏi mình nhiều lần rằng “Tại sao tôi làm điều này?” Nó không phải là ông ta muốn nói với người thường điều gì mà ông biết, mà để cứu độ chúng sinh. Ông ta nói “Nếu làm đúng như thế, thì bất cứ điều gì mà tôi nói thì đúng với những gì Sư phụ mong tôi nói để cứu độ con người. Dường như lằ chúng ta đang quay phim cho chương trình TV. Tuy nhiên, vì chúng ta có chương trình TV là để cứu độ nhiều người bằng tâm ý trong sạch. Mục đích rất khác với người thường , vì thế kết quả cũng khác nhau.

Như Sư phụ đã nói trong “Giảng Pháp tại buổi họp về Sáng tác Nhạc,”
Như tôi đã nói, đài TV mà chư vị dùng, tờ báo, hay đài phát thanh..vv., tất cả hình như đều gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng từ từ những khó khăn đó đều được giải quyết. Điều quan trọng nhất là cho nhân loại một hình thức mới về văn hoá. Chư vị sẽ thấy rằng con người trong tương lai sẽ làm theo, trong từng khía cạnh, mọi thứ mà các đệ tử Đại Pháp đang làm. Sau này nó sẽ trở nên một văn hoá chính của loài người tương lai. Vì thế, điều quan trọng nhất là hôm nay chư vị có thể sáng tác hay làm được những gì tốt đẹp không

Tôi hiểu rằng chỉ khi nào một người có tâm trong sạch và không chấp trước về điều gì, thì trí huệ sẽ phát sinh không ngừng. Trong giai đoạn hiện nay khi những đệ tử tham gia và nhiều công việc Đại Pháp, họ gánh nặng trách nhiệm và sứ mạng. Họ không quay hình họ lên màn ảnh hay khoe khoang tài nghệ của họ. Tuyệt đối họ không mang cảm tưởng họ có tài năng hơn hay cao hơn người khác.

Làm việc — Từ bi

Tôi bỏ hết thời gian trong ngày cuối tuần để quay phim cho chương trình TV. Một ngày, tôi thình lình sực nhớ rằng nó đã một năm từ khi lần cuối cùng tôi giảng rõ sự thật về Đại Pháp cho người thường. Là một phóng viên TV, đôi khi tôi có cơ hội để gặp người Hoa kiều. Nhưng, mỗi lần tôi chỉ nghĩ về làm thế nào để viết một bản tin tức thật hay. Tôi quên đi sứ mạng chính của tôi là để giảng rõ sự thật cho người Hoa kiều. Rồi năm ngoái, vụ Flushing – tôi cảm thấy rằng tôi không gặp nhiều người Hoa trong thời gian rất dài. Mặc dầu chúng tôi đứng bên kia đường, chúng tôi không có chút thù ghét nào. Chúng tôi chỉ có từ bi trong tâm. Tôi cảm thấy rằng họ đều là những chúng sinh và có thể rằng trong kiếp trước họ là bạn hoặc là thân nhân của mình.Tôi nhớ rằng trước khi tôi đắc Pháp, nếu không phải vì một đệ tử đó giảng rõ sự thật cho tôi, thì tôi chắc cũng như một trong những người Hoa chưa thức tỉnh kia và cũng chống Pháp Luân Công, tích nghiệp lực mà không bao giờ biết đến? Khi tôi đứng trên đường tại Flushing và hát bài “Đến đây Vì Bạn” tôi đã khóc. Tôi cảm thấy tôi rất may mắn và vinh dự là một đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng cảm thấy đau lòng và lo lắng cho những người Hoa kia vẫn bị lạc bước và bị đầu độc.

Như Sư phụ dạy trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Hoa kỳ 2004,”
Tôi nói với chư vị trước đây rằng Thiện không phải là cái gì có thể giả dối được, hay nó là một tình trạng chỉ trên bề mặt. Thiện thật sự đến từ nội tâm và chỉ có thể đạt được và có được qua tu luyện. Khi chư vị đứng trước mặt chúng sinh, ngay khi lời phát ra từ miệng của chư vị và ngay khi ý niệm chư vị tạo thành, chúng có thể làm tan đi những thành phần xấu và những thứ xấu khác đang đầu độc con người thế gian và đang có trong đầu mọi người. Và thì con người sẽ hiểu ra, và chư vị có thể cứu độ được họ”.

Có thể là tôi chưa nói chuyện với người Hoa trong một thời gian rất lâu. Có thể là lòng từ bi từ trong tận tâm tôi thật sự làm rung động người Hoa đang đứng bên kia đường. Trong một ngày nghiêm trọng nhất tại Flushing, bên ngoài Thư viện Flushing, tôi giảng rõ sự thật cho một người. Ông ta thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung quốc và muốn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tôi cũng gặp nhiều người Hoa khác mà họ mỉm cười với tôi. Tôi bắt đầu hiểu rằng con người không thể dùng những phương tiện người thường để chống lại tà ác. Chỉ có Thiện mà thật sự đến từ tu luyện chân chính mới có thể làm tan những thành phần tà ác.

Sáu năm tu luyện trôi qua, tôi vẫn còn nhiều chấp trước mà tôi phải tống khứ. Mặc dầu tôi vẫn còn trẻ, tôi bắt đầu tu luyện trễ, tiêu chuẩn của Pháp cho từng đệ tử thì không bao giờ thay đổi. Chúng ta cần tu luyện tinh tấn hơn.

Trước khi tôi chấm dứt phần chia sẻ kinh nghiệm, cho tôi được đọc lại bài thơ của Sư phụ trong tập Hồng Ngâm: “Duyên Quy Thánh Quả.

Tầm sư kỷ đa niên,
Nhất triêu thân đắc kiến;
Đắc Pháp vãng hồi tu,
Viên mãn tuỳ sư hài.

Dịễn nghĩa:

Duyên quy về quả vị thánh

Biết bao năm trời tìm thầy,
Một sớm ngày ấy được gặp mặt;
Được Pháp tu luyện trở về,
Viên mãn cũng lại tuỳ theo [sự an bài] của thầy.

Ở trên là sự giác ngộ giới hạn của tôi về Pháp vì là người mới tu luyện. Xin chỉ giáo những gì chưa đúng đắn.

Cám ơn Sư phụ, Cám ơn các bạn đồng môn.

Tháng Năm, 2009

Dịch từ :

http://pureinsight.org/node/5779



Ngày đăng: 28-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.