Hồi tưởng về học thuộc Pháp và tu luyện tâm tính



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Toronto

Chia sẻ kinh nghiệm tại Pháp hội Canada 2009

[Chanhkien.org] Kính thưa Sư phụ. Cùng các bạn đồng tu.

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng Năm, 2000, và tôi đã tu luyện được chín năm với Đại Pháp của Sư phụ.Vào ngày 1-9-2008, khi chi nhánh tiệm sách Tianti của Toronto mở cửa. Lúc đó, tôi chưa bao giờ vào tiệm sách, nhưng với cái tên của tiệm sách là “Cái thang lên Thiên đường” làm tôi ngưỡng mộ rất nhiều.

Sư phụ dạy trong bài “Cũng một gậy thức tỉnh:” “Chư Thần trên thiên [thượng] đều nói rằng tôi lưu lại cho con người một chiếc thang bắc lên trời đó.”. Pháp mà Sư phụ giảng giải là cái thang lên thiên đường. Các đệ tử là những người đã và đang trèo lên cái thang lên thiên đường này. Tuy nhiên, rất ngạc nhiên, tôi cảm thấy là tôi đang xa cách với cái thang này lắm. Tôi đã phải nhìn lên mới thấy được nó. Dường như là cái thang này không phải là dưới chân tôi để tôi leo lên thiên đường. Tôi không cảm thấy muốn leo lên cái thang này. Tôi không có cảm giác như thế. Tôi không có chút gì nghĩ đến nó .—và điều này làm tôi khiếp đảm!

Nghĩ lại điều này, tôi hiểu rằng trong quá trình tu luyện của tôi trong mấy năm qua, tôi không nắm được căn bản của tu luyện, ngược lại, tôi bị dính chặt trong lối suy nghĩ rằng làm việc là tu luyện và xem làm việc như là tu luyện chăm chỉ. Mặc dầu tôi đã đọc sách và học Pháp hằng ngày, vì theo tôi nghĩ đó là làm việc, học Pháp trở nên ít quan trọng hơn. Đôi khi, khi tôi đang học Pháp, những ý nghĩ khác nhảy vào đầu của tôi. Sau khi nghĩ về điều này, tôi thấy rằng việc hiểu biết về học Pháp của tôi là quan trọng vì nó làm cho tôi làm được việc mà tôi đang làm. Tôi không xem Đại Pháp này là cái thang lên thiên đường. Vì thế, tôi không có một cái thang, mà tôi không nằm trong tầng thứ để trèo lên cái thang này. Tôi không có chút cảm giác nào hay chút ý thức nào về điều đó. Những gì xảy ra trong kiếp trước của tôi đều là không biết. Trong những kiếp trước, để đắc được Pháp này, tôi đã phải chịu đựng rất nhiều khổ ải. Tuy nhiên, khi tôi đắc Pháp này, tôi không trân qúy nó. Tôi trân qúy để làm gì? Vì tôi còn chấp trước vào khả năng, trí tuệ, ý thức và căn cơ giác ngộ tốt của tôi. Tôi nghĩ rằng những đặc điểm đó, tôi phải nên tu luyện tốt hơn và đạt viên mãn. Tôi đặt Đại Pháp vào tầng thứ nhì và đưa khả năng tôi lên tầng nhất.

Nghĩ lại cuộc đời của tôi, để được chức vụ trong xã hội, tôi đi học. Tôi học nhiều trường khác nhau trong nước cũng như tại hải ngoại, và tôi đã học hơn 20 năm. Hiện nay, Pháp mà Sư phụ giảng giải cho tôi đạt được hoàn toàn, và tuy nhiên, tôi đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để học Pháp? Thật ra, sự giáo dục của tôi đã can nhiễu rất nhiều về khả năng giác ngộ của tôi. Một là bị mê lầm giữa chốn người thường. Điều khác là cố bám giữ vào tự ngã và không thấy được sự trân qúy của Pháp vũ trụ này. Điều nữa là không cảm nhận được huyền năng siêu phàm của Đại Pháp. Đây là điều đau khổ nhất mà cũng là đau khổ lớn nhất của tôi.

Sau khi biết được ba điều trên và tôi thay đổi, tôi bắt đầu cố gắng học Pháp — một điều mà tôi chưa bao giờ có được. Tôi muốn chất chứa hết Pháp của Sư phụ vào tâm tôi và tôi phải học thuộc nó. Tôi có một niệm, mà là tôi phải học thuộc Chuyển Pháp Luân. Tôi muốn học Pháp bằng cách thuộc Pháp. Tôi hiểu rằng nó có rất nhiều khổ ải để học thuộc Pháp; tuy nhiên, không mất, không được. Với từng lời tôi thuộc, tôi có thể được và nâng cao lên. Tôi vẫn làm những điều mà trong cuộc sống hằng ngày tôi phải làm, những điều khác là bây giờ tôi phải có thời gian để thật sự học Pháp, đọc thuộc một đến hai trang Pháp. Tôi không có tiêu chuẩn về số lượng hay thời gian. Cảm giác của tôi là nếu một người không sợ khó nhọc, cũng không sợ phải cống hiến cho Đại Pháp, thì người đó có thể thuộc Pháp và dùng Pháp để hướng dẫn tu luyện của mình. Điều này mang đến ý niệm tốt, Phật tính của chúng ta, và chính niệm chính hành. Chỉ có khi đó Đại Pháp sẽ thể hiện những nguyên lý của Pháp đến họ. Sư phụ sẽ tiếp tục giác ngộ cho bạn. Bạn sẽ có những giác ngộ mới và những hiểu biết mới. Vì thế khi thật sự học thuộc Pháp, không nên nóng nảy hay nghĩ đến thời gian nhanh hay chậm. Nếu một người ở một tầng thứ nào đó, thì tốc độ người đó ở tầng đó. Vì thế, từng bước, tôi mới hiểu rỏ rằng tôi đang trèo lên cái thanh lên thiên đường mà Sư phụ đã cho tôi.

Khi tôi học thuộc từng trang một, tôi phải đọc từng phần mà tôi đã nhớ trước đây. Hằng tuần, tôi phải đọc từ đầu. Mỗi ngày, tôi bỏ ra ít nhất hai tiếng đồng hồ trên xe điện. Thời gian đó, tôi rảnh, vì thế tôi bắt đầu dùng thời gian đó để học thuộc Pháp. Khi tôi mới bắt đầu học thuộc tại nhà, tôi ngồi theo thế hoa sen và nhắm mắt lại. Tôi có khi đọc lớn hoặc đọc nhỏ. Lúc đó, hình như mọi thứ đều biến mất; chỉ còn lại Pháp của Sư phụ, tôi, linh hồn tôi, và nguồn sống căn bản của đời tôi. Tôi thường rung lên vì lòng từ bi của Sư phụ và vì huyền năng của Pháp. Nước mắt tôi chảy không ngừng.

Sáu tháng sau, khi tôi đọc thuộc tới bài giảng Thứ Chín, tôi không cảm thấy nó chấm dứt, mà là như bắt đầu. Từ điểm đó, tôi đã học thuộc Pháp nhiều lần và nhiều lần. Tôi học thuộc xong chín bài giảng hằng tuần, chín chương của Chuyển Pháp Luân, tổng cộng là 60 phần [nhỏ]. Mỗi lần tôi học thuộc Pháp xong, tôi lấy Chuyển Pháp Luân và đọc lại để sửa chữa những chỗ [đọc] sai của tôi trong khi tôi học thuộc Pháp.

Học thuộc Pháp là một hình thức học Pháp, nó đòi hỏi khá nhiều về [khả năng] tập trung. Tôi thưòng dừng lại đề suy nghĩ về điều gì đó, và nghĩ rất nhiều. Vì thế, trong quá trình học thuộc Pháp, người tu luôn luôn giữ đúng tiêu chuẩn của Pháp và vì thế, không để ý đến, nhưng người đó bắt đầu tự nhìn vào trong. Sau một thời gian, tôi thấy rằng một số chấp trước của tôi trước đây rất khó khăn tống khứ, như là tính dục, tranh đấu, còn nhiều thứ khác, bây giờ rất dễ tống khứ.

Ví dụ như, hằng năm chúng tôi đánh giá công tác nơi tôi làm. Mỗi năm, chúng tôi phải tự đánh giá mình, và việc tự đánh giá này có giá trị chừng 10 phần trăm. Tôi thường nghĩ rằng vì tôi là người tu, tôi phải làm tốt hơn bạn đồng nghiệp tôi về mọi phương diện. Vì thế, tôi luôn luôn đánh giá mình là “đạt” hay “vượt quá” tiêu chuẩn. Tuy nhiên, về phần công tác tài chính thì tính 20 phần trăm và đánh giá từ người lãnh đạo thì tính đến 70 phần trăm. Với những tiêu chuẩn như thế, thì tôi thường được đánh giá là trung bình, có nghĩ là dưới sự mong đợi của tôi. Sau khi tôi bắt đầu học thuộc Pháp, tâm ý tôi thay đổi. Tôi xem rất nhẹ và hiểu rằng tôi bị chấp trước vào việc điểm cao mà không tự nhìn vào trong xem thử tôi chưa làm tốt điều gì. Trong lần đánh giá mới đây, tôi không còn chấp trước vào đó và vì thế tôi cứ tự nhìn vào trong để tìm lỗi. Trong những điểm mà tôi thấy tôi còn yếu, tôi chọn “Cần cải tiến”. Tôi hoàn toàn đánh mất tâm ý tranh đấu của tôi. Thật ngạc nhiên, khi tôi thấy kết quả của việc đánh giá, tôi lại được đánh giá rất cao!

Với việc học Pháp tôi đôi khi nghĩ “Tu luyện trở nên rất rõ ràng: Tôi học thuộc Pháp của Sư phụ và quyết định làm theo nó”. Người tu càng trân qúy Pháp bao nhiêu, chấp trước càng được tống khứ bấy nhiêu và thân thể của họ thay đổi theo. Những gì tôi cảm thấy là tôi ngủ ít hơn, khi tập công Pháp thì tình trạng tốt hơn và tôi sống một cuộc sống thoả mái hơn. Trước đây, mỗi buổi sáng, sau khi phát chánh niệm, tôi luôn luôn trở về ngủ lại. Sau khi học Pháp vài ngày tiếp, tôi không thể nào ngủ được mặc dầu tôi nằm trên giường. Thậm chí tôi còn lo lắng cho điều đó: Tôi phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày. Chỉ sau khi ngủ chừng năm tiếng đồng hồ, thì làm sao mà làm cho được? Sư phụ nói trong Luận ngữ “Người thường sẽ vĩnh viễn bò lết trong cái vòng khung ngu muội do sự kiêu ngạo của mình” (Chuyển Pháp Luân). Cho đến ngày thứ tư tôi bắt đầu hiểu. Sau khi người tu tống khứ chấp trước, nó như là một cái chai phải nổi lên – người tu sống một đời sống thoả mái hơn.

Tà ác sợ hải khi người tu càng nâng cao chánh niệm bằng việc học Pháp. Điều này thấy rõ khi giảng rõ sự thật và cứu độ chúng sinh. Ví dụ, khi tôi giảng rõ sự thật cho những người tại Trung quốc, đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) tà ác thường kiểm duyệt và ngăn địa chỉ của máy điện toán tôi trong vòng một đến hai tháng. Tôi phải mở một địa chỉ mới, thường là phải mất mấy ngày mới dùng lại được. Khi tôi học thuộc Pháp, địa chỉ máy của tôi đã dùng từ một đến hai tháng. Lúc đó, tôi nghĩ tôi phải coi chừng xem thử bọn ĐCSTQ có kiểm duyệt địa chỉ máy của tôi không! Tuy nhiên, ba, bốn, năm tháng sau, địa chỉ máy của tôi vẫn tốt. Tôi hiểu thêm rằng lý do mà địa chỉ máy của tôi không bị ngăn là vì chánh niệm của tôi tiếp tục vững mạnh qua việc học thuộc Pháp.

Chương cuối cùng của Chuyển Pháp Luân làm tôi mất nhiều thời gian mới học thuộc được. Lý do là vì tôi bị chấp trước vào tính nóng lòng và vì thiếu hiểu biết về ý nghĩa sâu sắc bên trong của Pháp. Ví dụ, Sư phụ gỉang trong phần “Ý niệm” trong bài giảng thứ Chín, “Khi một người luyện công làm một việc cụ thể nào đó, thì ấy là công năng của họ khởi tác dụng.” Ngài giảng thêm “Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không hiểu nguyên lý Pháp này tốt. Tôi không có công năng đặc dị. Tôi cũng nghĩ rằng tôi càng có ít công năng đặc dị càng tốt. Sau khi bỏ nhiều thời gian, tôi bắt đầu nghĩ “tôi là một người tu đang dùng tứ chi và các bộ phận khác để làm việc. Tôi đã học Pháp của Sư phụ tốt như thế nào? Tự nhiên, tôi nhớ bài giảng của Sư phụ về cách sử dụng chánh niệm trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội New York”

“Đôi khi khi chư vị nghĩ về một vấn đề gì chư vị tạo thành một thói quen – “Tôi muốn làm việc này và việc khác.. đây là cách tôi làm việc này… đây là cách tôi làm việc kia” Chư vị nghĩ về nó rất nhiều và, đúng, đến độ chư vị cảm thấy chư vị tính toán mọi thứ theo một cách rất đúng tiêu chuẩn. Nhưng khi chư vị bắt tay vào việc, hoàn cảnh thực tế khác nhau rất nhiều và dự định của chư vị không hoàn toàn đúng được (cười). Và khi nó không đúng, chư vị bắt đầu suy nghĩ lại. Đó không phải là điều chư vị nên làm. Phải có chánh niệm! Không cần biết chư vị nghĩ về điều gì cần phải làm, chỉ bắt tay vào làm việc, và khi chư vị gặp vấn đề chư vị cứ xử lý theo tự nhiên. Nếu chánh niệm của chư vị mạnh, mọi thứ đều xảy ra đúng như thế, và chắc chắn chư vị sẽ làm tốt.Tại sao tôi nói với chư vị làm việc cách này? Nó có vẻ thụ động, phải không? Nhưng không đúng như vậy, vì cái phần mà chư vị tu luyện xong biết tất cả, và không cần biết chư vị làm theo cách nào, nó sẽ thành công, và không cần biết chư vị làm theo cách nào chư vị sẽ làm tốt nó. Vì thế, chư vị chỉ cần ý niệm. Khi chư vị biết phải làm gì, cứ bắt tay làm việc, và khi chư vị làm nó, trí huệ của chư vị tiếp tục đến, vì lúc mà cái phần mà chư vị tu luyện xong sẽ hoà nhập với cái phần của chư vị ở đây. Đó là Thần, vô song! Vì thế một việc nhỏ sẽ được giải quyết rất nhanh, và trí huệ của chư vị đến– nó khác lắm! Và nếu chư vị bị bí, Sư phụ sẽ cho chư vị trí huệ (cười) (vỗ tay)

Sau khi tôi suy nghĩ về Pháp của Sư phụ, tôi giác ngộ rằng mặc dầu tôi không có những công năng đặc dị, Sư phụ đã tách rời cái phần mà tôi đã tu luyện tốt cho chúng ta. Cái phần mà đã tu luyện tốt đã trở thành thần thánh và rất là mầu nhiệm. Khi một người có chánh niệm, cái phần mà tu luyện tốt sẽ thể hiện ra công năng. Chánh niệm mạnh bao nhiêu liên hệ đến công năng bấy nhiêu trong phần thần thánh sẽ thể hiện ra. Vì thế khi tôi hồi tưởng những gì tôi đã làm trước đây, tôi thường xem đó là khả năng, kiến thức và khả năng kỹ thuật của tôi. Thật ra, không phải vây. Tất cả đều là từ chánh niệm của tôi.

Nếu một người có chánh niệm mạnh mẽ, người đó sẽ làm tốt và những gì người đó làm đều như phép lạ. Nếu một người có ít chánh niệm, người đó không thể làm tốt được, và phép lạ không thể hiện [ra] được. Nếu một người không thể học Pháp tốt, người đó thiếu chánh niệm và có chấp trước mạnh mẽ. Vậy thì, khi một người làm điều gì, người đó sẽ gặp khó khăn. Phần thần thánh chỉ đứng im một chỗ, và chư thần sẽ không bao giờ đá động đến ý niệm người thường đang được phô diễn. Chư Thần chỉ cho những phép lạ thể hiện khi người đó có chánh niệm mạnh mẽ. Tứ chi của người thường, những giác quan, khả năng, phương tiện, kiến thức, kỹ thuật v.v.. là những phần của người thường. Tuy nhiên, cái cách mà chư thần can thiệp phải làm đúng theo kiểu mẫu, trạng thái và những nguyên lý của Pháp trong xã hội người thường. Bất cứ ai mà ma quỷ muốn ám hại, nó cần phải tạo nên một tai nạn – có người bị xe đụng, té từ trên nhà cao, hay vv.. Vì thế, không có một kỹ năng hay kiến thức nào của người tu có thể thật sự cho phép người tu làm được điều gì. Nguyên nhân chính vẫn là chánh niệm, mà chỉ có được khi học Pháp và tu luyện tâm tánh.

Nếu những đệ tử tại Trung quốc thiếu chánh niệm khi họ trực diện với tà ác, họ sẽ không thể nào đẩy lùi được tà ác. Điều này chứng tỏ chánh niệm rất quan trọng. Ngược lại, các đệ tử tại hải ngoại, trong khi giữ vững tiến trình Chính Pháp phải làm việc càng chuyên nghiệp hơn. Trong khi phải làm đúng theo quy luật của xã hội người thường, rất dễ dàng bỏ quên sự quan trọng của chánh niệm. Điều này xảy ra là vì bám víu vào những việc mà xã hội người thường cho là quan trọng và có thể xảy ra nếu người tu không chú tâm đến việc học Pháp. Đặc biệt là khi quảng bá cho những Chương trình Nghệ Thuật Thần vận hay đài truyền hình Tân Đường Nhân, nếu chúng ta chỉ dựa vào những phương tiện của xã hội người thường, chúng ta sẽ không làm được những gì chúng ta đặt ra phải làm. Người thường có thể quảng bá Nghệ Thuật Thần vận và cũng có thể đạt thành công, nhưng kết quả không đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện. Lý do là tu luyện: kết quả mà người thường nhận được và người tu nhận được đều khác nhau, vì thế tiêu chuẩn khác nhau.

Trong thời Chính Pháp, người thường và thần thánh đều có mặt trên thế gian trong cùng một lúc, và có nhiều thần thánh hơn người thường. Theo tôi hiểu thì chư thần dùng thánh ý để cứu độ con người. Có vài triệu người tại Toronto, và vài trăm ngàn là Hoa kiều. Chúng ta cần phải cứu độ họ. Khi chúng ta quảng bá Nghệ Thuật Thần vận, chúng ta có phần dư luận của chúng ta , chúng ta tổ chức mọi thứ hoạt động, nhưng chúng ta phải dùng chánh niệm.

Người thường rất yếu đuối. Một trường chánh niệm của một đệ tử có thể thay đổi rất dễ dàng. Nếu những đệ tử cố giữ chánh niệm, họ có thể thay đổi con người. Tuy nhiên, không cần biết là nếu họ có mua vé xem Nghệ Thuật Thần vận hay đăng ký đài truyền hình Tân Đường Nhân hay không; tất cả đó chỉ là trong vòng đi mua bán hằng ngày của người thường. Có nhiều người chống lại những gì chúng ta quảng bá, nhưng với ảnh hưởng của chánh niệm mạnh, họ thay đổi ý kiến và mua những thứ của chúng ta. Điều tiên quyết phải là chúng ta phải có chánh niệm và chánh niệm của chúng ta phải thuần khiết.

Tôi sợ rằng chúng ta không thể đạt đến số bán cho những người mua đài truyền hình Tân Đường Nhân. Tuy nhiên, qua việc học Pháp, tôi giác ngộ rằng sự sợ hãi này chỉ mang lại rắc rối thêm. Vì thế tôi nghĩ rằng có 500,000 người Hoa tại Toronto cần phải được cứu độ, mà con số đó lớn hơn con số mà Rogers suy đoán cho chúng ta. Tôi phải có một niệm trong tâm, mà đó chính là tôi phải làm hết sức để cứu độ thêm người Hoa một cách từ bi. Cái mà gọi là “con số tiêu chuẩn” chỉ là sự mê mờ. Đừng quan tâm đến điều đó! Chỉ khi nào tống khứ được sự sợ hãi đó, thì chánh niệm của chúng ta mới mạnh và thuần khiết và thể hiện được sức mạnh của nó!

Tôi nghe rằng đối với mỗi người đăng ký với đài truyền hình Tân Đường Nhân, nó làm tăng tiền lợi của đài. Rồi tôi nghĩ, “Điều này tốt quá!” Tôi rất mừng. Khi tôi học Pháp, tôi đọc đến đoạn nói về khai quang “Có hoà thượng ở đó [vừa] niệm kinh, vừa nghĩ trong tâm: ‘Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.’” (Chuyển Pháp Luân) Tôi giật mình. Tôi hiểu rằng chánh niệm của tôi không thuần khiết mấy. Đối với đài truyền hình Tân Đường Nhân để kiếm lợi thì cũng đúng, nhưng tôi không phải rung động và không thể xem việc lợi là quan trọng nhất. Những điều này không phải là chánh niệm, và hầu như chúng sẽ đem lại kết quả không tốt.

Sau ngày 20-7-1999, Sư phụ đẩy tất cả các đệ tử vào vị trí mà họ phải có. Tôi hiểu rằng đó là cái phần mà chúng ta tu luyện xong có huyền năng và đang nối kết với chánh niệm của tôi. Ngoài ra, Sư phụ đã khích lệ chúng ta học Pháp nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn. Tại sao? Tại vì để chúng ta mạnh chánh niệm, sử dụng chúng và dùng chúng để cứu độ chúng sinh — điều này rất trọng đại!

Tôi đi đến một địa điểm du lịch để phân phát tài liệu giảng rõ sự thật với một đệ tử lão niên. Chúng tôi cách nhau chừng 10 mét. Người đệ tử lão niên đó đang âm thầm phân phát tài liệu rất nhanh. Tôi nói tiếng Anh, tiếng Hoa, và dùng tất cả mọi phương tiện, nhưng tôi phân phát tài liệu rất chậm. Một số người cứ nhìn thẳng khi họ đi ngang qua tôi và từ chối tài liệu từ tay tôi. Khi họ đi ngang qua người đệ tử lão niên, họ lại lấy tài liệu từ người đệ tử đó. Lý do tại sao? Chánh niệm. Sư phụ đã dạy “Xuất [hiện] công năng [thường] ở hai đầu, trẻ em không có chấp trước, người già, nhất là các cụ bà không có tâm chấp trước, dễ xuất hiện công năng, dễ bảo trì.” (Chuyển Pháp Luân). Vì thế, trường năng lượng và chánh niệm của bà rất mạnh và thuần khiết. Bà có thể thay đổi người thường mà không cần dụng ý. Một khi bà dùng chánh niệm, thì bà có thể thể hiện được huyền năng.Trước đây, tôi có nhiều phàn nàn đối với những ai không nhận tài liệu giảng rõ sự thật. Tôi không có từ bi. Trên đường về nhà từ địa điểm du lịch này, tôi học thuộc Pháp và khi tôi học đến đoạn “Ai luyện công thì đắc công” có giảng “trong quá khứ có nhiều tăng nhân ngồi liền mấy thập kỷ; lịch sử có chép lâu nhất hơn 90 năm; còn có [vị] lâu hơn, bụi bám dày trên mắt, cỏ mọc khắp thân, mà vẫn còn ngồi tại nơiấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Rồi tôi nghĩ, người tu này ngồi hơn 90 năm, có thể là ông ta không phải là người tu trong kiếp này. Để chuẩn bị cho Chính Pháp hiện nay, ông ta phải chịu đựng rất nhiều và phải tu luyện nhiều kiếp mới có được. Thình lình tôi nghĩ rằng ông ta có thể là những người chưa biết được sự thật. Có thể ông ta là những người từ chối không nhận tài liệu giảng rỏ sự thật từ tôi! Thật quá tội nghiệp vì ông ta bị lạc bước. Ông ta bị bọn ĐCSTQ đầu độc. Ông ta bị lừa bịp từ đó. Chúng ta có thể không cứu độ ông không? Khi nghĩ đến điều này, tôi không thể cầm được nước mắt đang chảy dài trên má. Vì thế, khi tôi gặp phải những người như thế, tôi sẽ không còn động tâm nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng, lần này ông ta không nhận, ông ta nhận lần khác. Chúng ta còn nhiều cách cứu độ ông.

Tôi chỉ mới bắt đầu học thuộc Pháp, vì thế sự giác ngộ của tôi vẫn còn nông cạn và có thể là không đúng. Tôi sẽ cố gắng tu luyện tinh tấn hơn nữa, nhớ những lời dạy của Sư phụ, làm đúng theo những lời đó, và sẽ trèo lên cái thang lên thiên đường mà Sư phụ đã đặt cho chúng ta.

Cám ơn Sư phụ, Cám ơn các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/5777



Ngày đăng: 21-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.