Tôi đã chiêm nghiệm được sức mạnh của Chân, Thiện, Nhẫn
Tác giả: Một đệ tử từ Trung quốc hiện đang sống tại Toronto
Chia sẻ kinh nghiệm từ Pháp hội Canada 2009
[Chanhkien.org]
Kính thưa Sư phụ,
Kính chào các đồng tu,
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2006”, Sư phụ dạy “Đại Pháp đã được truyền ra trong xã hội loài người, và hình thức tu luyện của chư vị là phải phù hợp với xã hội người thường đến mức tối đa. Nhiều người nghĩ rằng đó là rộng rải và làm cho mọi việc thuận tiện cho việc tu luyện của chư vị, nhưng những học viên chăm chỉ không nhìn theo cách đó. Mà đó chính là con đường mà các đệ tử Đại Pháp phải đi theo để tu luyện. Vì thế, mọi thứ mà chư vị làm, có thể là quân bình với mối quan hệ của gia đình chư vị trong khi chư vị sống trong xã hội người thường, quân bình tốt với mối quan hệ với xã hội, chư vị làm việc như thế nào tại nơi làm việc, cư xử như thế nào trong xã hội..v..v. không có điều gì mà chư vị có thể bỏ qua được. Tất cả những thứ này là một phần trong hình thức tu luyện của chư vị, và là những vấn đề hệ trọng”.
Tôi đến Canada vào năm 2004. Vì tôi bị bức hại tại Trung quốc, gia đình tôi muốn tôi có một đời sống ổn định khi tôi định cư tại Canada. Đi học dường như là bước đầu tiên để ổn định tại Canada. Tuy nhiên, trí nhớ của tôi hầu như bị mất nhiều vì bị bức hại mà tôi chịu trong trại cưỡng bức lao động. Tôi gặp khó khăn để nhớ những từ ngữ tiếng Anh mà tôi học, đừng nói là học từ ngữ mới. Tôi phải thi Anh văn hai lần để vào Đại học Toronto và cả hai lần đều hỏng cả hai, nhưng không biết làm sao tôi lại được nhận vào học Cao học Thiết kế. Chương trình học ở Đại học Toronto rất nặng và tôi không biết phải làm sao tôi có thể chịu đựng được 2 năm học với khả năng Anh ngữ nghèo nàn của tôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ, vì Đại Pháp cho tôi cơ hội để học, tôi sẽ quyết tâm để chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh trong môi trường đặc biệt này.
Tôi dùng tất cả các cơ hội có được tại đại học để giảng rỏ sự thật cho các bạn học của tôi. Trong môn học lịch sử của tôi, chúng tôi phải thuyết trình về một đề tài. Một trong những đề tài là về chủ nghĩa Macxít. Tại đại học Tây phương, chủ nghĩa cộng sản vẫn đầu độc đầu óc sinh viên. Vì thế, tôi chọn đề tài này để giảng rỏ sự thật. Đây là một đề tài khó cho tôi, nhưng tôi nghĩ đây là cơ hội tốt. Tôi mượn sách về tiểu sử và tìm thấy rằng nó cũng giống như bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ). Theo sự đòi hỏi của vị giảng sư, chúng tôi trước hết phải có phần tóm tắt về văn chương. Nhưng tôi quyết định thuyết trình với nội dung khác với những gì trong sách. Điều này có thể làm vị giảng sư khó chịu, nhưng với khả năng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, tôi có thể thảo luận quan điểm của tôi một cách trôi chảy, tôi cũng không nghĩ đến điểm nhiều lắm. Tôi chỉ không muốn cộng sản tiếp tục đầu độc chúng sinh. Vì thế, tôi lượm lặt tất cả các khẩu hiệu từ thời Cách mạng Văn hoá và những bức hình mà ĐCSTQ đã giết hại những nữ tu người da trắng, cùng với những tấm hình X-ray của tôi về những thương tích mà chính tôi đã bị thương vì bị bức hại. Những bức hình này giúp tôi phô diễn được quan điểm của tôi. Tất cả các bạn học của tôi đều chăm chú vào buổi thuyết trình của tôi. Khi buổi học tan, các bạn học của tôi nói với tôi “Bạn rất can đảm. Bạn nói rất tốt. Tôi học được nhiều điều lắm”.
Khi bạn cùng phòng của tôi và tôi trở về chung cư, chúng tôi còn thảo luận nhiều hơn về buổi thuyết trình của tôi. Họ hỏi tôi về Pháp Luân Công và tại sao chính sách khủng bố Pháp Luân Công xảy ra. Họ rất sửng sốt khi tôi nói cho họ sự thật về chính sách khủng bố. Các bạn học của tôi từ Iran đặc biệt rất kinh ngạc. Họ nói “Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Iran rất là độc tài. Rất nhiều người chống đối chính phủ đều bị mất tích. Chính phủ Trung quốc còn tàn độc hơn chính phủ Iran vì họ bức hại những người không chống lại họ. Bạn tôi muốn tôi chỉ cho họ những bài động tác Pháp Luân Công. Tuy nhiên, một số bạn tôi từ Ấn độ thì khó công nhận những lợi ích của Pháp Luân Công. Họ nghĩ Yô ga thì tốt hơn. Tôi quyết định rằng tôi sẽ nói chuyện với họ nhiều hơn trong lần khác.
Tôi đã dùng tất cả các cơ hội mà tôi có trong các môn học của tôi để vạch trần chế độ Cộng sản. Các sinh viên và giảng sư đã biết về sự giải toả và phá nhà lấy đất tại Trung quốc, về ô nhiễm môi trường tại Trung quốc, và sự kiểm duyệt trên mạng internet tại Trung quốc. Tất cả đều sửng sốt về sự ngu dốt của chế độ.
Thời gian trôi qua, những xung đột nổi lên trong các bạn học trong khi làm những đề án. Điều này đặc biệt với các nhóm của những sắc dân khác nhau, như là Iran. Điều này gây cho họ nhiều khó khăn để làm bài tập. Tôi cũng bị ảnh hưởng vì nhiều bạn học của tôi than phiền điều này với tôi.
Tôi nghĩ rằng mọi người tôi gặp đều là có tiền duyên với tôi. Môi trường của tôi là sự phản ảnh tâm của tôi. Những vấn đề của họ là phản ảnh của những khuyết điểm của tôi. Tôi giác ngộ bằng thực tế rằng, trước hết, tôi không thể bị ảnh hưởng bởi họ. Không cần biết là ai đúng ai sai trên bề mặt, tôi cũng không dính líu. Ngoài ra, vì tôi là đệ tử Đại Pháp, tôi nên dùng những nguyên lý của Pháp để giúp họ giải quyết những vấn đề để họ có thể cảm nhận lòng từ bi của đệ tử Đại Pháp. Vì thế mỗi khi họ than phiền với tôi, tôi sẽ nói với họ về những nguyên lý của Pháp bằng phương cách mà họ có thể hiểu được để giúp họ nhìn mọi việc với quan điểm này. Tôi cố gắng nói với họ nhìn mọi việc từ góc độ của người khác. Thường thường, sau khi tôi nói với họ, họ cảm thấy khoẻ hơn.
Sau khi làm xong bài tập ở trường, chồng tôi và tôi cũng làm nhiều việc cho Đại Pháp. Thời gian rất bận. Tuy nhiên, nhiều bạn học của tôi yêu cầu tôi giúp họ với bài tập, như là chọn đề tài gì cho đề án của họ và ý kiến về cách thiết kế. Những điều này rất mất thời gian và đôi khi rất khó lòng tìm ra cách để giúp. Đôi khi tôi rất khó chịu và nghĩ “Tôi chỉ là bạn học” hay “Tôi không phải là thầy giáo. Tại sao bạn không đi hỏi thầy đi? Bạn không biết rằng tôi cũng mệt lắm sao? Tại sao bạn lại ích kỷ quá vậy?” Nhưng rồi tôi nghĩ rằng tôi không nên bị lừa dối vì sự mê muội của người thường. Họ muốn nói chuyện với tôi hơn là thầy giáo vì phần giác ngộ của họ muốn biết sự thật. Đây là cơ hội tốt cho tôi để hướng dẫn họ với những nguyên lý của Pháp và sự suy nghĩ đúng đắn. Phải nghĩ rằng Sư phụ phải chịu bao nhiêu cực nhọc mới cứu độ được chúng ta và chúng ta biết Sư phụ phải chịu đựng đến mức nào. Là một người tu, với sứ mạng cứu độ chúng sinh, tại sao tôi phải quan tâm đến chuyện mệt nhọc? Vì thế tôi cố gắng rất nhiều để giúp họ. Tất cả họ đều biết ơn điều đó.
Đến gần cuối năm học, tôi càng bận rộn với công việc Đại Pháp, nhưng tôi không muốn bỏ học hay cư xử như người bình thường. Sư phụ dạy “Đừng trở nên thái quá; làm mọi việc bằng sự sáng suốt và lý lẽ. Đó là công đức to lớn của một đệ tử Đại Pháp. Bất cứ ai tu được vững vàng mà vẫn tu luyện trong đời sống người thường, thì người đó thật sự là làm tốt nhất với hình thức tu luyện này. Nếu tu luyện giữa người thường mà người đó sống biệt lập hay kỳ dị, thì có lẽ người đó không làm tốt. Vì phương pháp tu luyện của những đệ tử Đại Pháp là theo đúng hình thức tu luyện như thế, hình thức này có thể rèn luyện đệ tử Đại Pháp, và nó có thể tạo nên được một Quả vị vô cùng cao trong tương lai. Tách rời với phương pháp này hay làm không đúng với nó sẽ cản trở việc tu luyện của bạn; những việc đó thật ra chính là chấp trước.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Hoa thịnh đốn, 2006”)
Vào kỳ học thứ ba của ngành tôi, chúng tôi dự định đi đến thủ đô của Chile. Trước khi chúng tôi lên đường, chúng tôi phải học thêm một lớp nữa và một người bạn học của tôi phải làm thuyết trình, nhưng cô ta chưa chuẩn bị kịp. Tôi cũng rất bận rộn về công việc Đại Pháp và chưa học hết bài. Trong khi các bạn học khác của tôi đang chuẩn bị lên đường, tôi quyết định ở lại với bạn tôi. Cô ta rất tuyệt vọng. Cô ta nói “Cindy, giúp tôi với. Tôi chỉ đọc bài viết này một lần thôi”. Tôi nói với cô ta “Nói thầm trong tâm rằng Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Tôi rất ngạc nhiên, cô ta mở miệng và bắt đầu la lớn từ đường St. George đến đường College và sau đó đến đường Harbour . Một phép lạ xảy ra là cô ta nhớ lại hết mọi thứ. Cô ta thậm chí không cần nhìn lại bài viết khi cô ta thuyết trình.
Vào cuối khoá học năm 2008, tôi còn vài môn học và phải làm thêm luận án của tôi. Trong lúc đó, ĐCSTQ bắt đầu càn quét các đệ tử Pháp Luân Công. Tôi rất bận với công việc Đại Pháp. Tôi không có thời gian với các bạn học của tôi. Tôi muốn họ xem Chương trình Nghệ Thuật Thần vận, nhưng mặc dầu họ rất thích, họ không đi xem. Tôi nghĩ rằng các bạn học của tôi rất thích nghệ thuật nhưng vấn đề kinh tế khó khăn và họ không có tiền đi xem. Mặc dầu tôi cũng không có nhiều tiền, tôi nghĩ tôi nên mời họ xem và tôi trả tiền vé cho họ. Tất cả họ đều ăn mặc sang trọng cho dịp đó và rất là ngưỡng mộ Nghệ Thuật Thần vận. Một số họ được báo Đại kỷ nguyên phỏng vấn. Họ bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ với văn hoá cổ truyền Trung quốc và ủng hộ Chân, Thiện, Nhẫn, chống lại chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Họ rất vui vẻ khi thấy cuộc phỏng vấn của họ đăng trên trang Đại kỷ nguyên. Họ nói cuối cùng họ hiểu được những cái bìa màu sắc rất đẹp của tôi là từ đâu. Một số họ thậm chí còn chọn những màu sắc từ Nghệ Thuật Thần vận để tô điểm cho những đề án tốt nghiệp của họ.Dự định cho luận án tốt nghiệp của tôi được xét là số một trong học kỳ thứ ba. Nhưng khi tôi đệ trình luận án của tôi cho ủy ban, nó bị ban học vụ từ chối vì những quan niệm cũ của họ. Người giám sát của tôi có nảy ý rằng tôi nên viện dẫn đến những thiết kế của những kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng. Tôi luôn luôn thích những thiết kế cổ truyền, dường như nó đã có sẳn trong đầu tôi từ lâu rồi. Trong suốt năm năm tôi học những thiết kế hiện đại tại đại học, tôi không thể hiểu được làm sao những kiểu thiết kế đó lại có thể tồn tại được. Sau khi tôi học Đại Pháp, tôi hiểu rằng những văn hoá thiết kế cổ truyền là văn hoá chính thống và những thiết kế hiện đại là sản phẩm của người ngoài hành tinh này. Tôi nghĩ rằng để cho tôi tu luyện Đại Pháp được, tâm trí tôi phải được bảo tồn để tôi không nghĩ đến những thiết kế hiện đại. Tuy nhiên, tôi lại gặp khó khăn khi hội nhập với xã hội hiện đại. Vì người giám sát của tôi muốn tôi dựa theo thiết kế hiện đại để tạo ra một thiết kế mới cho chính tôi, tôi nói chuyện đó với chồng tôi từ góc cạnh của Pháp và cuối cùng hiểu được rằng: nhìn từ phía trên, những mô hình về hình học của thiết kế hiện đại cũng giống như một nhà máy không khí khổng lồ. Nếu một người di chuyển trong không khí bằng một đĩa bay, thì nó rất rỏ ràng. Vì thế tôi tìm ra một vài kiểu thiết kế và từng kiểu đều gói ghém được điểm chính yếu của thiết kế hiện đại, mà đã làm những nhân vật trong hội đồng giám khảo ngạc nhiên. Tuy nhiên, thiết kế hiện đại không phải là từ văn minh nhân loại; vì nó không quan tâm đến đời sống con người và thậm chí nó còn ngược lại với thiên nhiên. Vì thế tôi sửa nó để mẫu thiết kế của tôi hội nhập vào môi trường tự nhiên và hội nhập vào đời sống con người nữa. Khi tôi bảo vệ cho luận án của tôi, phân khoa của tôi có mời những chuyên gia vào ban giám khảo, bao gồm một vị chuyên gia về thiết kế của Đại học Harvard. Những chuyên gia này nói rất nhiều sau mỗi lần thuyết trình của các bạn học của tôi. Tuy nhiên, họ đều im lặng sau khi tôi thuyết trình. Sau khi im lặng một lúc, một vị giảng sư nói “Cho tôi nói một vài điều. Bạn đã nghiên cứu khá nhiều trong mẫu thiết kế của bạn và mẫu thiết kế của bạn đã tự nó hoàn toàn nói lên một cách rất cứng rắn về lý luận của bạn. Bạn đã rất thành công trong việc dùng những ví dụ về thiết kế hiện đại và bạn đã chứng minh được những giá trị của sự sáng tạo của bạn”. Đây là vị giảng sư đã chống lại mẫu thiết kế đầu tiên của tôi.
Hai ngày sau đó, mặc dầu tôi rất mệt, tôi mời mọi người đến lớp của tôi để gặp nhau và hướng dẫn họ về Pháp Luân Công. Một đệ tử người Canada cũng đến để giúp chúng tôi. Tất cả các bạn học của tôi cũng đến với chồng, vợ và con của họ. Họ học những bài động tác và nhận lấy những tài liệu giảng rỏ sự thật và các dĩa tài liệu. Chồng tôi và tôi cũng sửa soạn bữa cơm tối cho họ. Tại cuộc họp mặt này, những người trước đây không nói chuyện với nhau bắt đầu nói, và một sinh viên người Ấn độ ngỏ lời muốn cưới cô gái người Iran, mà trước đây anh ta không thích tí nào. Năng lượng tốt của những người tu luyện Đại Pháp đã chỉnh sửa môi trường và mọi thứ đều hoà hợp.
Trong suốt quá trình này, tôi giác ngộ được lời dạy của Sư phụ “Là một đệ tử Đại Pháp trong xã hội này, không cần biết là ở góc xó nào của xã hội mà chư vị sống, chư vị đều là những người có vai trò đóng góp tốt. Không cần biết là chư vị đang giảng rỏ sự thật và chứng thực Pháp hay làm những việc mà không trực tiếp gắn liền với Đại Pháp, tuy nhiên chư vị đang cứu độ chúng sinh và đóng một vai trò rất to tát, và đó là vì chánh niệm và lòng từ bi của chư vị đang có một ảnh hưởng tốt” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Hoa kỳ, 2006)Nhìn lại hai năm qua, khi tôi giảng rỏ sự thật hay sống hoà hợp với người thường, tôi cố gắng theo đúng tiêu chuẩn của một người tu luyện để người thường có thể thấy cái đẹp của Đại Pháp và ngưỡng mộ Đại Pháp. Đó là một quá trình khó khăn. Nhưng rất có giá trị.Khả năng Anh ngữ của tôi là tệ nhất trong lớp tôi, tuy nhiên tôi được điểm “A” trong hầu hết các môn học của tôi. Trong quá trình hai năm học của tôi, tôi là một học sinh giỏi trong lớp của tôi. Tôi cũng giúp tất cả các bạn học của tôi đoạt được bằng cấp đúng với lịch trình của họ. Đây là một phép lạ của Đại Pháp. Tôi đã chiêm nghiệm được huyền năng của Chân, Thiện, Nhẫn.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/5764
Ngày đăng: 13-07-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.