Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh
[ChanhKien.org]
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi vẫn có thể được tính là người tốt trong người thường, khi đến cửa hàng để mua đồ, có lúc chủ cửa hàng thối tiền bị thừa, mỗi lần như vậy tôi đều sẽ lập tức trả lại tiền dư cho người ta, chủ cửa hàng rất cảm động. Nhưng khi mua hàng, không thể tránh được việc mặc cả với người bán, người bán đều nói không có lãi, cũng có người giảm giá cho tôi, tôi không bao giờ cảm ơn họ, nghĩ rằng người bán không thể không có lãi.
Sau khi tu luyện, thuận theo việc nhiều năm liên tục học Pháp thâm sâu, tâm từ bi của tôi đã trở dậy, thấy ai cũng khổ, thậm chí còn vì họ mà rơi nước mắt. Khi tôi đi mua hàng, không còn mặc cả với người bán như trước nữa, hiểu rõ rằng người ta làm ăn cũng không dễ dàng gì.
Tháng trước, tôi đến nhà con gái ở hai ngày, phát hiện giường ngủ ở nhà con gái rất thoải mái. Tôi hỏi con gái: “Nệm giường nhà các con tốt thế, mua bao nhiêu tiền vậy?” Con gái đáp: “Là nệm xốp, không đắt, chỉ tốn hơn 100 tệ”. Tôi nói: “Nệm giường nhà mẹ là nệm lò xo, ngủ trên đó không thoải mái, về nhà mẹ cũng đổi sang nệm xốp”. Con gái nói: “Mẹ đổi đi, mọi người chúng con ở đây đều đổi rồi, ngủ nệm lò xo có thể làm người ta bị trượt đốt sống lưng”.
Vào một ngày nọ sau khi trở về nhà, tôi đã đến một cửa hàng nhỏ bán đồ giường nệm trên thị trấn để mua một chiếc nệm. Nữ chủ cửa hàng nói phải đặt hàng trước, sau ba ngày sẽ nhận được, sau khi chúng tôi bàn giá xong, cô ấy cầm tiền đặt cọc.
Ba ngày sau tôi đến lấy hàng, cô chủ rất không vui nói với tôi: “Con bán không cho dì rồi, con tính tiền bị sai. Trừ phí vận chuyển thì không có lãi nữa”. Cô ấy mở điện thoại cho tôi xem đơn giá nhập hàng, tôi nhìn một cái, đúng là không có lãi. Lúc đó tôi nghĩ cô ấy không nói thật nên tôi chỉ trả tiền theo giá mà cô ấy yêu cầu.
Sau khi về nhà tôi gọi điện cho con gái và kể lại chuyện này, con gái nói: “Cô ấy bán cho mẹ không có lãi đâu. Nệm ở nhà con dày 5cm, giá 130 tệ, cái mẹ mua dày 10cm, giá phải là 260 tệ, cô ấy bán cho mẹ với giá 220 tệ, cô ấy bận rộn vô ích rồi”. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng cô chủ thực sự không kiếm được tiền.
Bản thân là người tu luyện Đại Pháp, cần phải chiểu theo Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Đại Pháp mà làm, nên tôi đem 40 tệ đưa cho cô chủ.
Vì vậy, nhân cơ hội mua đồ trong nhà, tôi đã đến thị trấn. Tôi đến chỗ sảnh bán hàng và tìm thấy cô chủ cửa hàng, tôi hỏi cô ấy: “Cô vẫn còn nhận ra tôi chứ?”
Cô ấy trả lời: “Nhận ra. Dì mua thêm gì à?”
Tôi nói: “Tôi không mua hàng. Tôi đến nói chuyện với cô”. Cô ấy cười nói: “Được ạ”. Rồi tiện tay mang đến một cái ghế đẩu, mời tôi ngồi.
Sau khi ngồi xuống, tôi nói với cô ấy: “Không lâu trước đây, tôi đã mua một tấm nệm ở chỗ cô, cô còn nhớ không?”
“Nhớ ạ!”
“Hôm đó, cô nói cô bán không cho tôi, tôi về nhà gọi điện cho con gái, con bé nói với tôi là cô thực sự không có lãi. Nệm ở nhà con bé dày 5cm, con bé đã chi 130 tệ để mua, cái tôi mua ở chỗ cô dày 10cm, đáng lẽ phải là 260 tệ, hôm đó cô lỗ mất 40 tệ, nên hôm nay tôi đến đưa thêm tiền cho cô”. Tôi lấy 40 tệ đưa cho cô ấy, cô ấy rất cảm động, chân thành nói với tôi: “Con không thể lấy tiền này, lúc đó con đã tính toán sai, chính là như vậy, dì biết con không có lãi thì con đã rất biết ơn rồi”.
“Tiền này, cô phải nhận lấy, đây là tiền cực khổ của cô. Tôi không thể chiếm lợi từ cô được”. Tôi nghiêm túc nói với cô ấy. “Hôm đó, con thấy dì lớn tuổi rồi, nếu dì là người trẻ tuổi thì với giá đó con không để dì lấy hàng đâu. Không ngờ rằng, bụng dạ dì tốt, còn đến đưa tiền cho con”. Cô ấy đã trút hết lời trong lòng mình.
Tôi nói: “Tôi học Pháp Luân Công, tôi cần làm được Chân, làm được Thiện, không thể biết rõ là cô không kiếm được tiền mà làm trái lương tâm khiến cô chịu lỗ. Sư phụ Pháp Luân Công dạy chúng tôi chân thành, thiện lương, vậy nên tôi mới đem tiền đến đưa cho cô. Nếu tôi không học Pháp Luân Công, chắc chắn tôi sẽ mừng thầm vì chiếm được lợi”.
“Dì học Pháp Luân Công không hề uổng phí, cảnh giới thật cao”.
“Cô cũng không dễ dàng gì, mà việc kinh doanh hiện nay cũng khó khăn, nên để cho cô kiếm chút tiền”.
“Con không thiếu chút tiền đó của dì đâu, dì giữ đi, dì lớn tuổi rồi, con vẫn còn trẻ, con còn có thể kiếm được tiền”.
“Lớn tuổi cũng không thể lợi dụng cô được, tôi tu ‘Chân-Thiện-Nhẫn’, cần phải làm một người tốt, cô giữ đi”. Tôi thành tâm nói với cô ấy.
Cô ấy cầm tiền rồi chia ra làm hai, nói với tôi: “Dì ơi, con giữ 20 tệ, dì giữ lại 20 tệ”. Cô ấy thành ý nhét tiền vào tay tôi.
“Tôi thật sự không thể cầm được, tâm ý của cô tôi đã hiểu rồi”. Tôi không nhận tiền.
“Con thấy xấu hổ khi lấy số tiền này, dì ơi, dì cầm đi mà”. Cô ấy nói rất thành tâm.
“Tôi không thể lấy tiền của cô được”. Tôi vẫn không nhận.
“Dì, con đưa 20 tệ này như phí đi đường nhé”.
“Không cần lộ phí đâu, người nhà lái xe đưa tôi đến đây”.
Cô ấy lại nói: “Con thật sự thấy xấu hổ nếu lấy số tiền này”.
Tôi khuyên cô ấy: “Đừng cảm thấy xấu hổ, đây là tiền của cô, số tiền khó khăn lắm mới kiếm được”.
Trước khi rời đi, tôi đã nói với cô ấy chân tướng của Pháp Luân Công, hỏi cô ấy đã từng gia nhập đoàn, đội chưa? Cô ấy nói với tôi: “Có mấy người đã nói với con về điều này, con chưa bao giờ tham gia gì cả. Lúc xưa gia đình con sống nghèo khó, con đã không học hành tử tế, mới lên tiểu học đã ‘ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới’, nhà con trồng dưa, con suốt ngày ở trong vườn canh dưa”. Tôi đã tặng cô ấy một tấm bùa hộ mệnh, cô ấy vui vẻ nhận lấy và liên tục cảm ơn tôi.
Khi chúng tôi chia tay, cô ấy ân cần đưa tôi đến cửa sảnh, lại nhắc tôi: “Dì ơi, nếu sau này dì cần gì thì đến chỗ con mua nhé, con sẽ giảm giá cho dì, con muốn trả lại tiền này cho dì. Con thực sự không nỡ cầm tiền của dì đâu….”
“Được, được. Tôi sẽ đến”.
“Dì đến thật nhé”.