Tác giả: Hứa Nguyệt
[ChanhKien.org]
Trước đây không lâu tôi muốn tìm một người giúp việc, vì vậy tôi đã liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ giúp việc nhà. Công ty làm việc rất hiệu quả, ngay ngày hôm sau đã cử một chị đến. Sau khi hỏi tôi cụ thể về hoàn cảnh và phạm vi công việc, chị ấy nói rằng công ty sẽ liên hệ với tôi để trao đổi tình hình cụ thể.
Khi ấy tôi cảm thấy điều này cũng rất bình thường, vì công ty cần phải trích phần trăm hoa hồng và xử lý một số sự việc liên quan khác. Sau một ngày chờ ở nhà mà không nhận được bất kỳ tin tức nào, tôi đã liên hệ với công ty đó. Kết quả là ông chủ của công ty đó nói rằng người giúp việc chê môi trường nhà tôi không tốt, tình trạng của người già ở nhà tôi cũng không tốt nên đã quyết định không đến nữa. Nhưng lúc đó vì sợ làm tôi mất mặt nên cô ấy không nói trực tiếp. Tôi hỏi công ty dịch vụ xem có người nào khác nguyện ý đến không, công ty nói đã hỏi mấy người rồi nhưng không có ai muốn đến làm cả.
Lúc đó nghe như vậy tôi có chút bực mình, nếu không muốn đến sao lại không nói sớm cơ chứ? Cứ phải đợi đến khi tôi hỏi mới chịu nói. Nhưng tôi chuyển biến niệm đầu và nghĩ tại sao bản thân mình lại không tự hướng nội mà tìm? Khi thực sự hướng nội để tìm, tôi mới phát hiện bản thân cũng có tâm thể diện. Người giúp việc không nói thẳng vì sợ làm tôi mất mặt. Bản thân tôi bình thường cũng làm như vậy. Có lúc biết rất rõ người nào đó không được hoặc không tốt, nhưng cũng không muốn nói trực tiếp, cứ úp úp mở mở, sợ họ mất mặt. Kết quả làm đối phương hiểu nhầm, mà từ đó lại có thể gây ra tổn thất rất lớn cho họ.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Australia” Sư phụ có giảng:
“Tình. Chư vị thích người khác nói chư vị là tốt, chư vị thích người khác khen và tâng bốc chư vị, chư vị thích người khác tôn trọng chư vị; bất cứ sự tình gì làm tổn hại hình tượng của chư vị thì chư vị đều sợ, [tất cả thứ đó] đã sản sinh ra một trạng thái tâm lý, chính là tâm hư vinh, nó là một chấp trước. Tâm giữ thể diện, cũng rất là mạnh. Kỳ thực khi chư vị phóng hạ tâm, không mang theo gánh nặng đến vậy, [chư vị] tu sẽ nhanh hơn.”
Thích giữ thể diện và sợ làm tổn thương thể diện của người khác đều là một loại tâm chấp trước. Người giúp việc kia có lẽ đã thấy được cái tâm thích giữ thể diện của tôi (có thể đó là một thói quen) nên mới làm như vậy. Đôi lúc nói rõ đạo lý ra cũng là một cách hay để giải quyết vấn đề. Chỉ cần lúc nói cố gắng giữ thiện niệm là được. Nhưng thường khi chúng ta nói thì luôn không biết phải nói như thế nào, mà lúc nói lại mang theo ma tính và cái tâm coi thường người khác, nên mới dễ dẫn đến mâu thuẫn.
Buông bỏ tâm thể diện có lẽ trí huệ sẽ đến. Đường đường chính chính giải quyết vấn đề thì hiệu quả sẽ tốt hơn.