Thơ ca | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 23 Nov 2024 08:08:09 +0000en-UShourly1Trung thu ngắm trănghttps://chanhkien.org/2024/09/trung-thu-ngam-trang.htmlSun, 15 Sep 2024 03:42:29 +0000https://chanhkien.org/?p=34148Tác giả: Khiên Khiên [ChanhKien.org] Người xưa đôi khi xem trọng Tết Trung thu hơn cả Tết Nguyên đán (đặc biệt là trong mắt một số văn nhân). Bài thơ “Trung thu” của thi nhân thời Đường Tư Không Đồ chỉ có vẻn vẹn 20 chữ: Nhàn ngâm thu cảnh ngoại, Vạn sự giác du […]

The post Trung thu ngắm trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khiên Khiên

[ChanhKien.org]

Người xưa đôi khi xem trọng Tết Trung thu hơn cả Tết Nguyên đán (đặc biệt là trong mắt một số văn nhân). Bài thơ “Trung thu” của thi nhân thời Đường Tư Không Đồ chỉ có vẻn vẹn 20 chữ:

Nhàn ngâm thu cảnh ngoại,
Vạn sự giác du du.
Thử dạ nhược vô nguyệt,
Nhất niên hư quá thu.

Diễn thơ:

Thong dong ngâm vịnh cảnh thu,
Thế gian muôn sự mây mù xa xăm.
Đêm này nếu lỡ vầng trăng.
Bằng như năm trọn lỡ làng mùa thu.

“Nhàn ngâm thu cảnh ngoại, vạn sự giác du du”. Chữ “nhàn” mở đầu câu thơ thứ nhất gợi cho ta tình cảnh tác giả đang sống nhàn hạ, không làm quan cũng không kinh doanh mà chỉ sống ẩn dật. “Cảnh thu” dễ khiến con người sầu muộn, cây cối đều úa tàn cả, mặt đất trông thật tiêu điều. Lúc này thi nhân dường như đã vào độ tuổi xế chiều nên tâm tư cũng hòa vào cảnh vật. Quay đầu nhìn lại một đời bỗng thấy rất nhiều sự việc giờ đã đổi khác, xa xôi ngoài tầm với. Khi còn trẻ có lẽ thi nhân cũng ôm giữ nhiều hoài bão nhưng giờ đây ông cảm thấy mọi thứ đều vô nghĩa.

“Thử dạ nhược vô nguyệt, nhất niên hư quá thu”. Vì sao thi nhân lại say mê ánh trăng đến vậy? Đại khái là người xưa đều có nguyện vọng của riêng mình. Người xưa có thói quen quan sát các vì sao vào ban đêm, bởi vì mọi thứ trên Thiên thượng đều đối ứng với hết thảy mọi thứ nơi thế gian con người chúng ta. Do vậy Mặt Trăng tự nhiên cũng trở nên rất có ý nghĩa, đặc biệt là có nhiều hiện tượng thiên tượng liên quan đến Mặt Trăng càng khiến con người đối với Mặt Trăng có một cảm giác thần bí. Ban đêm nhìn lên bầu trời, nếu không có Mặt Trăng bầu trời dường như không có chút sức sống.

Thật thú vị khi thi nhân cho rằng nếu không có trăng thì Tết Trung thu sẽ chẳng còn ý nghĩa. Trung thu là tết đoàn viên nên rất nhiều người sẽ về nhà đoàn tụ cùng gia đình vào dịp này. Tại sao người xưa đem Mặt Trăng liên tưởng tới sự đoàn tụ? Có lẽ họ muốn nhắc nhở mọi người rằng ngôi nhà thực sự của chúng ta là trên Thiên thượng. Nhìn lên bầu trời tức là đang ngước nhìn gia viên của mình, là đang tìm đường về nhà.

Khi bước sang tuổi xế chiều, con người đã nhìn thấu hết thảy danh lợi tình thù nên càng tưởng nhớ đến gia viên của mình hơn. Còn ngôi nhà ở nhân gian thường rất mong manh, mong manh đến mức chỉ qua một trận chiến hay một đợt thiên tai là vỡ nát. Ngôi nhà trên Thiên thượng mới là mỹ hảo nhất.

Sở dĩ các đệ tử Đại Pháp phải ở thế gian tu luyện và giảng chân tướng là vì để giúp con người tìm đường trở về nhà, và con đường đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Trung Cộng ngày nay không coi Tết Trung thu là ngày lễ, nó đang cắt đứt con đường trở về trời và kéo con người xuống địa ngục, điều đó thật đáng sợ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286263

The post Trung thu ngắm trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ngâm thơ: Hồi quyhttps://chanhkien.org/2024/08/ngam-tho-hoi-quy.htmlTue, 20 Aug 2024 04:28:18 +0000https://chanhkien.org/?p=33862Tác giả: Như HằngNgâm thơ: Tân Vũ Âm [ChanhKien.org] 我本來是名利情中客 放浪形骸在紅塵中墮落 無神論讓我無畏無德 進化論讓我漠視人格 現代觀念行為讓我入了魔 醉生夢死 日日笙歌 人群散盡只留空虛與寂寞 心底有個聲音告訴我 別把自己往地獄裡拖 但我真的不知人生的意義為何 直到我聽到了那首歌 歌聲如驚雷叫醒我 久遠的誓約在眼前飄過 熱淚潮水般滴落成河 清洗我曾經的不堪與罪惡 原來我們是失去了記憶的神佛 我們本是來自天上的客 在迷中等待創世主的救赦 重塑金體才能不負眾生的囑咐托 我要做一支在淤泥中盛裝的蓮荷 回到創世主再造的不滅天國 Hán Việt: Ngã bổn thị danh lợi tình trung khách Phóng lãng hình hài tại hồng trần trung đọa lạc Vô thần luận nhượng […]

The post Ngâm thơ: Hồi quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Như Hằng
Ngâm thơ: Tân Vũ Âm

[ChanhKien.org]

我本來是名利情中客
放浪形骸在紅塵中墮落
無神論讓我無畏無德
進化論讓我漠視人格
現代觀念行為讓我入了魔

醉生夢死 日日笙歌
人群散盡只留空虛與寂寞
心底有個聲音告訴我
別把自己往地獄裡拖
但我真的不知人生的意義為何

直到我聽到了那首歌
歌聲如驚雷叫醒我
久遠的誓約在眼前飄過
熱淚潮水般滴落成河
清洗我曾經的不堪與罪惡
原來我們是失去了記憶的神佛

我們本是來自天上的客
在迷中等待創世主的救赦
重塑金體才能不負眾生的囑咐托
我要做一支在淤泥中盛裝的蓮荷
回到創世主再造的不滅天國

Hán Việt:

Ngã bổn thị danh lợi tình trung khách
Phóng lãng hình hài tại hồng trần trung đọa lạc
Vô thần luận nhượng ngã vô úy vô đức
Tiến hóa luận nhượng ngã mạc thị nhân cách
Hiện đại quan niệm hành vi nhượng ngã nhập liễu ma

Túy sinh mộng tử nhật nhật sanh ca
Nhân quần tán tẫn chích lưu không hư dữ tịch mịch
Tâm để hữu cá thanh âm cáo tố ngã
Biệt bả tự kỷ vãng đích ngục lí tha
Khả ngã chân đích bất tri nhân sinh đích ý nghĩa vi hà

Trực đáo ngã thính đáo liễu na thủ ca
Ca thanh như kinh lôi khiếu tỉnh ngã
Cửu viễn đích thệ ước tại nhãn tiền phiêu quá
Nhiệt lệ triều thủy bàn tích lạc thành hà
Thanh tẩy ngã tằng kinh đích bất kham dữ tội ác
Nguyên lai ngã môn thị thất khứ liễu kí ức đích Thần Phật

Ngã môn bổn thị lai tự thiên thượng đích khách
Tại mê trung đẳng đãi Sáng Thế Chủ đích cứu xá
Trọng tố kim thể tài năng bất phụ chúng sinh đích chúc thác
Ngã yếu tố nhất chi tại ứ nê trung thịnh phóng đích liên hà
Hồi đáo Sáng Thế Chủ tái tạo đích bất diệt Thiên quốc.

Dịch nghĩa:

Tôi vốn là người lữ khách trong danh lợi tình
Buông thả phóng túng đọa lạc trong hồng trần
Thuyết vô Thần khiến tôi trở thành người không biết sợ không trọng đức
Thuyết tiến hóa khiến tôi coi thường nhân cách
Hành vi quan niệm hiện đại khiến tôi nhập ma

Ngày ngày say sưa mơ màng ca hát
Đám đông đi rồi chỉ còn lại hư không tịch mịch
Tự trong đáy lòng có tiếng nói bảo tôi rằng
Đừng để bản thân bị kéo vào trong địa ngục
Bản thân tôi không biết ý nghĩa nhân sinh là vì điều gì

Cho đến khi tôi nghe được bài hát kia
Tiếng hát như sấm sét đánh thức tôi
Lời thề từ xa xưa hiện ra trước mắt
Dòng nước mắt nóng rơi xuống thành sông
Thanh tẩy những điều kinh khủng và tội ác mà tôi từng phạm phải
Thì ra tôi là Thần Phật đã mất đi ký ức

Tôi vốn là khách đến từ Thiên thượng
Trong mê đang chờ đợi sự cứu độ của Sáng Thế Chủ
Lấy lại được thân thể vàng kim mới không phụ sự ký thác của chúng sinh
Tôi phải làm một bông hoa sen mọc trên đất bùn
Trở về với Thiên quốc vĩnh hằng mà Sáng Thế Chủ tái tạo.

Dịch thơ:

Lữ khách trầm mê danh tình lợi
Buông thả đọa lạc tại hồng trần
Vô Thần không sợ không kiêng nể
Tiến hóa nhân cách chẳng cần chi
Quan niệm hiện đại tâm ma biến

Sáng đêm mơ màng toàn ca hát
Bạn bè rời đi lòng tịch mịch
Đáy lòng vang lên lời bảo ban
“Địa ngục bản thân chớ sa vào”
Ý nghĩa nhân sinh là vì sao?

Cho đến hôm kia nghe tiếng hát
Lời ca như thể tiếng sấm rền
Thệ ước nghìn xưa hiện trước mắt
Lệ nóng tuôn trào tựa dòng sông
Rửa sạch tội lỗi từng phạm phải
Thân là Thần Phật quên ký ức

Vốn là người từ Thiên thượng
Chờ Sáng Thế Chủ tới cứu độ
Tu luyện nhân thân thành kim thể
Không phụ phó thác của chúng sinh
Làm một hoa sen mọc trên bùn
Trở lại Thiên quốc xưa vĩnh hằng
Mà Sáng Thế Chủ tái tạo lại

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291777

The post Ngâm thơ: Hồi quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bài thơ: Mạc sầuhttps://chanhkien.org/2023/11/bai-tho-mac-sau.htmlSun, 26 Nov 2023 02:23:58 +0000https://chanhkien.org/?p=31921Tác giả: Trương Trì [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán: 莫愁 执著渐少心渐宽 看透万事非自然 严寒渐逝春已至 何愁仙园花不繁 Hán Việt: Mạc sầu Chấp trước tiệm thiểu tâm tiệm khoan Khán thấu vạn sự phi tự nhiên Nghiêm hàn tiệm thệ xuân dĩ chí Hà sầu tiên viên hoa bất phồn Dịch thơ: Chớ sầu Chấp trước dần ít tâm […]

The post Bài thơ: Mạc sầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Trì

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán:

莫愁

执著渐少心渐宽
看透万事非自然
严寒渐逝春已至
何愁仙园花不繁

Hán Việt:

Mạc sầu

Chấp trước tiệm thiểu tâm tiệm khoan
Khán thấu vạn sự phi tự nhiên
Nghiêm hàn tiệm thệ xuân dĩ chí
Hà sầu tiên viên hoa bất phồn

Dịch thơ:

Chớ sầu

Chấp trước dần ít tâm dần mở
Nhìn thấu vạn sự có nguyên nhân
Căm căm rét hết xuân vừa tới
Sầu chi tiên cảnh thiếu hoa bừng

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/39998

The post Bài thơ: Mạc sầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thơ Lý Bạch và sự an bài của Thiên Thượnghttps://chanhkien.org/2022/12/tho-ly-bach-va-su-an-bai-cua-thien-thuong.htmlWed, 21 Dec 2022 04:37:25 +0000https://chanhkien.org/?p=29415Tác giả: Thanh Lăng [ChanhKien.org] Nhà Đường là một triều đại vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, đó là thời kỳ hưng thịnh của lịch sử Trung Quốc, đã từng được vạn quốc đến chầu, tứ phương thần phục. Nhà Đường có khí thế khoáng đạt, khoan dung rất lớn, hầu hết các bậc […]

The post Thơ Lý Bạch và sự an bài của Thiên Thượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Lăng

[ChanhKien.org]

Nhà Đường là một triều đại vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, đó là thời kỳ hưng thịnh của lịch sử Trung Quốc, đã từng được vạn quốc đến chầu, tứ phương thần phục. Nhà Đường có khí thế khoáng đạt, khoan dung rất lớn, hầu hết các bậc quân vương đều sáng suốt, tướng sĩ dũng cảm, tự do tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật phát triển, văn hóa phồn vinh. Đồng thời nhà Đường còn có “tam tuyệt”, đó là: thơ của Lý Bạch, nghệ thuật múa kiếm của Bùi Mân, thư pháp của Trương Húc, cho đến nay chưa có ai vượt qua được tam tuyệt này, họ đã đạt đến được đỉnh cao tột bậc.

Khi Lý Bạch 26 tuổi, ông đeo kiếm ngao du khắp nơi, gặp đạo sĩ Tư Mã Thừa Trinh, người có địa vị cao và được các hoàng đế của ba triều đại tiếp nhận. Ông nhận xét về Lý Bạch như sau: “Hữu tiên phong đạo cốt, khả dữ thần du bát cực chi biểu” (Lý Bạch là người tiên phong đạo cốt, đọc thơ văn ông dường như có thể xuyên việt thời không thần du khắp vũ trụ).

Hạ Tri Chương đã đọc bài thơ “Thục đạo nan” của Lý Bạch và trực tiếp gọi ông là một “Trích Tiên nhân”, tức là một ông Tiên bị giáng xuống trần gian. Khi gặp Lý Bạch, ông liền kéo Lý Bạch đi uống rượu, nhưng lượng bạc không đủ nên ông cởi đai lưng rùa vàng (để bán, cược… lấy tiền) đi uống rượu.

Khi Lý Bạch và Đỗ Phủ gặp nhau, Lý Bạch đã nổi tiếng khắp thiên hạ, lúc đó ai cũng biết ông là nhân vật số một trong nền thơ ca Đại Đường, còn Đỗ Phủ thì chưa có tiếng tăm gì nhiều. Nhưng Lý Bạch không hề coi thường ông, hai người quý mến nhau và tôn sùng nhau. Đỗ Phủ có câu thơ: “Bạch thi dã vô địch, Phiêu nhiên tứ bất quần” (Tạm dịch nghĩa: Thơ Lý Bạch không có ai là địch thủ, Tứ thơ phơi phới nhẹ nhàng không ai bằng được); “Bút lạc kinh phong vũ, Thi thành khấp quỷ thần” (Tạm dịch nghĩa: Nét bút hạ xuống khiến gió mưa kinh sợ, Thơ thành làm quỷ thần cũng khóc). Những vần thơ đó đã dành cho Lý Bạch sự ca ngợi tột cùng.

Hàn Dũ – người đứng đầu Bát đại gia của Đường Tống, cũng đánh giá cao về ông: “Lý Đỗ văn chương tại, Quang diệm vạn trượng trường” (Tạm dịch nghĩa: Văn chương của Lý Bạch – Đỗ Phủ còn hiện diện, thì như ngọn lửa sáng cao vạn trượng). Quả là không ai sánh nổi.

Lý Bạch đã giao du khắp thiên hạ, sáng tác rất nhiều thơ, kết bạn với rất nhiều người, trên đến vương hầu quan tướng, dưới đến văn nhân bình thường; vừa cao ngạo lại vừa khiêm tốn. Như ông đã thể hiện: “Khí ngạn dao lăng hào sĩ tiền, Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu” (Tạm dịch nghĩa: Khí phách vượt trên bao hào kiệt, phong lưu chẳng rớt lại phía sau); “Xuất tắc dĩ bình giao tướng hầu, Độn tắc dĩ phủ thị Sào Hứa” (Tạm dịch nghĩa: Ra ngoài sánh với vương hầu, Lui về thì nhìn bao quát các danh sĩ ẩn dật); “An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, Sử ngã bất đắc khai tâm nhan” (Tạm dịch nghĩa: Sao lại cúi đầu khom lưng thờ quyền quý, Khiến ta không nở được mặt mày!).

Khi ông đến du ngoạn ở lầu Hoàng Hạc, nhìn thấy bài thơ “Du Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, ông đã hết lời ca ngợi: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Tạm dịch nghĩa: Trước mắt thấy cảnh không tả được, vì Thôi Hiệu đã đề thơ ở trên đầu). Ông là người khiêm nhường và không buông thả, họ tôn sùng ngưỡng mộ lẫn nhau.

Ông đã du hành đến núi Cửu Hoa và viết: “Diệu hữu phân nhị khí, Linh sơn khai Cửu Hoa” (Tạm dịch nghĩa: Diệu hữu phân trời đất, Linh sơn nở chín hoa). Chính vì câu thơ này mà tên của ngọn núi Cửu Tử đã được đổi thành núi Cửu Hoa, trở thành một ngọn núi nổi tiếng thiên hạ, trở thành đạo tràng của Phật gia.

Khi ông bất đắc chí, lúc ở Trì Châu, tỉnh An Huy ông đã viết một loạt bài “Thu Phố ca”.

Thu Phố viên dạ sầu,

Hoàng Sơn kham bạch đầu.

Thanh Khê phi Lục Thủy,

Phiên tác đoạn trường lưu.

Dục khứ bất đắc khứ,

Bạc du thành cửu du.

Hà niên thị quy nhật,

Vũ lệ hạ cô chu.

Tạm dịch nghĩa:

Vượn đêm kêu ai oán trên sông Thu Phố,

Ngay cả núi Hoàng Sơn ở gần đó cũng buồn đến bạc đầu.

Mặc dù Thanh Khê không phải là Lũng Thủy,

Nhưng nó cũng phát ra tiếng thê lương như Lũng Thủy.

Muốn rời khỏi nơi đây nhưng vì có nguyên cớ mà không đi được,

Vốn định đến thăm nơi này tạm thời.

Nhưng đã ở lại đây trong thời gian dài,

Tháng nào năm nào mới có thể về quê đây?

Nghĩ đến đây bỗng dưng lệ tuôn như mưa trên con thuyền cô độc.

(Các độc giả có thể tham khảo các bản dịch khác tại đây:)

Lý Bạch đã dùng những bài thơ của mình để bày tỏ lý tưởng không thể thực hiện được, chế giễu những kẻ quyền quý đương triều, nhưng đều không bị triều đình đương thời trừng phạt hay tấn công, cả đời ông trước sau luôn được tự do.

Lý Bạch tâm luôn nghĩ về thiên hạ, tâm muốn làm quan vô cùng mãnh liệt, ông từng học theo khí phách của Trang Tử, hy vọng thi triển những kế hoạch to lớn, ông viết: “Đại bàng nhất nhật đồng phong khởi, Phù dao trực thượng cửu vạn lý” (Dịch nghĩa: Một ngày nào đó, đại bàng sẽ bay theo gió mát và cùng gió bay thẳng lên chín tầng mây). Cuối cùng khi có cơ hội làm quan, ông đã cực kỳ vui sướng nên đã viết: “Ngưỡng diện đại tiếu xuất môn khứ, Ngã bối khỉ thị bồng khao nhân” (Dịch nghĩa: Ngửa mặt lên trời cười lớn đi ra ngoài, Chúng ta đâu phải kẻ tầm thường!).

Sau khi “loạn An Sử” xảy ra, Lý Bạch quá khát khao tạo dựng sự nghiệp, nên ông đã viết: “Nam phong nhất tảo Hồ trần tĩnh, Tây nhập Trường An đáo nhật biên” (Dịch nghĩa: Gió nam thổi sạch bụi bặm giặc Hồ, Vào Trường An ở phía Tây, đến bên cạnh đức vua). Vì quá khát khao được làm quan, ông đã đầu quân cho Lý Lăng nên bị liên lụy phải vào tù. Theo luật lúc bấy giờ là bị xử trảm, nhưng Đại Đường đã bao dung ông, chỉ bị lưu đày đến Dạ Lang. Trên đường lưu đày, ông đã rất đau buồn và viết: “Dạ Lang vạn lý đạo, Tây thượng linh nhân lão” (Dịch nghĩa: Dạ Lang cách xa hàng ngàn dặm, Đi về phía Tây khiến người ta già đi). Trên đường đi đến Dạ Lang, đã xảy ra một trận hạn hán lớn, Hoàng đế xét lại mình có phải có án oan không, thế là đặc xá cho Lý Bạch, không bị đi đày nữa. Trên đường trở về, tâm trạng ông vui vẻ, từ đại bi đến đại hỷ, ông viết một cách say sưa và lãng mạn: “Triêu từ Bạch Đế thái vân gian, Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn” (Dịch nghĩa: Buổi sáng từ biệt thành Bạch Đế, ở trong làn mây ngũ sắc, chỉ trong một ngày vượt ngàn dặm về tới Giang Lăng).

Trong những năm cuối đời, cuộc sống của Lý Bạch vẫn không khởi sắc lên được, ông rơi vào cảnh khốn khổ thê lương. Trong đau khổ ông đã viết “Lâm chung ca”:

Đại bằng phi hề chấn bát duệ,

Trung thiên tồi hề lực bất tế.

Dư phong kích hề vạn thế,

Du Phù Tang hề quải tả duệ.

Hậu nhân đắc chi truyền thử,

Trọng Ni vong hề thùy vi xuất thế!

Tạm dịch nghĩa:

Đại bàng cất cánh bay chừ,

Tám hướng trời rung chuyển,

Đến giữa trời chừ gẫy cánh sức không bay được.

Phong cách của nó chừ làm cho vạn đời sau cảm kích,

Tới cây phù tang chừ, treo cánh phải.

Người đời sau lưu truyền bài thơ này,

Trọng Ni đã mất chừ, ai sẽ khóc?

Dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng trong thơ vẫn thể hiện chí khí hiên ngang, tràn đầy hăng hái, khi đọc lên vẫn thấy hào khí mênh mông, không mất đi tự do và khí phách hào hùng ở trong tâm.

Nhìn vào cuộc đời của Lý Bạch, có thể thấy sự an bài của Thiên Thượng là để tạo ra một nhà thơ lãng mạn vĩ đại và khai sáng ra thời kỳ hưng thịnh của thi ca. Trải qua nhiều trắc trở, sống trong cuộc đời lang bạt kỳ hồ mới có thể đạt được tài năng thơ ca phi phàm, thơ ca có thể đạt đến cực điểm. Nếu sống một cuộc sống bình lặng, hỗn tạp quan trường sẽ không thể đạt đến đỉnh cao của thơ ca. Dù cảnh ngộ có thế nào đi nữa, sự an bài của Thiên Thượng là tốt nhất.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276312

The post Thơ Lý Bạch và sự an bài của Thiên Thượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhận thức chung về thơ (2): Ngắt câu (Cú đậu)https://chanhkien.org/2022/07/nhan-thuc-chung-ve-tho-2-ngat-cau-cu-doc.htmlTue, 12 Jul 2022 23:51:47 +0000https://chanhkien.org/?p=28794Tác giả: Văn Tư Cách [ChanhKien.org] Thời xưa có một gia đình, một ngày nọ trời mưa, họ có một vị khách đến chơi. Người chủ nhà không muốn cho khách ở lại, liền viết một mảnh giấy đưa cho người khách: “Hạ vũ thiên lưu khách, thiên lưu ngã bất lưu.” (nghĩa là: Trời […]

The post Nhận thức chung về thơ (2): Ngắt câu (Cú đậu) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Văn Tư Cách

[ChanhKien.org]

Thời xưa có một gia đình, một ngày nọ trời mưa, họ có một vị khách đến chơi. Người chủ nhà không muốn cho khách ở lại, liền viết một mảnh giấy đưa cho người khách: “Hạ vũ thiên lưu khách, thiên lưu ngã bất lưu.” (nghĩa là: Trời mưa giữ khách ở lại, nhưng trời giữ chứ tại hạ không giữ). Sau khi người khách đọc lời nhắn, liền yên tâm ở lại nhà của chủ nhà, không có mảy may ý nghĩ cần phải đi. Chủ nhà thấy rất kỳ lạ, liền không nhẫn được hỏi người khách: “Ông không thấy tin nhắn tôi đưa sao?” “Đọc rồi, đọc rồi mà”. “Vậy tại sao ông còn chưa đi?” “Đó không phải tấm lòng tốt của ông đó sao?” “ Ông,…?” người khách lại cầm mẩu tin lên, đọc sang sảng “Hạ vũ thiên, lưu khách thiên, lưu ngã bất? lưu!” (nghĩa là: Ngày trời mưa, ngày giữ khách, giữ tôi không? giữ lại!) sau đó nói, “Tôi còn chưa hỏi ông mà ông đã trả lời trước cho tôi rồi.”.

Thời Trung Quốc thời cổ đại không có ký hiệu dấu ngắt câu, cứ viết nối tiếp không có khoảng cách, vì vậy điều đầu tiên cần làm khi đọc một đoạn văn chính là “ngắt câu” (tức lài tìm xem từ đâu đến đâu là một câu). Nhà thơ Hàn Dũ trong tác phẩm “Sư thuyết” nói: “Thầy dạy học vỡ lòng cho trẻ nhỏ, là phải dạy đọc sách và cách ngắt câu”. Trong đó “cú đậu”(句讀: chữ “đậu” 讀 ở đây đọc cùng âm đậu 逗 có nghĩa là dừng ngắt) chính là “ngắt câu” và “ngừng ngắt trong câu” (bao gồm “dấu phẩy” và khoảng ngừng ngắn giữa câu mà không sử dụng ký hiệu gì). Ngắt câu mà đọc sai sẽ sinh ra hiểu lầm. Mỗi cách “đọc” khác nhau của câu “Hạ vũ thiên lưu khách, thiên lưu ngã bất lưu.” làm cho ý nghĩa cũng hoàn toàn tương phản. Một số tài liệu cổ đã bị người đời sau giải thích hoàn toàn khác đi, tạo thành không ít hỗn loạn, nguyên nhân chính là người đời sau có sự bất đồng về ngắt câu.

Cách tạo câu trong thơ ca đã được cố định (ở đây chúng ta chỉ xem xét các bài thơ 5 chữ, 7 chữ và các bài từ có lời từ cố định), do đó chúng ta chỉ nói về cách “đọc”. Từ ngữ của tiếng Hán rất đặc biệt, một âm là 1 từ, từ ghép có hai âm tiết cũng là do từ đơn âm tiết tổ hợp thành, vì vậy cách “đọc” thơ đều là do “đọc 1 từ” và “đọc 2 từ” tổ hợp mà thành: cho dù là thể thơ có số lượng chữ trong câu thơ cố định hay thể thơ có số chữ trong mỗi câu thơ không đều nhau thì đều có thể phân nhỏ về các loại hình thức tổ hợp “đọc 1 chữ” và “đọc 2 chữ”; hơn nữa nói chung thì trọng âm khi “đọc 2 chữ” rơi vào từ thứ nhất, như thế đã cố định “nhịp điệu” và “tiết tấu” của một bài thơ hoặc một bài từ.

Để thuận tiện, chúng tôi dùng chữ in đậm để biểu thị chữ khi đọc nhấn mạnh, chữ in thường biểu thị cho từ đọc nhẹ, sử dụng dấu gạch ngang “-” biểu thị khoảng dừng giữa các từ; khi mới học đọc thơ nên đọc lớn những chỗ nhấn mạnh và khoảng dừng thơ, như thế sẽ dễ dàng dần dần bồi dưỡng sự mẫn cảm đối với nhịp điệu và tiết tấu của thơ. Xin mời các bạn đọc tốc độ chậm bài thơ sau đây, cố gắng làm nổi bật sự khác nhau của đọc nhấn mạnh và đọc nhẹ, và cũng kéo dài thỏa đáng khoảng dừng giữa các từ.

登鸛雀樓(王之渙): 白日依山盡, 黃河入海流。 欲窮千裡目, 更上一層樓。

Đăng quán tước lầu

(Vương Chi Hoán)

Bạch nhật y sơn tận,

Hoàng Hà nhập hải lưu.

Dục cùng thiên ký mục,

cánh thượng nhất tầng lầu.

Tạm dịch nghĩa:

Bạch nhật dần khuất sau núi,

Sông Hoàng Hà chảy vào biển.

Mắt muốn nhìn xa ngàn dặm,

Hãy lên thêm một tầng lầu.

Cách đọc: Bạch nhật– y sơn — tận, Hoàng Hà — nhập hải — lưu. Dục cùng — thiên lý — mục, Cánh thượng — nhất tầng —lầu.

Cách đọc mỗi câu thơ trên là: 2-2-1, trong đó 2 biểu thị “đọc 2 chữ”, 1 biểu thị “đọc 1 chữ”. Nhưng 3 chữ cuối cùng trong bài thơ 5 chữ và 7 chữ không phải lúc nào cũng được sắp xếp 2-1, một số có thể có cách sắp xếp là 1-2, ví dụ:

相思 (王維):

紅豆生南國, 春來發幾枝? 願君多採擷, 此物最相思。

Tương tư

(Vương Duy)

Hồng đậu sinh nam quốc,

Xuân lai phát kỉ chi?

Nguyện quân đa thái hiệt,

Thử vật tối tương tư.

Tạm dịch nghĩa:

Đậu đỏ sinh ở nước nam,

Xuân đến nẩy mấy cành?

Chàng muốn thì hái thật nhiều,

Vật ấy rất tương tư.

Cách đọc Hồng đậu — sinhNam Quốc, Xuân lai — phátkỉ chi? Nguyện quân — đathái hiệt, Thử vật — tốitương tư.

Cách đọc 4 câu thơ này đều là 2-1-2.

Một số câu thơ căn cứ theo ý nghĩa của nó chỉ có 1 cách đọc, ví dụ “Hồng đậu sinh nam quốc”, nên đọc là 2-1-2, nếu như đọc theo 2-2-1 thì sẽ thành “Hồng đậu – sinh nam – quốc” thì không đúng, bởi vì “sinh nam” không phải là một từ 2 âm tiết có ý nghĩa. Nhưng có một số câu thơ thì cả 2 cách đọc đều có ý nghĩa, ví dụ như câu “Hoàng Hà nhập hải lưu”. Vì vậy nên đọc cách nào thì cần nhìn hoàn cảnh toàn bộ bài thơ mà quyết định. Cách đọc bài thơ 7 chữ chỉ là thêm một lần đọc 2 chữ vào trước câu 5 chữ là được. Nói chung, cách đọc câu thơ của thơ 5 chữ và 7 chữ không ngoài 4 cách sau đây, sự kết hợp của chúng sẽ cấu thành nhịp điệu và tiết tấu của tất cả các bài thơ 5 chữ và 7 chữ:

Cách đọc thơ 5 chữ: 2-2-1 hoặc 2-1-2 Cách đọc thơ 7 chữ: 2-2-2-1 hoặc 2-2-1-2

Trong quá trình sáng tác thơ, tác giả sẽ (hữu ý hoặc vô ý) sử dụng lặp lại nhiều lần các khái niệm và phương pháp đọc thơ. Nếu sử dụng tốt thì sẽ gia tăng tính cảm thụ âm nhạc cho thơ ca, khiến cho việc đọc được trôi chảy vang vang hơn, được lưu loát tâm bổng hơn. Để củng cố khái niệm và phương pháp đọc câu, chúng tôi đưa ra vài ví dụ dưới đây, nếu độc giả hứng thú có thể căn cứ ví dụ để làm thử các bài tập.

Ví dụ 1. Sử dụng phương pháp đổi cách ngắt câu để biến thể thơ tứ tuyệt thành bài thơ “câu dài ngắn” (thơ tạp ngôn có số chữ không đều nhau).

早發白帝城 李白

朝辭白帝彩雲間, 千裡江陵一日還。 兩岸猿聲啼不住, 輕舟已過萬重山。

Tảo phát Bạch Đế thành

(Lý Bạch)

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,

Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Tạm dịch nghĩa:

Sáng rời thành Bạch Đế trong quảng cảnh bầu trời có mây ngũ sắc,

Vỏn vẹn chỉ trong một ngày đã vượt ngàn dặm thành về đến Giang Lăng,

Hai bờ vang lên tiếng vượn hót không ngưng,

thuyền nhẹ đã vượt qua vạn trùng núi non.

Sửa thành thể câu dài ngắn:

Triêu từ Bạch Đế,

Thái vân gian thiên lý,

Giang Lăng nhất nhật hoàn.

Lưỡng ngạn viên thanh,

Đề bất trú khinh chu,

Dĩ quá vạn trùng san.

Tạm dịch nghĩa:

Sáng rời thành Bạch Đế,

trong quảng cảnh bầu trời có mây ngũ sắc đi nghìn dặm,

Giang Lăng một ngày ta trở về.

Tiếng vượn hai bờ sông, hót không ngưng vời thuyền nhẹ,

đã vượt qua vạn trùng núi non.

Ghi chú: số từ trong câu sau khi chỉnh sửa là cân đối, nhưng nội hàm cơ bản của thơ gốc vẫn được bảo lưu.

Ví dụ 2. Sử dụng phương pháp tương tự để biến thể bài thơ tứ tuyệt sau.

清明 杜牧

清明時節雨紛紛, 路上行人慾斷魂。 借問酒家何處有, 牧童遙指杏花村。

Thanh minh

(Đỗ Mục)

Thanh minh thời tiết vũ phân phân,

Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu,

Mục đồng diêu chỉ Hạnh Hoa thôn.

Tạm dịch nghĩa:

Thời tiết Thanh minh mưa lất phất,

Người đi trên đường cõi lòng tan nát.

Xin hỏi nơi nào có quán rượu,

Trẻ chăn trâu chỉ thôn Hoa Hạnh ở đằng xa.

Sửa thành thể câu dài ngắn:

Thanh minh thời tiết,

vũ phân phân lộ thượng,

hành nhân dục đoạn hồn.

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu mục đồng

diêu chỉ Hạnh Hoa thôn.

Tạm dịch nghĩa:

Thời tiết Thanh Minh, Mưa lất phất trên đường,

Người đi tan nát cõi lòng.

Xin hỏi quán rượu, ở đâu có mục đồng,

chỉ thôn Hoa Hạnh ở đàng xa.

Ghi chú: số lượng chữ trong câu thơ sau khi sửa đổi là cân đối, nhưng nội hàm trong thơ gốc đã bị biến mất: thơ nguyên gốc nói mục đồng giúp người bộ hành tìm quán rượu, còn trong thể câu dài ngắn nói rằng quán rượu giúp người bộ hành tìm mục đồng.

Hai ví dụ sửa thơ trên đây đều ví dụ cho việc bảo lưu câu thơ, thứ tự câu của bài thơ nguyên gốc ban đầu. Nếu như được thay đổi thứ tự giữa câu với câu, từ với từ, thì kết quả sẽ phong phú đa dạng, mà công việc của nhà thơ là từ bức tranh phong phú muôn hình vạn trạng này mà chọn ra 1 bức yêu thích nhất để đưa ra cho độc giả.

Luyện tập: dựa theo phương pháp nêu ở hai ví dụ trên để sửa hai bài thơ Đường dưới đây, đáp án tham khảo sẽ được chúng tôi đăng trong phần cuối của bài viết tiếp theo. Chú ý, cải biến thì câu dài ngắn không nhất định là số chữ cân đối.

涼州詞 王之渙

黃河遠上白雲間, 一片孤城萬仞山。 羌笛何須怨楊柳, 春風不度玉門關。

Lương Châu từ

(Vương Chi Hoán)

Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian,

Nhất phiến cô thành vạn nhận san.

Khương địch hà tu oán “dương liễu”

Xuân phong bất độ “Ngọc Môn Quan”

Tạm dịch nghĩa:

Xa xa sông Hoàng Hà (như) trên vầng mây trắng,

Một thành lẻ loi giữa vạn dặm núi non.

Tiếng sáo của người Khương sao ai oán “dương liễu” (1),

Gió mùa xuân chẳng đến Ngọc Môn Quan.

(Chiết dương liễu là một khúc nhạc nổi tiếng từ thời Hán, khi tiễn biệt nhau thì 2 người bẻ cành liễu tặng nhau để kỷ niệm)

山行 杜牧

遠上寒山石徑斜, 白雲深處有人家。 停車坐愛楓林晚, 霜葉紅於二月花。

Sơn hành

(Đỗ Mục)

Viễn thượng hàn sơn thạch kính tà,

Bạch vân thâm xứ hữu nhân gia.

Đình xa tọa ái vân phong lâm vãn,

Sương diệp hồng vu nhị nguyệt hoa.

Tạm dịch nghĩa:

Xa xa núi lạnh đường đá cheo leo,

Nơi mây trắng thâm sâu có ngôi nhà.

Dừng xe ngồi ngắm rừng phong chiều tà,

Lá gặp sương rơi đỏ hơn cả hoa tháng hai.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/19858

The post Nhận thức chung về thơ (2): Ngắt câu (Cú đậu) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhận thức chung về thơ (1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2022/07/nhan-thuc-chung-ve-tho-1-loi-noi-dau.htmlFri, 08 Jul 2022 02:55:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28778Tác giả: Văn Tư Cách [ChanhKien.org] Tập thơ lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay ở Trung Quốc là “Kinh Thi” do Khổng Tử biên tập. Kinh thi do ba bộ phận là “Phong”, “Nhã”, “Tụng”, trong đó “Phong” là các bài dân ca của các nước thời kỳ tiên Tần, Nhã và […]

The post Nhận thức chung về thơ (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Văn Tư Cách

[ChanhKien.org]

Tập thơ lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay ở Trung Quốc là “Kinh Thi” do Khổng Tử biên tập. Kinh thi do ba bộ phận là “Phong”, “Nhã”, “Tụng”, trong đó “Phong” là các bài dân ca của các nước thời kỳ tiên Tần, Nhã và Tụng là lời ca của các bài nhạc trong điển lễ của triều đình hoặc trong tế tự ở Thái miếu, đương thời đó đều là các khúc ca được hát chung với nhạc. Có thể là bởi vì khi đó khó khăn trong việc ghi lại nhạc (hoặc là chưa có nhạc phổ) nên bộ phận âm nhạc của các ca khúc này bị mất dần theo chiều dài lịch sử, cuối cùng chỉ còn lưu lại phần lời ca.

Vì để tìm phần phần nhạc đã bị thất lạc trong cặp chị em song sinh lời văn và âm nhạc, lịch sử đã hào phóng lưu lại cho nhân loại 2 phương pháp hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên là sử dụng phương pháp phân tích độc lập để phát triển lý luận âm nhạc: bắt đầu từ “thanh âm” một yếu tố nhỏ nhất của âm nhạc, tức là sự rung động của các tần số khác nhau; tiếp đến các khái niệm “thang âm”, “câu nhạc”, “chương nhạc”, đi kèm với “nhịp điệu” , “cường độ” và “điệu thức” … Nhạc lý của âm nhạc như vậy không có liên hệ với lời văn, nó hoàn toàn là một loại “ngôn ngữ” khác. Nó có thể sản sinh ra những “khúc nhạc cụ” riêng lẻ đơn độc, tại một phạm vi nhất định nó biểu đạt tình cảm mơ hồ đặc trưng của cá nhân; có thể kết hợp với ca từ (lời bài hát) để tạm thời tái hiện sự hài hòa mỹ diệu của chị em sinh đôi thủa ban đầu. “Phương pháp phân tích” chạy theo cá tính hóa và tự do cá nhân.

Hai là sử dụng “phương pháp tổng hợp” để kết hợp hài hòa lời hát và âm nhạc thành một thể. Phương pháp này căn cứ trên nội hàm âm nhạc vốn có của chữ viết của Trung Quốc: tiếng Trung có “4 thanh” (dựa theo cách đọc thì có 5 thanh), cơ bản là đối ứng với “thang âm ngũ thanh” của âm nhạc cổ đại. “Ngắt câu” và trọng âm chữ đầu của từ 2 âm tiết hoặc đơn âm tiết trong tiếng Trung tạo nên khái niệm về “nhịp điệu” và “cường độ”; các câu trong mỗi “lời ca” và phân đoạn là đối ứng với “câu nhạc” và “chương nhạc”. Về mặt hình thức, biện pháp này không được đa dạng hóa như phương pháp phân tích độc lập ở trên, nhưng nó dung hợp lời hát và âm nhạc thành một thể: dựa theo cách này để viết “lời ca” thì nó tự đã mang “âm nhạc” rồi, dùng cách này thì không cần lo về việc sẽ bị mất “nhạc phổ”. Theo phương pháp tổng hợp là tuân theo các nguyên tắc chung, không chạy theo tự do cá nhân.

Phát triển lý luận âm nhạc theo “phương pháp phân tích”, thì giữa Trung Quốc và Tây phương không khác biệt nhiều, chỉ là giai điệu của Trung Quốc mỹ miều hơn còn cảm giác lập thể của phương Tây thì mạnh hơn; theo “phương pháp tổng hợp” để phát triển thì lời ca và âm nhạc thành một thể, biểu hiện chủ yếu trong sự phát triển của “niêm luật” thơ ca (là quy tắc về sự gieo vần bằng trắc theo luật thơ cổ đời nhà Đường) ở thời sơ Đường cho đến thời thịnh Đường và trong thể loại “Từ” của thời nhà Tống; do từ đơn của ngôn ngữ phương Tây không đọc theo 4 thanh, tuy nhiên “niêm luật thơ” trong thơ của phương Tây cũng có quy tắc và khuôn mẫu rất nghiêm khắc, nhưng cảm thụ âm nhạc vẫn kém niêm luật thơ của Trung Quốc một bậc.

Đọc lời của bài hát và nghe một bài hát là một sự khác biệt lớn; tương tự, cảm thụ khi đọc một bài thơ không theo đúng niêm luật và đọc một bài thơ phù hợp với giai điệu sẽ khác nhau. Mặc dù chúng ta có thể sống mà không cần biết hát, nhưng khi chúng ta cần phải hát, đặc biệt là khi cần lên sân khấu biểu diễn, thì chúng ta cần phải học để biết hát như thế nào; chúng ta cũng vẫn sống mà không viết thơ, nhưng khi chúng ta cần viết thơ, đặc biệt là khi cần công khai phát biểu, chúng ta cũng cần phải cố gắng viết sao cho giống như một bài thơ. Khi chúng ta viết thơ chứ không phải viết các thể loại văn khác, thực tế đó cũng đã thừa nhận rằng thơ có chỗ khác với các thể loại văn khác, và đặc điểm của thơ là yêu cầu chặt chẽ về nhịp điệu niêm luật, khi chúng ta bỏ qua các yêu cầu này, thì bài thơ viết ra cũng mất đi các đặc điểm cơ bản của thơ.

Thuận theo số lượng người làm thơ ngày càng có nhiều lên thì trong đó có nhiều người tự bản thân có mong muốn hiểu biết những tri thức cơ bản về phương pháp và kỹ xảo làm thơ để đề cao trình độ làm thơ của mình. Để đáp ứng những yêu cầu này của độc giả, chuyên mục đặc biệt này sẽ thông qua một số bài viết ngắn để giới thiệu đến những độc giả có hứng thú với việc làm thơ một số điểm cơ bản nhất, những thường thức của phương diện niêm luật giai điệu thơ ca thực tế hay sử dụng. Trước mắt chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu với các bạn những bài thơ tương đối đơn giản 5 chữ, 7 chữ và các bài từ thể tiểu lệnh (bài từ ngắn).

Đối với những người lâu nay làm thơ không theo quy luật, thì rất khó để hoàn toàn tuân theo niêm luật thơ ca ngay tức khắc được. Nếu như áp dụng biện pháp “dụng cụ tinh thần”: sau khi hiểu nguyên tắc cơ bản của nó hãy cố gắng nỗ lực đi đúng hướng, đi từng bước một, đừng sợ chậm, chỉ cần kiên định từng chút mà làm, thì nhất định không bao lâu sẽ đạt được tiến bộ rõ ràng trong sáng tác thơ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/19852

The post Nhận thức chung về thơ (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Một bài thơ được ghi lại từ giấc mộnghttps://chanhkien.org/2018/03/mot-bai-tho-duoc-ghi-lai-tu-giac-mong.htmlFri, 02 Mar 2018 03:02:35 +0000http://chanhkien.org/?p=25212Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Việt Nam tại hải ngoại [ChanhKien.org] Tôi đã đắc Pháp từ năm 2000, nhưng thật sự bắt đầu tu luyện một cách chuyên cần thì kể từ năm 2002. Trải qua thời gian có nhiều thử thách, nhiều vấp ngã rồi cũng ráng bò dậy tiếp tục tu luyện, […]

The post Một bài thơ được ghi lại từ giấc mộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Việt Nam tại hải ngoại

[ChanhKien.org] Tôi đã đắc Pháp từ năm 2000, nhưng thật sự bắt đầu tu luyện một cách chuyên cần thì kể từ năm 2002. Trải qua thời gian có nhiều thử thách, nhiều vấp ngã rồi cũng ráng bò dậy tiếp tục tu luyện, rồi vấp ngã, rồi bò lên… mãi cho đến hôm nay tính cũng đã 16 năm rồi, mà tôi chẳng biết mình đã đi được bao nhiêu trên con đường tu luyện. Tôi chỉ thấy trẻ ra, các nếp nhăn trên mặt biến mất mặc dù tuổi đã cao (80 tuổi), và cảm thấy khỏe mạnh hầu như không bị bất cứ loại bệnh tật nào.

Có một câu chuyện mà hôm nay tôi muốn kể lại với các anh chị em đồng tu, bởi vì nó đã cho tôi chứng kiến một điều đặc biệt kỳ diệu. Như các anh chị em đã từng đọc trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng về giấc mộng:

Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị. (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)

Trước khi kể lại giấc mộng mà tôi đã trải qua trong nhiều đêm không liên tục, tôi xin nói sơ qua chút ít về sở thích của bản thân mình, bởi vì có liên quan tới giấc mộng, đó là sở thích làm thơ, thích tìm đọc những bài thơ hay. Tuy nhiên, do khả năng và vốn liếng từ vựng còn quá ít nên tôi không có một bài thơ hay nào trong đời.

Vào một buổi tối thứ Hai, khi mọi người đã ra về sau buổi học Pháp nhóm, tôi dọn dẹp và vào phòng, trước khi ngủ tôi đứng chắp tay trước ảnh Sư phụ. Trong đầu bỗng dưng cảm thấy vô cùng trong sạch nhẹ nhàng. Khi nằm trên giường và từ từ chìm vào giấc ngủ, tôi thấy mình đang làm bốn câu thơ, rồi giật mình tỉnh giấc, nhớ lại bốn câu thơ quá đỗi lạ lùng khác xa với văn phong và cách dùng từ vựng của bản thân mình, tôi vội lấy bút giấy ghi lại vì sợ sáng tỉnh ra không thể nhớ lại được. Bốn câu thơ như sau:

“Dòng sông xanh cùng thời gian uốn éo

Vách đá lưng chừng, kể chuyện ngàn năm

Ngồi trên lá nghe phong phanh nẽo gió.

Đường mây xa chưa mỏi cánh Thiên Thần.”

Tôi nằm lại và chìm vào giấc ngủ tiếp, đang trong mơ tôi thấy có ba vị Thần Tiên từ trên trời cỡi mây bay xuống ngay trước mặt tôi, một nam, một nữ và một tiên đồng trông giống như một gia đình, tất cả nhìn tôi tươi cười. Vị Tiên ông tiến về phía tôi và nói: “Làm thơ được lắm, tôi tới tặng anh cây bút đây này”. Vị ấy vừa nói vừa đưa cho tôi một cây bút chì, tôi chưa kịp cảm ơn thì tất cả rời đi. Nhìn cây bút tôi thầm nghĩ: “Cây bút của Thần Tiên sao mà to bằng ngón tay cái, vừa thô vừa xấu xí quá vậy”. Trong tâm tôi đang nghĩ về đẹp xấu, rồi hướng nhìn về phía các vị Thần vừa mới rời đi. Bỗng dưng tôi thấy xuất hiện một áng mây nhỏ từ xa tiến về phía tôi, trên mây ấy có một đám đông trẻ con trông quá đỗi xinh đẹp dễ thương, chúng reo hò mời gọi tôi lên chơi cùng chúng. Tôi vô cùng thích thú cố vượt trèo lên cùng chúng, tôi đã dùng tận sức lực rồi mà không thể nào lên được. Mệt quá, tôi dừng lại nghỉ một chút thì nghe bên tai có tiếng nói: “Đừng phí sức, còn quá nhiều chấp chước không lên được đâu”. Tôi giật mình tỉnh giấc đúng vào giờ phát chính niệm. Đêm hôm đó tôi bàng hoàng mãi cho đến khi trời sáng.

Hôm sau, tôi để hết tâm ý sáng tác tiếp nối bốn dòng thơ kể trên, nhưng hoàn toàn không đạt được phong cách và tâm thái tương xứng với bốn câu trong mộng. Tôi phải xóa bỏ hết, cảm thấy mình bất lực. Những đêm kế tiếp, trong giấc mộng gặp toàn những chuyện khó khăn gian khổ, nào là đi trên đường hiểm trở, dốc núi gập ghềnh, nào là băng qua bùn lầy dơ bẩn. Rồi một hôm tôi nằm mộng gặp lại cảnh cũ, vẫn dòng sông trong xanh mơ màng, vẫn vách đá cheo leo mây vương đỉnh núi; trước phong cảnh mỹ diệu, êm đềm tâm hồn nghe như tỏa sáng và tôi đã nghĩ tiếp bốn câu thơ như sau :

“Tiếng sáo lạ ru êm miền nước nhược,

Hoa Ưu Đàm nở rộ chốn sông mê.

Ba ngàn năm hoa lại trở về

Lần cứu độ Thánh Vương truyền Đại Pháp.”

Như lần trước, tôi chép vội vào giấy vì biết sáng hôm sau sẽ không nhớ lại được. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, cho đến khi tôi đã viết được bốn đoạn, mỗi đoạn có bốn câu, mãi đến hôm nay hoàn toàn không có mộng thấy gì nữa, tôi nghĩ bụng phải chăng bài thơ đã xong rồi. Có một điều khiến tôi không dám nhận đây là bài thơ do tôi sáng tác, đó là văn phong và cách dùng từ vựng của bản thân tôi không thể nào sánh kịp, hãy còn quá xa. Cho nên tôi mạo muội lấy tên bài thơ là “Thần Thơ”.

Tất cả những điều trình bày trên đều thuộc về hiểu biết của bản thân tôi, nó còn thiếu sót hay nông cạn, rất mong quý đồng tu chỉnh sửa hoặc chỉ ra cho. Xin cảm ơn. Toàn bài như sau:

Thần Thơ

Dòng sông xanh cùng thời gian uốn éo,

Vách đá lưng chừng kể chuyện ngàn năm

Ngồi trên lá nghe phong phanh nẽo gió,

Đường mây xa chưa mỏi cánh Thiên Thần.

Tiếng sáo lạ ru êm miền nước nhược,

Hoa Ưu Đàm nở rộ chốn sông mê.

Ba ngàn năm hoa lại trở về,

Lần cứu độ Thánh Vương truyền Đại Pháp.

Vũ trụ tầng tầng dính điều tà ác,

Thanh lý xong rồi đến lượt thế gian.

Nợ nghiệp sanh linh phân định rõ ràng,

Dẫu từ bi nhưng luật trời khó tránh.

Tân vũ trụ chan hòa ơn Thánh,

Người với người hành vận chân như.

Trìu mến bao la, vạn vật khiêm từ,

Thuyền Đại Pháp đưa người về cao cả!

 

The post Một bài thơ được ghi lại từ giấc mộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thơ: Những người không sợ réthttps://chanhkien.org/2016/05/tho-nhung-nguoi-khong-so-ret.htmlTue, 17 May 2016 10:51:26 +0000http://chanhkien.org/?p=24764Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Việt Nam [ChanhKien.org] NHỮNG NGƯỜI KHÔNG SỢ RÉT Những cành cây khô gầy trơ trụi Cứ co ro trong giá rét, cạnh hồ. Sóng trùm chăn ru mặt nước sương mờ, Hà Nội sớm, mưa dầm dề không ngớt.   Có những người vẫn lặng yên luyện tập […]

The post Thơ: Những người không sợ rét first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Việt Nam

[ChanhKien.org]

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG SỢ RÉT

Những cành cây khô gầy trơ trụi

Cứ co ro trong giá rét, cạnh hồ.

Sóng trùm chăn ru mặt nước sương mờ,

Hà Nội sớm, mưa dầm dề không ngớt.

 

Có những người vẫn lặng yên luyện tập

Nơi vườn hoa, trong ngõ nhỏ, bên hồ

Thân hiên ngang, tâm bình thản không ngờ

Từng động tác hoãn mạn viên thong thả.

 

Dường như không gian có gì rất lạ

Mưa thanh tao và gió rất tinh khôi

Nhiều ánh quang chợt sáng đỏ trên trời

Ấm áp viên dung những người đang đứng tập

 

Thân thần họ đang thăng hoa, hợp nhất

Quán thông rồi đả tọa, châu thiên

Giữa trời mưa sao họ vẫn an nhiên

Họ bằng sắt, bằng đồng hay bằng da, bằng thịt?

 

Tôi lặng đi giữa không gian siêu thực

Xúc cảm dâng đầy, ngưỡng mộ xiết bao

Năng nhẫn, năng hành, từng giây phút đề cao

Ôi những con người không sợ trời mưa rét!

 

TÔI THẤY…

Tôi thấy tôi trong quán trọ trần gian

Giá áo, túi cơm, quay cuồng, chật vật

Khi chén rượu nồng, cà phê phiêu ngất

Danh, lợi, tiền, tài, hỉ, nộ, sân, si.

Thân khô gầy xao xác kiếp ve ve

Tôi rút ruột hát tiếng đời bỏng rát

Con còng còng cõng sầu trên bãi cát

Loay hoay tìm một ước vọng mông lung.

Tôi thấy tôi trong thăm thẳm vô cùng

Ngồi lặng lẽ thả hồn về nơi cũ

Cảnh xưa ấy giờ khói mây che phủ

Cứ ran ran đau đáu ngóng tôi về.

Chợt thấy mình thanh tỉnh cơn mê

Thảnh thơi bay giữa biển trời cao rộng

Tôi hòa vào ngàn mây ngàn gió lộng

Hóa thành mưa xóa sạch mọi ưu phiền.

Tâm bừng lên một khối sáng tịnh nguyên

Từ sợi tóc của Đại sư Đại Pháp

Tôi hóa thân thành nắng vàng ấm áp

Đi khắp đó đây đánh thức những thệ nguyền.

Phật độ cho người đắc đủ cơ duyên

Được đồng hóa với Pháp Người truyền bá

Các vị thần nhờ Thánh Vương sáng tỏa

Thành chỉnh thể khai nguyên tươi mới huy hoàng

Theo Sư Tôn về chốn cũ thiên quang

Thế giới Mặt Trời – Niềm Tin bất diệt

Tôi an nhiên hóa nụ cười tịnh khiết

Là lạp tử Ánh Dương trong mắt một Thiên Thần.

The post Thơ: Những người không sợ rét first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thơ: Huyền thoại thuở khai nguyênhttps://chanhkien.org/2015/11/tho-huyen-thoai-thuo-khai-nguyen.htmlThu, 12 Nov 2015 09:59:08 +0000http://chanhkien.org/?p=24507Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Việt Nam   Chuyện đã lâu rồi rất ít người nhớ ra….   Các thiên thần từ những miền rất xa Tới nơi đây vì một lời thệ ước Cho Phật Pháp viên minh rộng khắp Chốn nhân gian câu thúc Đức đêm ngày.   Ai lạc […]

The post Thơ: Huyền thoại thuở khai nguyên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Việt Nam

 

Chuyện đã lâu rồi

rất ít người nhớ ra….

 

Các thiên thần từ những miền rất xa

Tới nơi đây vì một lời thệ ước

Cho Phật Pháp viên minh rộng khắp

Chốn nhân gian câu thúc Đức đêm ngày.

 

Ai lạc bước u mê trong kiếp kiếp luân hồi

Chốn hồng hoang quay cuồng duyên với nợ

Lời nguyện xưa ai người quên kẻ nhớ

Bể dâu nhọc nhằn kẻ tiến người lui.

 

Rồi một ngày thuyền giác đáo tin vui.

Tam tự kim[1] chiếu sáng vùng tăm tối

Triệu hành tinh ngàn vạn năm trông đợi

Ưu Đàm Bà La lung linh sắc diệu kỳ.

 

Phật Pháp hồng truyền, ân Sư mãi khắc ghi

Bánh xe Pháp tỏa hào quang chói lọi

Tháp trí huệ hiện uy nghiêm sáng rọi

Các Giác Giả thăng lên thù thắng huy hoàng.

 

Pháp chính nhân gian, sinh mạng hưởng phúc lành

Thiên trượng[2] mở tầng tầng không gian mới

Chuyện cổ tích cho muôn ngàn năm tới

Lại bắt đầu

từ huyền thoại một loài hoa….

 

Chú thích:

[1] Tam tự kim: Ba chữ vàng kim.

[2] Thiên trượng: Trời cao

 

The post Thơ: Huyền thoại thuở khai nguyên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thơ: ‘Vườn Lê’, ‘Đối thoại với Thần’, ‘Israel’https://chanhkien.org/2015/07/tho-vuon-le-doi-thoai-voi-than-israel.htmlThu, 09 Jul 2015 08:10:32 +0000http://chanhkien.org/?p=24302Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp  [Chanhkien.org]  Vườn Lê Trên cành lá héo tàn Chờ tới ngày sương tan Lặng yên.   Những trái to chín mọng Như những hạt mưa đọng Từng chùm.   Thân tràn đầy nhựa sống Như tu luyện đắc Công Trào dâng. Tôi kết duyên với em Em cho […]

The post Thơ: ‘Vườn Lê’, ‘Đối thoại với Thần’, ‘Israel’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp 

[Chanhkien.org] 

Vườn Lê

Trên cành lá héo tàn

Chờ tới ngày sương tan

Lặng yên.

 

Những trái to chín mọng

Như những hạt mưa đọng

Từng chùm.

 

Thân tràn đầy nhựa sống

Như tu luyện đắc Công

Trào dâng.

Tôi kết duyên với em

Em cho tôi bóng mát

Nhẫn nại.

Làn gió xuân trong lành

Thân tâm tôi an bình

Diệu kỳ thay.

 

Đối thoại với Thần

 

Tôi thỉnh cầu: “Thưa Thần, con muốn tới nơi Ông.”

Thần đáp: “Luôn bên con, ta vẫn đang chờ mong

khi tâm con đồng hoá trở về.”

 

Israel

 

Nơi không gian rộng mở

Chúng tôi hướng nội tìm

Tu Pháp Luân Đại Pháp

 

Và kìa thiên thần gió

Bên chiếc đàn hạc cổ

Gảy những phép thần thông

 

Rồi dòng Công cuộn dâng

Và loài chim ca hát

Trên địa hạt Golgotha

 

Và kìa thiên thần hỏa

Làm sống lại cỏ hoa

Từ trên cung nhạc Fa*

 

Ta dùng bữa qua loa

Rồi ta cùng ngồi lại

Đặng nghe Pháp** truyền ra

 

* Fa: Tên một nốt nhạc

** Pháp: Đại Pháp (Pháp Luân Đại Pháp)

 

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/6136

The post Thơ: ‘Vườn Lê’, ‘Đối thoại với Thần’, ‘Israel’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ba bài thơhttps://chanhkien.org/2015/05/ba-bai-tho.htmlTue, 12 May 2015 07:06:35 +0000http://chanhkien.org/?p=24131Tác giả: Một học viên Đại Pháp Mỹ Quốc [ChanhKien.org] 1. Đời người Gia đình bất ổn, Phi lý và tranh đấu, Hoang tưởng, e ngại sự thật và vô vọng. Mọi người tranh đấu vì những bảo đảm thế tục, Mỗi người đều cảm thấy đau khổ. Nhạy cảm, mệt mỏi, luôn phải cảnh […]

The post Ba bài thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp Mỹ Quốc

[ChanhKien.org]

1. Đời người

Gia đình bất ổn,

Phi lý và tranh đấu,

Hoang tưởng, e ngại sự thật và vô vọng.

Mọi người tranh đấu vì những bảo đảm thế tục,

Mỗi người đều cảm thấy đau khổ.

Nhạy cảm, mệt mỏi, luôn phải cảnh giác.

Thế giới con người như một cái lồng.

Nặng lòng với những suy tư cho gia đình.

Bận rộn làm hài lòng mọi người nhưng những thứ đắc được lại rất ngắn ngủi.

Đầy hối tiếc trong biển khổ.

Le lói ánh sáng của lòng tốt, nhưng không đủ để thức tỉnh lương tri.

Làm thế nào để chấm dứt sự đau khổ?

Trong một khoảnh khắc, không còn trách cứ.

Với ước muốn trở nên thật sự tốt và lan truyền tới mọi người.

Hướng tới Thiên Thượng trên con đường tìm Đạo.

Cố gắng nhưng không biết liệu tôi có thể đi đến cuối cùng.

Tôi tin rằng tu luyện Đại Pháp có thể đem tới hạnh phúc vĩnh cửu.

 

2. Trở về

Không có nỗ lực để giúp đỡ, chưa bao giờ hoàn thành.

Uể oải để giác ngộ, chưa bao giờ đạt tiêu chuẩn.

Hiểu biết những gì? Tìm kiếm, tạo ra hy vọng cho quần chúng.

Những năm dài tu luyện, vấn đề không còn nữa.

Ân điển và đức hạnh.

Tuy nhiên, tinh thần đau khổ.

Mong muốn được chịu đựng giúp, nhưng không hoàn toàn rõ ràng mục đích để vượt qua.

Liệu tôi có tin rằng nghiệp lực và ác quỷ không thể lay động ý chí của tôi?

Đồng hóa bề mặt, tôi đã cố gắng để đột phá bên trong và vượt qua.

Lạnh lẽo và yên tĩnh, nhìn kết thúc của thế giới con người mờ ảo vào kiếp tận.

Tất cả những gì tôi từng đạt được và mong ước được giải thoát, tất cả các ràng buộc đều chưa hoàn tất.

Tâm bất động, nhìn rõ ràng, giải thoát khỏi những mong muốn và tư tưởng.

Có lẽ bên ngoài là bên trong. Bất kể, ý nghĩa sâu xa không phải ở kích thước.

Điều gì quý giá?

Điều tốt phi thường thực sự kéo dài mãi mãi là quý giá,

Là Chân Thiện Nhẫn.

Nhưng ai có thể đảm bảo?

Choáng váng, xúc động, khiêm nhường.

Sư Tôn tạo ra Pháp và chuyển nó.

Trên hành trình này, chúng ta tạo ra và hoàn thành ý nghĩa của nó.

Thành tâm tu luyện.

Không giới hạn, khai mở tới những điều kỳ diệu không thể nghĩ tưởng.

 

3. Tìm kiếm bên trong mình

Thời gian trôi đi, mọi thứ qua đi

Cuộc chiến đấu chống lại những suy tưởng yếu dần

Từ năm ngoái, tôi cảm thấy mình mất khả năng điều khiển

Rất nhiều thứ dường như đã rời bỏ tôi,

Và ngay cả tính cách của tôi cũng trở nên mờ nhạt.

Chỉ đến khi tôi nghĩ rằng mình đã nhận ra,

Đó có phải là một đòn nặng.

Rất nhiều thay đổi,

Thời gian càng được kéo dài ra, càng thêm sự khó chịu .

Cho tới điểm mà tôi cảm thấy không gì có thể khiến mọi thứ ổn.

Nghiệp lực dường như đến từ một vòi nước vô tận,

Tích lại còn nhanh hơn là tiêu đi.

Nhưng bạn không thể ôm giữ nó mãi mãi.

Mặc dù tôi đã đấu tranh vì cứu độ chúng sinh khá lâu,

Nó đã trở thành một ngọn lửa nhưng chỉ còn nhấp nháy khi đối mặt với các tâm chấp trước cảm giác già cỗi, vô dụng, và yếu đuối.

Liệu mọi thứ sẽ như vậy, mặc dù. …

Liệu tôi thực sự rất hẹp hòi và đầy những chấp trước?

Nhưng cơ chế không thể bị lừa.

Đôi khi mọi thứ diễn ra như chỉ để phơi bày đầy đủ các tâm chấp trước

Bởi vì sớm hay muộn chúng ta phải đối mặt với chúng và loại bỏ từng thứ một,

Vì không ai có thể được đưa lên thiên đàng.

Trong nỗi đau của cú đánh, bằng cách nào đó được che chở bởi một sự thoải mái sâu.

Nước mắt chảy xuống,

Tôi biết Sư Phụ đã loại bỏ một ngọn núi nghiệp.

Nhìn vào môi trường mới của tôi,

Phải mất một thời gian để thực sự suy nghĩ về việc tu luyện lần nữa.

Lần duy nhất tôi cảm thấy toàn bộ là khi tôi học Pháp.

Đang cố gắng để thực sự tu luyện với cả tấm lòng,

Tôi không cần bất cứ ai nói cho tôi biết đó là điều phải làm,

Và trên thực tế không ai có thể thuyết phục tôi.

Âm thầm nghiên cứu, tu luyện, tôi trở nên nhẹ hơn.

Vô tình, quan niệm khác nhau và các chất xấu rơi ra và tôi thay đổi.

Có vấn đề gì mà không thể được xem xét với một nụ cười?

Cuối cùng, chẳng có tâm chấp trước nào của con người là quá quan trọng.

Đọc sách học Pháp, Sư Phụ luôn nhấn mạnh rõ ràng.

Dù sao thì, thực sự tôi biết gì?

Nhưng khi tôi học Pháp, tôi cảm thấy Người sẽ giúp tôi hiểu.

Khi tôi tiếp cận mọi thứ với lòng từ bi nhẹ nhàng,

Tôi cảm thấy ai đó đẩy mình đến một trạng thái tốt hơn.

Không quan trọng, có thể, nhưng tôi có hy vọng!

Tôi thực sự tin tưởng vào phép màu và các vị Thần, và sự bí ẩn vĩ đại.

Khi một người bị ràng buộc bởi những điều họ không thể từ bỏ,

Điều bí ẩn dường như là điều đáng sợ.

Khi một người thực sự có thể bước đi tay không cùng một trái tim thuần khiết, và vẫn có thể nhìn vào mọi thứ một cách tích cực,

Điều bí ẩn trở thành hy vọng và sự thoải mái lớn nhất của một người.

Tôi thực sự ước rằng không ai sẽ phải đau khổ trong tương lai, tất cả chúng ta sẽ làm tốt và được hạnh phúc.

Nếu con đường của tôi có nghĩa gì đó, tôi hy vọng chúng sinh có thể học hỏi để đối mặt với mọi thứ một cách nhẹ nhàng và nghĩ đến người khác trước tiên, để trân trọng cuộc sống, để ca ngợi Đại Pháp đã ban cho họ sự vĩ đại, và tìm đến điều bí ẩn lớn hơn với một trái tim đầy hy vọng và kính ngưỡng.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6954

The post Ba bài thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ca dao: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”https://chanhkien.org/2012/08/ca-dao-phap-luan-dai-phap-hao.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/ca-dao-phap-luan-dai-phap-hao.html#respondSun, 19 Aug 2012 02:18:46 +0000https://chanhkien.org/?p=16396Tác giả: Tịnh Thực [Chanhkien.org] Pháp Luân Đại Pháp hảo Pháp Luân Đại Pháp hảo, Khư bệnh kiến kỳ hiệu; Tu tâm tố hảo nhân, Luyện công thân thể hảo. Pháp Luân Đại Pháp hảo, Giáo nhân tẩu chính Đạo; Lao ký Chân Thiện Nhẫn, Tương lai hữu phúc báo. Tạm dịch: Pháp Luân Đại […]

The post Ca dao: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tịnh Thực

[Chanhkien.org]

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Pháp Luân Đại Pháp hảo,
Khư bệnh kiến kỳ hiệu;
Tu tâm tố hảo nhân,
Luyện công thân thể hảo.

Pháp Luân Đại Pháp hảo,
Giáo nhân tẩu chính Đạo;
Lao ký Chân Thiện Nhẫn,
Tương lai hữu phúc báo.

Tạm dịch:

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Pháp Luân Đại Pháp hảo
Chữa bệnh thật kỳ diệu;
Tu tâm làm người tốt,
Luyện công thân thể hảo.

Pháp Luân Đại Pháp hảo,
Dạy người theo chính Đạo;
Nhớ lấy Chân-Thiện-Nhẫn,
Tương lai có phúc báo.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/31/27405.html

The post Ca dao: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/ca-dao-phap-luan-dai-phap-hao.html/feed0
Thưởng thức thơ họa: “Vạn cổ thiên môn tái độ khai”https://chanhkien.org/2012/05/thuong-thuc-tho-hoa-van-co-thien-mon-tai-do-khai.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/thuong-thuc-tho-hoa-van-co-thien-mon-tai-do-khai.html#respondSat, 19 May 2012 06:33:28 +0000http://chanhkien.org/?p=18960—Kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền Tác giả: Đường Bút [Chanhkien.org] Ngày 13 tháng 5 năm 2012 là kỷ niệm 20 năm người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Đệ tử Đại Pháp Đường Bút vẽ tranh và làm thơ […]

The post Thưởng thức thơ họa: “Vạn cổ thiên môn tái độ khai” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền

Tác giả: Đường Bút

[Chanhkien.org] Ngày 13 tháng 5 năm 2012 là kỷ niệm 20 năm người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Đệ tử Đại Pháp Đường Bút vẽ tranh và làm thơ kính dâng người sáng lập Pháp Luân Công.

Nguyên văn tiếng Hán:

万古天门再度开

人类文明七千载,多少英雄登戏台。
兴亡成败随浪去,恩怨情仇砂入海。

先哲古圣穷其智,佛道下世把教开。
只看苍生轮回苦,无非劝人做善才。

早有先知传神谕,神在末劫渡船来。
千年风霜苦相候,良善为舟累世挨。

时至今日世道改,人无善念良心歪。
地球如村世间小,神你为何未到来?

岂知白驹二十载,传法苦渡鬓间白,
十恶毒世苦相劝,更有小丑泼污骇。

大谎弥天欺世界,济世清音遍地哀。
再转法轮有神韵,洪舟渡难破余灾。

万古天门再度开,神佛下界救人来。
苦劝人心明善恶,真相助你扫阴霾。

Phiên âm Hán Việt:

Vạn cổ thiên môn tái độ khai

Nhân loại văn minh thất thiên tải,
Đa thiểu anh hùng đăng hí đài.
Hưng vong thành bại tùy lãng khứ,
Ân oán tình cừu sa nhập hải.

Tiên triết cổ thánh cùng thị trí,
Phật Đạo hạ thế bả giáo khai.
Chỉ khán thương sinh luân hồi khổ,
Vô phi khuyến nhân tố thiện tài.

Tảo hữu tiên tri truyền Thần dụ,
Thần tại mạt kiếp độ thuyền lai.
Thiên niên phong sương khổ tương hậu,
Lương thiện vi chu luy thế ai.

Thời chí kim nhật thế đạo cải,
Nhân vô thiện niệm lương tâm oai.
Địa cầu như thôn thế gian tiểu,
Thần nhĩ vi hà vị đáo lai?

Khởi tri bạch câu nhị thập tải,
Truyền Pháp khổ độ tấn gian bạch.
Thập ác độc thế khổ tương khuyến,
Cánh hữu tiểu sửu bát ô hãi.

Đại hoang di thiên khi thế giới,
Tế thế thanh âm biến địa ai.
Tái chuyển Pháp Luân hữu Thần Vận,
Hồng chu độ nạn phá dư tai.

Vạn cổ thiên môn tái độ khai,
Thần Phật hạ giới cứu nhân lai.
Khổ khuyến thế nhân minh thiện ác,
Chân tướng trợ nhĩ tảo âm mai.

Tạm dịch:

Vạn cổ thiên môn tái độ khai

Văn minh nhân loại bảy nghìn năm,
Biết bao anh hùng lên vũ đài.
Hưng vong thành bại trôi theo sóng,
Ân oán tình thù cát nhập hải.

Tiên triết cổ thánh nêu tài trí,
Phật Đạo hạ thế tôn giáo khai.
Chỉ thấy thương sinh luân hồi khổ,
Đều khuyên thế nhân theo thiện tài.

Sớm có tiên tri truyền Thần dụ,
Vào thời mạt kiếp thuyền độ khai.
Nghìn năm phong sương bao đau khổ,
Thuyền chở lương thiện vượt bi ai.

Tới ngày hôm nay thói đời đổi,
Nhân vô thiện niệm lương tâm phai,
Địa cầu cũng nhỏ như thôn xóm,
Liệu Thần đã đến thiên môn khai?

Hai mươi năm qua nào ai biết?
Truyền Pháp khổ độ bạc tóc mai.
Thế gian thập ác chuyển hướng Thiện,
Lại có vai hề thấy kinh hãi.

Lừa dối khắp trời ngập thế giới,
Âm thanh cứu thế phá bi ai.
Tái chuyển Pháp Luân có Thần Vận,
Thuyền độ chúng sinh trừ dư tai.

Thần Phật hạ thế cứu người gấp,
Vạn cổ thiên môn tái độ khai.
Khổ khuyến nhân tâm minh thiện ác,
Chân tướng giúp bạn phá âm mai.

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/12/5/11/n3586435.htm万古天门再度开-贺法轮大

The post Thưởng thức thơ họa: “Vạn cổ thiên môn tái độ khai” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/thuong-thuc-tho-hoa-van-co-thien-mon-tai-do-khai.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm xúc khi đọc chuyện luân hồihttps://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-cam-xuc-khi-doc-chuyen-luan-hoi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-cam-xuc-khi-doc-chuyen-luan-hoi.html#respondWed, 22 Feb 2012 07:34:46 +0000https://chanhkien.org/?p=15859Tác giả: Trương Dương Phàm [Chanhkien.org] Độc “Luân hồi kỷ thực” hữu cảm Thanh thanh thuần thuần nhất chi liên, Tùy Sư Chính Pháp đáo nhân gian. Kỷ độ luân hồi kỷ đa nan, Kim triêu đắc Pháp tiễn thệ nguyện. Huy tả kinh lịch triển hoa chương, Yết khai mông sa tâm thư triển. […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm xúc khi đọc chuyện luân hồi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Dương Phàm

[Chanhkien.org]

Độc “Luân hồi kỷ thực” hữu cảm

Thanh thanh thuần thuần nhất chi liên,
Tùy Sư Chính Pháp đáo nhân gian.
Kỷ độ luân hồi kỷ đa nan,
Kim triêu đắc Pháp tiễn thệ nguyện.
Huy tả kinh lịch triển hoa chương,
Yết khai mông sa tâm thư triển.
Đại Pháp đệ tử thiên thiên vạn,
Trợ Sư Chính Pháp bất nhất bàn,
Đóa đóa liên hoa phóng dị thái,
Pháp đáo nhân gian chân tướng hiển.

Tạm dịch:

Cảm xúc khi đọc chuyện luân hồi

Trong trẻo thuần khiết một đóa sen,
Theo Thầy Chính Pháp đến nhân gian.
Bao lần luân hồi mang thệ nguyện,
Mới biết hôm nay đắc Pháp nan.
Văn chương hoa mỹ tả trải nghiệm,
Phá bỏ mê mờ nước mắt tràn,
Đệ tử Đại Pháp trăm nghìn vạn,
Trợ Sư Chính Pháp không ngại ngần,
Đóa đóa hoa sen muôn sắc thái,
Chân tướng đại hiển khắp thế gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/10/9/40370.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm xúc khi đọc chuyện luân hồi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-cam-xuc-khi-doc-chuyen-luan-hoi.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca mạng Chánh Kiếnhttps://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-mang-chanh-kien.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-mang-chanh-kien.html#respondSat, 18 Feb 2012 15:24:55 +0000https://chanhkien.org/?p=16126Tác giả: Nhất Túc [Chanhkien.org] Tán Chánh Kiến võng Thập niên phong vũ bất tầm thường, Mạt kiếp yêu ma cánh phong cuồng. Thần bút kết trận đoàn đoàn tiễu, Pháp đồ ngâm thi chước chước quang. Tà ma lạn quỷ hóa hắc thủy, Chánh kiến thi uyển hàn mặc hương. Tài cao bát đấu […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca mạng Chánh Kiến first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhất Túc

[Chanhkien.org]

Tán Chánh Kiến võng

Thập niên phong vũ bất tầm thường,
Mạt kiếp yêu ma cánh phong cuồng.
Thần bút kết trận đoàn đoàn tiễu,
Pháp đồ ngâm thi chước chước quang.
Tà ma lạn quỷ hóa hắc thủy,
Chánh kiến thi uyển hàn mặc hương.
Tài cao bát đấu nhậm huy sái,
Đại Pháp thi nhân khai tân chương.
Mãn thiên Thần Phật tề tán thán,
Thập phương thế giới tận truyền dương.

Tạm dịch:

Ngợi ca mạng Chánh Kiến

Mười năm mưa gió chẳng tầm thường,
Mạt kiếp yêu ma càng điên cuồng.
Ngòi bút như Thần kết trận mạc,
Pháp đồ ngâm thơ phóng ánh quang.
Tà ma lạn quỷ hóa nùng huyết,
Vườn thơ Chánh Kiến tỏa mùi hương.
Tài trí hơn người vẩy cam lộ,
Đại Pháp thi nhân viết văn chương.
Khắp trời Thần Phật cùng ca ngợi,
Thế giới mười phương đồng tán dương.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/1/8/70855.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca mạng Chánh Kiến first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-mang-chanh-kien.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Vị lai Bát quái phương vị”https://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-doc-vi-lai-bat-quai-phuong-vi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-doc-vi-lai-bat-quai-phuong-vi.html#respondSat, 11 Feb 2012 12:45:08 +0000https://chanhkien.org/?p=16129Tác giả: Xuân Ý [Chanhkien.org] Độc “Vị lai Bát quái phương vị” (*) Tiểu Nham nhất minh quỷ thần kinh, Vị lai Bát quái trắc càn khôn. Thiên cổ mê án chung phá giải, Nhân thần quy vị vạn tượng xuân. Tạm dịch: Đọc “Vị lai Bát quái phương vị” Tiểu Nham đặt bút kinh […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Vị lai Bát quái phương vị” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Xuân Ý

[Chanhkien.org]

Độc “Vị lai Bát quái phương vị” (*)

Tiểu Nham nhất minh quỷ thần kinh,
Vị lai Bát quái trắc càn khôn.
Thiên cổ mê án chung phá giải,
Nhân thần quy vị vạn tượng xuân.

Tạm dịch:

Đọc “Vị lai Bát quái phương vị”

Tiểu Nham đặt bút kinh quỷ thần,
Vị lai Bát quái giải càn khôn.
Ẩn đố thiên cổ nay được phá,
Thần người quy vị vạn vật xuân.

Ghi chú:

(*) Loạt bài “Vị lai Bát quái phương vị” của Tiểu Nham trên Chánh Kiến Net.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/1/8/70855.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Vị lai Bát quái phương vị” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/vuon-tho-chanh-kien-doc-vi-lai-bat-quai-phuong-vi.html/feed0
Phối nhạc ngâm thơ: Chúc mừng năm mới 2012!https://chanhkien.org/2012/01/phoi-nhac-ngam-tho-chuc-mung-nam-moi-2012.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/phoi-nhac-ngam-tho-chuc-mung-nam-moi-2012.html#respondSun, 22 Jan 2012 12:23:27 +0000https://chanhkien.org/?p=15876Tác giả: Người ngâm thơ – Nguyên Dã, Tuệ Nguyệt [Chanhkien.org] MP3: Chúc mừng năm mới 2012 MP3: Chúc mừng năm mới 2012 Ánh mặt trời năm 2012, Tỏa khắp mặt đất ban mai, Khiến ngọn cỏ dạn dày tuyết sương, Tăng thêm phần kiên cường! Chúng sinh trong vũ trụ và khung thương, Sau […]

The post Phối nhạc ngâm thơ: Chúc mừng năm mới 2012! first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Người ngâm thơ – Nguyên Dã, Tuệ Nguyệt

[Chanhkien.org]

MP3: Chúc mừng năm mới 2012

MP3: Chúc mừng năm mới 2012

Ánh mặt trời năm 2012,
Tỏa khắp mặt đất ban mai,
Khiến ngọn cỏ dạn dày tuyết sương,
Tăng thêm phần kiên cường!
Chúng sinh trong vũ trụ và khung thương,
Sau khi trải qua biết bao tang thương,
Trông mong được tắm trong Pháp quang.

Truyền Pháp hai mươi năm,
Trải bao mưa gió phong sương,
Bức hại mười ba năm,
Đối mặt hoang ngôn phỉ báng.
Các bạn thân mến ơi,
Sư tôn từ bi vô thượng,
Đã dẫn dắt chúng tôi,
Vượt qua họa lớn bi thương,
Nghênh đón vũ trụ mới viên dung bất diệt!

Hai mươi năm,
Chúng sinh nợ nghiệp lớn vô lượng,
Đều do Ngài một thân đảm đương!
Chỉ để cho,
Mỗi sinh mệnh có hy vọng đồng hóa Đại Pháp!

Hai mươi năm.
Biết bao thiên tai cự nạn,
Đều do Ngài một thân đảm nhận,
Chỉ để cho,
Thời gian cứu độ được gia hạn!

Hai mươi năm,
Ngài vì chúng sinh chịu đựng biết bao nhiêu?
Chúng ta không cách nào tưởng tượng ước liệu!

Hai mươi năm,
Ngài vì đệ tử vất vả biết bao nhiêu?
Chúng ta không cách nào dự đoán tiên liệu!

Sư phụ từ bi của chúng con,
Chúng con chỉ biết rằng, Ngài đã:
Nhân thể thương, tóc đen chuyển muối tiêu!
(Hồng Ngâm III)

Uy đức vĩ đại ấy,
Chúng Thần vũ trụ đều khấu đầu trước Ngài,
Hồng ân to lớn ấy,
Vô lượng chúng sinh đều muốn vấn an Ngài.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2012/1/22/80096.html

The post Phối nhạc ngâm thơ: Chúc mừng năm mới 2012! first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/phoi-nhac-ngam-tho-chuc-mung-nam-moi-2012.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Bước ngoặt 2012https://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-buoc-ngoat-2012.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-buoc-ngoat-2012.html#respondSun, 15 Jan 2012 09:33:15 +0000https://chanhkien.org/?p=15723Tác giả: Nhất Phàm [Chanhkien.org] 2012 đích khế cơ Nhị linh nhất nhị ngận trứ danh, Đa bộ dự ngôn đô đề đáo. Vũ trụ canh tân đại tịnh hóa, Tân cựu giao thế hoán diện mạo. Bất thị kết thúc thị khai thủy, Lịch sử khế cơ yếu trảo lao. Đồng hóa Đại Pháp […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Bước ngoặt 2012 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhất Phàm

[Chanhkien.org]

2012 đích khế cơ

Nhị linh nhất nhị ngận trứ danh,
Đa bộ dự ngôn đô đề đáo.
Vũ trụ canh tân đại tịnh hóa,
Tân cựu giao thế hoán diện mạo.
Bất thị kết thúc thị khai thủy,
Lịch sử khế cơ yếu trảo lao.
Đồng hóa Đại Pháp hữu bảo chướng,
Tiến nhập tân vũ vô hạn diệu.

Tạm dịch:

Bước ngoặt 2012

Hai không mười hai thật nổi danh,
Nhiều lời tiên tri đều đàm đạo.
Vũ trụ tịnh hóa được tân sinh,
Cũ mới giao thời đổi diện mạo.
Không phải kết thúc mà bình minh,
Nắm chắc bước ngoặt được tiên liệu.
Đồng hóa Đại Pháp giữ thân mình,
Vào vũ trụ mới vô hạn diệu.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2012/1/2/79665.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Bước ngoặt 2012 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-buoc-ngoat-2012.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương”https://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-doc-co-tang-van-ly-tim-dai-dao-may-gap-di-lac-chuyen-luan-vuong.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-doc-co-tang-van-ly-tim-dai-dao-may-gap-di-lac-chuyen-luan-vuong.html#respondSun, 01 Jan 2012 09:16:25 +0000https://chanhkien.org/?p=15620Tác giả: Tiểu Mai [Chanhkien.org] Độc “Cô tăng vạn lý tầm Đại Đạo, Hạnh ngộ Di Lặc Chuyển Luân Vương” (*) Thích Chứng Thông tăng tầm Đại Đạo, Sơn sơn thủy thủy vạn lý trình. Cật tận khổ đầu vị trảo đáo, Lạc đắc tật bệnh nhất thân đông. Hạnh ngộ Sư tôn liễu minh […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Mai

[Chanhkien.org]

Độc “Cô tăng vạn lý tầm Đại Đạo, Hạnh ngộ Di Lặc Chuyển Luân Vương” (*)

Thích Chứng Thông tăng tầm Đại Đạo,
Sơn sơn thủy thủy vạn lý trình.
Cật tận khổ đầu vị trảo đáo,
Lạc đắc tật bệnh nhất thân đông.

Hạnh ngộ Sư tôn liễu minh tâm,
Lệ như tuyền dũng thấp mãn khâm.
Chân Sư Đại Đạo trảo đáo liễu,
Thực tu tinh tiến thời như kim.

Tạm dịch:

Đọc “Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương”

Sư Thích Chứng Thông tìm Đại Đạo,
Vượt bao sông núi chặng hành trình.
Chịu hết nỗi khổ chưa tìm được,
Lại mắc bệnh tật khắp thân mình.

May gặp Sư tôn tâm sáng tỏ,
Nước mắt như suối đẫm áo choàng.
Chân Sư Đại Đạo đã tìm được,
Thực tu tinh tấn sáng như vàng.

Ghi chú:

(*) Bài viết “Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương” kể về câu chuyện tìm Phật Pháp của hòa thượng Thích Chứng Thông ở Đài Loan.

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/articles/2010/3/27/65178.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc “Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/vuon-tho-chanh-kien-doc-co-tang-van-ly-tim-dai-dao-may-gap-di-lac-chuyen-luan-vuong.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến—Chính Pháp tụng: Bái đọc «Hồng Ngâm III»https://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kienchinh-phap-tung-bai-doc-hong-ngam-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kienchinh-phap-tung-bai-doc-hong-ngam-iii.html#respondWed, 14 Dec 2011 10:38:19 +0000https://chanhkien.org/?p=14187Tác giả: Vũ Tân [Chanhkien.org] Bái độc «Hồng Ngâm III» Thánh Vương hạ thế Pháp hồng truyền, Cứu độ chúng sinh đăng Pháp thuyền. Chủ Phật từ bi kiên cự nạn, Càn khôn tái tạo đại khung thiên. Pháp khai thiên địa thái hồng xuất, Luân chuyển thế gian tân kỷ nguyên. Chính Pháp tất […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến—Chính Pháp tụng: Bái đọc «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Tân

[Chanhkien.org]

Bái độc «Hồng Ngâm III»

Thánh Vương hạ thế Pháp hồng truyền,
Cứu độ chúng sinh đăng Pháp thuyền.
Chủ Phật từ bi kiên cự nạn,
Càn khôn tái tạo đại khung thiên.
Pháp khai thiên địa thái hồng xuất,
Luân chuyển thế gian tân kỷ nguyên.
Chính Pháp tất thành xuân bất viễn,
Liên hương mai tiếu mãn đình viên.

Tạm dịch:

Bái đọc «Hồng Ngâm III»

Thánh Vương hạ thế Pháp hồng truyền,
Cứu độ chúng sinh lên Pháp thuyền.
Phật Chủ từ bi gánh nạn lớn,
Càn khôn tái tạo vũ trụ nên.
Pháp truyền thiên địa cầu vồng hiện,
Pháp Luân xoay chuyển tân kỷ nguyên.
Chính Pháp tất thành xuân sắp đến,
Khắp vườn mai nở ngát hương sen.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/27/78884.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến—Chính Pháp tụng: Bái đọc «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kienchinh-phap-tung-bai-doc-hong-ngam-iii.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền»https://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kien-doc-chinh-giai-thanh-kinhkhai-huyen.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kien-doc-chinh-giai-thanh-kinhkhai-huyen.html#respondSun, 04 Dec 2011 07:02:39 +0000https://chanhkien.org/?p=14215Tác giả: Giới Tử [Chanhkien.org] Độc «Thánh Kinh•Khải Thị Lục» chính giải (*) Thất ấn phong tồn nhị ức dao, Cựu thế pháp mưu tự vi cao. Nghiệp long hồng ma ngũ tinh tà, Thiên hàng khủng bố thiềm thủ biểu. Thánh đồ mông nạn hoàn kiếp số, Chư Phật Thế tôn đệ tử khảo. […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Giới Tử

[Chanhkien.org]

Độc «Thánh Kinh•Khải Thị Lục» chính giải (*)

Thất ấn phong tồn nhị ức dao,
Cựu thế pháp mưu tự vi cao.
Nghiệp long hồng ma ngũ tinh tà,
Thiên hàng khủng bố thiềm thủ biểu.
Thánh đồ mông nạn hoàn kiếp số,
Chư Phật Thế tôn đệ tử khảo.
Đông lâm Thần Phật Tây trụy ma,
Quang chiếu Tát Đán xích họa hiêu.
Chúng sinh kiếp ách thập tồn nhất,
Vô lượng sinh linh triêm hồng yêu.
Hữu tư an bài cựu Pháp lậu,
Hà phương Cứu Chủ chính khung kiểu.
Thánh Vương chuyển luân hồng vi diễn,
Pháp khai tân kỷ cựu thế đào.
Quy chính cựu Thần triều tân vũ,
Thập phương chúng sinh Pháp quang chiếu.
Ngô bối uy uy Chủ Phật đồ,
Hoàn thệ Thần phản thiên quốc hạo.
Phật tử đính lễ nghênh chủ quy,
Đại Pháp toàn thịnh hồng khung diệu.

Tạm dịch:

Đọc chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền»

Bảy ấn niêm phong kỹ làm sao,
Cựu thế mưu đồ tưởng là cao.
Hồng long rồng đỏ bản tính ác,
Đại vương Khủng bố thật tàn bạo.
Thánh đồ gặp nạn mãn kiếp số,
Đệ tử chư Phật được kiểm khảo.
Đông hiện Thần Phật Tây hiện ma,
Sa-tăng ác quỷ chạy nơi nào.
Chúng sinh chịu kiếp mười còn một,
Vô lượng sinh linh nhiễm hồng yêu.
An bài ích kỷ cựu Pháp lậu,
Duy có Cứu Chủ chính cửu tiêu.
Thánh Vương chuyển luân tân thế kỷ,
Pháp khai tân vũ cựu thế đào.
Quy chính cựu Thần trời đất mới,
Chúng sinh mười phương Pháp quang chiếu.
Thánh đồ kiên định theo Chủ Phật,
Hoàn thành thệ ước thăng trời cao.
Phật tử quỳ lạy nghênh tân chủ,
Đại Pháp toàn thịnh hồng khung diệu.

Ghi chú:

(*) Loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» đăng trên Chánh Kiến Net.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/4/11/73559.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đọc chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/vuon-tho-chanh-kien-doc-chinh-giai-thanh-kinhkhai-huyen.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến—Sư ân tụng: Không phụ Sư ânhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kiensu-an-tung-khong-phu-su-an.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kiensu-an-tung-khong-phu-su-an.html#respondTue, 22 Nov 2011 17:43:03 +0000https://chanhkien.org/?p=14145Tác giả: Tri Xuân [Chanhkien.org] Bất phụ Sư ân Cựu sự thiên kiếp phó yên trần, Pháp trung tái chú bất phá thân. Hung trung minh khắc ân Sư nguyện, Vĩnh trú tân vũ hộ Pháp thần. Tạm dịch: Không phụ Sư ân Nghìn kiếp xa xưa theo bụi trần, Trong Pháp đúc thành bất […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến—Sư ân tụng: Không phụ Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tri Xuân

[Chanhkien.org]

Bất phụ Sư ân

Cựu sự thiên kiếp phó yên trần,
Pháp trung tái chú bất phá thân.
Hung trung minh khắc ân Sư nguyện,
Vĩnh trú tân vũ hộ Pháp thần.

Tạm dịch:

Không phụ Sư ân

Nghìn kiếp xa xưa theo bụi trần,
Trong Pháp đúc thành bất hoại thân.
Trong tâm ghi nhớ ân Sư nguyện,
Mãi thành tân vũ hộ Pháp thần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p347.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến—Sư ân tụng: Không phụ Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kiensu-an-tung-khong-phu-su-an.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Được đọc «Hồng Ngâm III»https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-duoc-doc-hong-ngam-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-duoc-doc-hong-ngam-iii.html#respondSun, 13 Nov 2011 17:28:19 +0000https://chanhkien.org/?p=14045Tác giả: Vũ Tân [Chanhkien.org] Bái độc «Hồng Ngâm III» Bái độc “Hồng Ngâm” tối nhập thần, Hoa chương tinh diệu uẩn hàm thâm. Vịnh mai “cánh diễm” tuyết dung nhật, Độc tán hàn hương mãn vũ hinh. Phật Chủ từ bi tâm tận thao, Thương tang tuế nguyệt khổ tân lao. Đại khung Chính […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Được đọc «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Tân

[Chanhkien.org]

Bái độc «Hồng Ngâm III»

Bái độc “Hồng Ngâm” tối nhập thần,
Hoa chương tinh diệu uẩn hàm thâm.
Vịnh mai “cánh diễm” tuyết dung nhật,
Độc tán hàn hương mãn vũ hinh.

Phật Chủ từ bi tâm tận thao,
Thương tang tuế nguyệt khổ tân lao.
Đại khung Chính Pháp tổ tân vũ,
Kiếp hậu “hoại diệt” cựu lý tiêu.

Tráng quan Thần Vận mỹ thuần chân,
Phó tận Sư tôn vạn khổ tâm.
Thủ thủ ca ngâm động thiên địa,
Tiên ca diệu vũ cứu mê nhân.

Tạm dịch:

Được đọc «Hồng Ngâm III»

Được đọc “Hồng Ngâm” tâm mê mẩn,
Thơ văn hoa mỹ nội hàm thâm.
Vịnh mai “càng đẹp” làm tan tuyết,
Chỉ thấy hương thơm khắp thế gian.

Phật Chủ từ bi thân cầm bút,
Trải bao năm tháng thật gian lao,
Đại khung Chính Pháp tạo trời mới,
Vượt kiếp “hoại diệt” cựu lý tiêu.

Thần Vận tráng lệ Chân Thiện Mỹ,
Nhờ có Sư tôn tự mình biên.
Tiên ca diệu vũ chấn thiên địa,
Cứu người trong mê khúc thần tiên.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/4/78419.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Được đọc «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-duoc-doc-hong-ngam-iii.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Xem tranh «Hồng Ngâm III»https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-tranh-hong-ngam-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-tranh-hong-ngam-iii.html#respondSun, 13 Nov 2011 17:25:19 +0000https://chanhkien.org/?p=14042Tác giả: Pháp Trung Lạp [Chanhkien.org] Khán «Hồng Ngâm III» đồ phiến Thanh sơn hữu đạo hữu cao tăng, Thủ bổng thiên thư tiếu doanh doanh. Thoát ly hồng trần vô sinh tử, Dung nhập Pháp trung du thiên đình. Tạm dịch: Xem tranh «Hồng Ngâm III» Núi xanh có đạo có cao tăng, Mừng […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xem tranh «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Pháp Trung Lạp

[Chanhkien.org]

Khán «Hồng Ngâm III» đồ phiến

Thanh sơn hữu đạo hữu cao tăng,
Thủ bổng thiên thư tiếu doanh doanh.
Thoát ly hồng trần vô sinh tử,
Dung nhập Pháp trung du thiên đình.

Tạm dịch:

Xem tranh «Hồng Ngâm III»

Núi xanh có đạo có cao tăng,
Mừng đọc sách trời bàn tay nâng.
Thoát cõi hồng trần vô sinh tử,
Hòa tan trong Pháp linh hồn thăng.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/4/78419.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xem tranh «Hồng Ngâm III» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-tranh-hong-ngam-iii.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Quy tân thiên—Xem tranh «Hồng Ngâm III»—Khổ hải vậnhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-quy-tan-thienxem-tranh-hong-ngam-iiikho-hai-van.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-quy-tan-thienxem-tranh-hong-ngam-iiikho-hai-van.html#respondSun, 13 Nov 2011 17:22:27 +0000https://chanhkien.org/?p=14039Tác giả: Pháp Trung Lạp [Chanhkien.org] Quy tân thiên Chân tướng truyền, Cứu chúng đăng Pháp thuyền, Nhất ức mê chúng dĩ kháo ngạn, Chúng sinh đắc cứu hỉ tiếu nhan. Tùng thử quy tân thiên. Tạm dịch: Quy tân thiên Chân tướng truyền, Cứu người lên Pháp thuyền, Trăm triệu người mê tới bến […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Quy tân thiên—Xem tranh «Hồng Ngâm III»—Khổ hải vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Pháp Trung Lạp

[Chanhkien.org]

Quy tân thiên

Chân tướng truyền,
Cứu chúng đăng Pháp thuyền,
Nhất ức mê chúng dĩ kháo ngạn,
Chúng sinh đắc cứu hỉ tiếu nhan.
Tùng thử quy tân thiên.

Tạm dịch:

Quy tân thiên

Chân tướng truyền,
Cứu người lên Pháp thuyền,
Trăm triệu người mê tới bến bờ,
Chúng sinh đắc cứu cười rạng rỡ.
Tân thiên nay khai mở.

*  *  *  *  *

Khán «Hồng Ngâm III» đồ phiến

Bồ Tát tọa liên bạch vân trung,
Bi khán mê chúng thụy nhãn mông.
Sinh phùng Đại Pháp hồng truyền thời,
Khoái đăng Pháp thuyền hồi thiên cung.

Tạm dịch:

Xem tranh «Hồng Ngâm III»

Bồ Tát cưỡi sen giữa mây trắng,
Thương xót chúng sinh cõi mông lung.
Đại Pháp hồng truyền may được gặp,
Mau lên thuyền Pháp về thiên cung.

*  *  *  *  *

Khổ hải vận

Nguyệt lượng cao không quải,
Bạch vân nhiễu nguyệt huy,
Cứu chúng vạn bàn cấp,
Trú dạ độ chúng quy.
Pháp thuyền khổ hải vận,
Chúng sinh thiên thượng hồi.

Tạm dịch:

Vượt bể khổ

Trời cao ánh trăng chiếu,
Mây trắng quấn quang huy,
Cứu người thật khẩn cấp,
Ngày đêm độ chúng quy.
Thuyền Pháp vượt bể khổ,
Thiên thượng đoạn biệt ly.

*  *  *  *  *

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/7/78476.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Quy tân thiên—Xem tranh «Hồng Ngâm III»—Khổ hải vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-quy-tan-thienxem-tranh-hong-ngam-iiikho-hai-van.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Xem màn vũ đạo “Lỗ Trí Thâm” của Thần Vậnhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-man-vu-dao-lo-tri-tham-cua-than-van.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-man-vu-dao-lo-tri-tham-cua-than-van.html#respondWed, 09 Nov 2011 17:31:09 +0000https://chanhkien.org/?p=13793Tác giả: Vân Phiêu Miểu [Chanhkien.org] Quan Thần Vận vũ đạo “Lỗ Trí Thâm” Nhất hồ nhất trượng tẩu thiên nhai, Lai khứ vô khiên tứ hải gia. Ngũ Đài Sơn tự không thiền tọa, Lương Sơn Bạc lý túy cà sa. Bất tu Phật môn thanh tịnh thổ, Hảo nhập giang hồ trừ ác […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xem màn vũ đạo “Lỗ Trí Thâm” của Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vân Phiêu Miểu

[Chanhkien.org]

Quan Thần Vận vũ đạo “Lỗ Trí Thâm”

Nhất hồ nhất trượng tẩu thiên nhai,
Lai khứ vô khiên tứ hải gia.
Ngũ Đài Sơn tự không thiền tọa,
Lương Sơn Bạc lý túy cà sa.
Bất tu Phật môn thanh tịnh thổ,
Hảo nhập giang hồ trừ ác tà.
Nhân gian hỉ nhạc giai hư ảo,
Viên tịch nhất khứ đạp triều hà.
Thiên tái hồng trần nhất mộng tỉnh,
Thánh duyên kết xuất Pháp Trung Hoa.

Tạm dịch:

Xem màn vũ đạo “Lỗ Trí Thâm” của Thần Vận

Một bình một gậy tới nơi xa,
Đi không quay lại biển là nhà.
Chùa Ngũ Đài Sơn chẳng thiền tọa,
Chốn Lương Sơn Bạc say cà sa.
Không tu cửa Phật nơi thanh tịnh,
Thích nhập giang hồ trừ ác tà.
Nhân gian mừng vui đều hư giả,
Một khi viên tịch lúc chiều tà.
Nghìn năm hồng trần vừa tỉnh mộng,
Thánh duyên đã kết Pháp Trung Hoa.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/9/78526.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xem màn vũ đạo “Lỗ Trí Thâm” của Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/vuon-tho-chanh-kien-xem-man-vu-dao-lo-tri-tham-cua-than-van.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Chánh Kiến mười nămhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-chanh-kien-muoi-nam.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-chanh-kien-muoi-nam.html#respondSun, 30 Oct 2011 19:25:38 +0000http://chanhkien.org/?p=13555Tác giả: Tuyết Mai, đệ tử Đại Pháp Đại Lục [Chanhkien.org] Thập niên Chánh Kiến Thập niên Chánh Kiến vi Pháp lai, Quảng kết thiện duyên lập bình đài. Chủ Phật từ bi tát cam lộ, Phổ độ chúng sinh thoát khổ hải. Thập niên Chánh Kiến chú liên đài, Phật quang mộc dục chúng […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Chánh Kiến mười năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tuyết Mai, đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[Chanhkien.org]

Thập niên Chánh Kiến

Thập niên Chánh Kiến vi Pháp lai,
Quảng kết thiện duyên lập bình đài.
Chủ Phật từ bi tát cam lộ,
Phổ độ chúng sinh thoát khổ hải.
Thập niên Chánh Kiến chú liên đài,
Phật quang mộc dục chúng liên khai.
Phổ thiên đồng khánh hồi quy tụng,
Tân thiên tân địa tân tam tài.

Tạm dịch:

Chánh Kiến mười năm

Mười năm Chánh Kiến vì Pháp đến,
Thiện duyên rải khắp lập bình đài.
Phật Chủ từ bi vẩy cam lộ,
Phổ độ chúng sinh thoát khổ hải.
Mười năm Chánh Kiến đài sen kết,
Tắm trong Phật quang chúng liên khai.
Khắp chốn mừng vui ngày trở lại,
Tân thiên tân địa tân tam tài.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/10/27/78247.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Chánh Kiến mười năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-chanh-kien-muoi-nam.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Sư tônhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-su-ton.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-su-ton.html#respondSun, 23 Oct 2011 11:03:38 +0000http://chanhkien.org/?p=13503Tác giả: Hàn Vũ [Chanhkien.org] Sư tôn Nhất bộ Đại Pháp chính càn khôn, Tam tự chân ngôn chiếu cổ kim. Nhất thân độc thừa vạn vạn khổ, Đa thiểu thương vũ hoán tân Xuân. Tạm dịch: Sư tôn Một bộ Đại Pháp chính càn khôn, Ba chữ chân ngôn chói cổ kim. Một thân […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hàn Vũ

[Chanhkien.org]

Sư tôn

Nhất bộ Đại Pháp chính càn khôn,
Tam tự chân ngôn chiếu cổ kim.
Nhất thân độc thừa vạn vạn khổ,
Đa thiểu thương vũ hoán tân Xuân.

Tạm dịch:

Sư tôn

Một bộ Đại Pháp chính càn khôn,
Ba chữ chân ngôn chói cổ kim.
Một thân gánh chịu muôn vạn khổ,
Đổi mới thương vũ đón mùa Xuân.

Ghi chú:

Tam tự chân ngôn: tức ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p373.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-su-ton.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Cứu độhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-cuu-do.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-cuu-do.html#respondSun, 16 Oct 2011 09:22:49 +0000http://chanhkien.org/?p=13407Tác giả: Pháp Duyên [Chanhkien.org] Cứu độ Cựu thế loạn Pháp hại chúng sinh, Cửu cửu kiếp nạn tại Trung Nguyên. Cứu độ hữu duyên xuất khổ hải, Chủ Phật từ bi xanh Pháp thuyền. Tạm dịch: Cứu độ Cựu thế loạn Pháp hại chúng sinh, Chín chín kiếp nạn tại Trung Nguyên. Cứu độ […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Pháp Duyên

[Chanhkien.org]

Cứu độ

Cựu thế loạn Pháp hại chúng sinh,
Cửu cửu kiếp nạn tại Trung Nguyên.
Cứu độ hữu duyên xuất khổ hải,
Chủ Phật từ bi xanh Pháp thuyền.

Tạm dịch:

Cứu độ

Cựu thế loạn Pháp hại chúng sinh,
Chín chín kiếp nạn tại Trung Nguyên.
Cứu độ hữu duyên vượt bể khổ,
Chủ Phật từ bi giong Pháp thuyền.

Ghi chú:

Cựu thế: cựu thế lực, thế lực cũ của vũ trụ.
Chín chín: chỉ 9 lần 9 là 81 nạn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p377.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/vuon-tho-chanh-kien-cuu-do.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm Sư ânhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-cam-su-an.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-cam-su-an.html#respondSat, 24 Sep 2011 07:11:02 +0000http://chanhkien.org/?p=13149Tác giả: Trương Nhập Tâm [Chanhkien.org] Cảm Sư ân Độc thế tao nghiệt nghiệp, Tha nhân nan thế hiểu. Thống khổ siêu thường thế, Thời khắc thụ tiên ngao. Cảm tạ Sư từ bi, Bất hiềm đệ tử náo. Kiên định tu tự kỷ, Bất vong cứu nhân đạo! Khẩn tùy Sư tôn bộ, Xung […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Nhập Tâm

[Chanhkien.org]

Cảm Sư ân

Độc thế tao nghiệt nghiệp,
Tha nhân nan thế hiểu.
Thống khổ siêu thường thế,
Thời khắc thụ tiên ngao.
Cảm tạ Sư từ bi,
Bất hiềm đệ tử náo.
Kiên định tu tự kỷ,
Bất vong cứu nhân đạo!
Khẩn tùy Sư tôn bộ,
Xung phá vạn trở nạo!
Tu khứ chấp trước tâm,
Chính quả tự tiêu dao!

Tạm dịch:

Cảm Sư ân

Độc thế ác nghiệp tạo,
Người đời hiểu được sao.
Bao kiếp vì vô tri,
Lúc nào cũng khổ não.
Sư tôn thật từ bi,
Đệ tử làm sao báo.
Kiên định tu tự kỷ,
Không quên cứu nhân đạo!
Theo gót Thầy tiến bước,
Cho dù trở ngại nào!
Tu bỏ tâm chấp trước,
Chính quả tự tiêu dao!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p380.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Cảm Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-cam-su-an.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Từ bi cứu độhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tu-bi-cuu-do.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tu-bi-cuu-do.html#respondMon, 19 Sep 2011 14:25:30 +0000https://chanhkien.org/?p=13107Tác giả: Phong Ảnh Vũ Hà [Chanhkien.org] Từ bi cứu độ Hồng ân hạo đãng mãn nhân gian, Vi tỉnh thế nhân kết thiện duyên. Tẩu xuất mê đồ vãng hồi phản, Tâm tồn chính niệm phá hoang ngôn. Tạm dịch: Từ bi cứu độ Hồng ân tỏa sáng khắp nhân gian, Thức tỉnh thế […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Từ bi cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phong Ảnh Vũ Hà

[Chanhkien.org]

Từ bi cứu độ

Hồng ân hạo đãng mãn nhân gian,
Vi tỉnh thế nhân kết thiện duyên.
Tẩu xuất mê đồ vãng hồi phản,
Tâm tồn chính niệm phá hoang ngôn.

Tạm dịch:

Từ bi cứu độ

Hồng ân tỏa sáng khắp nhân gian,
Thức tỉnh thế nhân kết thiện duyên.
Thoát khỏi đường mê quay trở lại,
Tâm tồn chính niệm phá hoang ngôn.

*  *  *  *  *

Ghi chú của người dịch:

Hồng ân: (i) Ơn sâu to lớn vĩ đại; (ii) Đại ân của Sư phụ Lý Hồng Chí. Hoang ngôn: Lời dối trá, bịa đặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p027.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Từ bi cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tu-bi-cuu-do.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Tiếng lòng kính Sư tônhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tieng-long-kinh-su-ton.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tieng-long-kinh-su-ton.html#respondMon, 19 Sep 2011 14:21:30 +0000https://chanhkien.org/?p=13104Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Mỹ [Chanhkien.org] Kính Sư tâm thanh Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian, Phổ độ tế thế Pháp Luân toàn. Tôn Sư trọng Đạo nhập tu luyện, Hằng tâm tu thành Phật Đạo Tiên. Trân tích đa thế kết phật duyên, Tuyển trạch tương lai tân vũ toàn. […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tiếng lòng kính Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[Chanhkien.org]

Kính Sư tâm thanh

Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian,
Phổ độ tế thế Pháp Luân toàn.
Tôn Sư trọng Đạo nhập tu luyện,
Hằng tâm tu thành Phật Đạo Tiên.
Trân tích đa thế kết phật duyên,
Tuyển trạch tương lai tân vũ toàn.
Pháp chính càn khôn độ chúng sinh,
Sư ân hạo đãng thiên ngoại thiên.

Tạm dịch:

Tiếng lòng kính Sư tôn

Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian,
Sư tôn từ bi chuyển Pháp Luân.
Tôn Sư trọng Đạo nhập tu luyện,
Quyết tâm tu thành Phật Đạo Tiên.
Trân quý bao đời duyên Phật Chủ,
Tuyển chọn tương lai vũ trụ nên.
Độ thoát chúng sinh càn khôn chính,
Ơn Thầy mênh mang vượt thượng thiên.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p025.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tiếng lòng kính Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tieng-long-kinh-su-ton.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Tụng Sư ânhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tung-su-an.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tung-su-an.html#respondSat, 10 Sep 2011 08:41:12 +0000https://chanhkien.org/?p=13050—Đệ tử Đại Pháp tại Thiên Trì Sơn, tỉnh Quảng Đông cung chúc Sư tôn Trung thu [2011] vui vẻ [Chanhkien.org] Tụng Sư ân Cao sơn lưu thủy (*) tụng Sư ân, Sinh mệnh vĩnh tồn Chân Thiện Nhẫn. Tuyền thủy xướng hưởng Đại Pháp hảo, Lưu nhập vạn gia bách tính tâm. Tạm dịch: […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tụng Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Đệ tử Đại Pháp tại Thiên Trì Sơn, tỉnh Quảng Đông cung chúc Sư tôn Trung thu [2011] vui vẻ

[Chanhkien.org]

Tụng Sư ân

Cao sơn lưu thủy (*) tụng Sư ân,
Sinh mệnh vĩnh tồn Chân Thiện Nhẫn.
Tuyền thủy xướng hưởng Đại Pháp hảo,
Lưu nhập vạn gia bách tính tâm.

Tạm dịch:

Tụng Sư ân

Núi cao nước chảy tụng Sư ân,
Sinh mệnh mãi tồn Chân-Thiện-Nhẫn.
Nước suối hát vang Đại Pháp hảo,
Chảy đến vạn nhà cứu muôn dân.

*  *  *  *  *

Ghi chú của người dịch:

(*) Cao sơn lưu thủy: Chỉ nơi phong cảnh hữu tình, có núi cao, nước chảy. Bá Nha có tài gảy đàn, Tử Kỳ có tài thưởng thức. Khi Bá Nha gảy đến đoạn miêu tả núi cao, nước chảy thì Tử Kỳ thốt lên: “Tuyệt! Tuyệt! Cao như Thái Sơn, dài như Trường Giang!”

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/9/10/77257.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tụng Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tung-su-an.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Phật ân hạo đãnghttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-phat-an-hao-dang.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-phat-an-hao-dang.html#respondFri, 09 Sep 2011 15:27:22 +0000https://chanhkien.org/?p=13039—Cảm xúc khi đọc kinh văn “Hạ trần” Tác giả: Quán Minh [Chanhkien.org] Phật ân hạo đãng Hoa Hạ văn minh ngũ thiên niên, Thời cận mạt pháp nhân đảo huyền. Thế phong nhật hạ ly Đạo viễn, Chủ Phật hạ phàm vãn cuồng lan. Đại Pháp hồng truyền kinh thiên địa, Hữu duyên chi […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Phật ân hạo đãng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Cảm xúc khi đọc kinh văn “Hạ trần”

Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org]

Phật ân hạo đãng

Hoa Hạ văn minh ngũ thiên niên,
Thời cận mạt pháp nhân đảo huyền.
Thế phong nhật hạ ly Đạo viễn,
Chủ Phật hạ phàm vãn cuồng lan.
Đại Pháp hồng truyền kinh thiên địa,
Hữu duyên chi sỹ đăng pháp thuyền.
Pháp Luân thường chuyển đại tế thế,
Chỉ vi giải thoát chúng sinh nan.
Ma đầu Giang tà yêu hí diễn,
Khúc chung nhân tán đãi kiếp hoàn.
Tịch địa khai thiên tân thế kỷ,
Phật ân hạo đãng vạn cổ truyền.

Tạm dịch:

Phật ân hạo đãng

Văn minh Hoa Hạ năm nghìn năm,
Đến thời mạt pháp người khó lường.
Thói đời ngày càng xa rời Đạo,
Phật Chủ hạ phàm đỡ sóng cuồng.
Đại Pháp hồng truyền kinh thiên địa,
Kẻ sỹ hữu duyên lên Pháp thuyền.
Pháp Luân thường chuyển đại cứu thế,
Chúng sinh trong nạn tìm thấy đường.
Giang quỷ cạn hết trò yêu quái,
Con người tán loạn đợi kiếp hoàn.
Khai mở trời đất tân thế kỷ,
Phật ân hạo đãng vạn cổ truyền.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p024.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Phật ân hạo đãng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-phat-an-hao-dang.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Tạ Sư ânhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-ta-su-an.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-ta-su-an.html#respondFri, 09 Sep 2011 15:25:34 +0000https://chanhkien.org/?p=13037Tác giả: Chính Dương [Chanhkien.org] Tạ Sư ân Sư tôn phổ độ cứu thương sinh, Từ bi hóa vũ khung mãn doanh. Thế lệ cảm kích thuyết bất tận, Vạn thế vĩnh tụng Chính Pháp minh. Tạm dịch: Tạ Sư ân Sư tôn phổ độ cứu muôn dân, Từ bi hóa mưa khắp đại khung. […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tạ Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Dương

[Chanhkien.org]

Tạ Sư ân

Sư tôn phổ độ cứu thương sinh,
Từ bi hóa vũ khung mãn doanh.
Thế lệ cảm kích thuyết bất tận,
Vạn thế vĩnh tụng Chính Pháp minh.

Tạm dịch:

Tạ Sư ân

Sư tôn phổ độ cứu muôn dân,
Từ bi hóa mưa khắp đại khung.
Nước mắt cảm kích nói bất tận,
Muôn đời ca tụng Chính Pháp thần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p022.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tạ Sư ân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-ta-su-an.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Tết xuân gửi Sư tônhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tet-xuan-gui-su-ton.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tet-xuan-gui-su-ton.html#respondTue, 06 Sep 2011 18:40:55 +0000https://chanhkien.org/?p=13007Tác giả: Quán Minh [Chanhkien.org] Xuân tiết ký Sư tôn Đọa nhập hồng trần số thập xuân, Mê thất quy đồ tạo nghiệp thâm. Hạnh ngộ Chủ Phật hạ phàm thế, Hỉ đắc Đại Pháp cộng quy chân. Phật pháp phá giải mê trung vụ, Chân lý khai khải ức nhân tâm. Thế gian đệ […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tết xuân gửi Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org]

Xuân tiết ký Sư tôn

Đọa nhập hồng trần số thập xuân,
Mê thất quy đồ tạo nghiệp thâm.
Hạnh ngộ Chủ Phật hạ phàm thế,
Hỉ đắc Đại Pháp cộng quy chân.
Phật pháp phá giải mê trung vụ,
Chân lý khai khải ức nhân tâm.
Thế gian đệ tử cộng tinh tiến,
Đại Đạo thông thiên Chân Thiện Nhẫn.
Hựu phùng tân xuân giai tiết cận,
Vạn lý diêu bái tạ Sư ân.

Tạm dịch:

Tết xuân gửi Sư tôn

Lạc nhập hồng trần mấy chục xuân,
Mê mất đường về tạo nghiệp thâm.
May gặp Phật Chủ hạ trần thế,
Mừng đắc Đại Pháp cùng quy chân.
Phật Pháp phá giải mê trong bụi,
Chân lý khai mở triệu nhân tâm.
Đệ tử tại thế cùng tinh tấn,
Đại Đạo tỏa sáng Chân-Thiện-Nhẫn.
Hôm nay tân xuân ngày vui vẻ,
Từ xa vạn lý bái Sư ân.

Tết Nguyên đán năm 2003.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p021.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Tết xuân gửi Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/vuon-tho-chanh-kien-tet-xuan-gui-su-ton.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Thánh nhật gửi Sư tônhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-thanh-nhat-gui-su-ton.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-thanh-nhat-gui-su-ton.html#respondWed, 31 Aug 2011 09:29:45 +0000https://chanhkien.org/?p=12955Tác giả: Quán Minh [Chanhkien.org] Thánh nhật ký Sư tôn Vũ trụ hữu Pháp vạn vật sinh, Nhân gian hữu Đạo tứ hải thông. Thánh nhật cộng tụng Chủ Phật ân, Thế gian đệ tử thử tâm đồng. Thập niên truyền Pháp đại cứu thế, Thánh duyên Phật ân du thời không. Đại khung quy […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Thánh nhật gửi Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org]

Thánh nhật ký Sư tôn

Vũ trụ hữu Pháp vạn vật sinh,
Nhân gian hữu Đạo tứ hải thông.
Thánh nhật cộng tụng Chủ Phật ân,
Thế gian đệ tử thử tâm đồng.
Thập niên truyền Pháp đại cứu thế,
Thánh duyên Phật ân du thời không.
Đại khung quy chính tân thương vũ,
Hạo đãng hồng ân vạn cổ tụng.

Tạm dịch:

Thánh nhật gửi Sư tôn

Vũ trụ có Pháp vạn vật sinh,
Nhân gian có Đạo bốn biển thông.
Thánh nhật cùng chúc ân Chủ Phật,
Đệ tử tại thế tâm tương đồng.
Mười năm truyền Pháp đại cứu thế,
Thánh duyên Phật ân vượt thời không.
Vũ trụ quy chính càn khôn mới,
Hồng ân hạo đãng thấm đại khung.

Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5/2002

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p016.htm

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Thánh nhật gửi Sư tôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-thanh-nhat-gui-su-ton.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Hồi thiên môn—Đoàn viênhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hoi-thien-mondoan-vien.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hoi-thien-mondoan-vien.html#respondMon, 29 Aug 2011 10:04:13 +0000https://chanhkien.org/?p=12932Tác giả: Tiểu Vân, Phản Bổn [Chanhkien.org] Hồi thiên môn Tác giả: Tiểu Vân (đệ tử Đại Pháp tại Cẩm Châu) —Cung chúc Sư tôn lễ Trung Thu vui vẻ Thiêm ước tùy Chủ hạ phàm trần, Phát nguyện trợ Sư đa cứu nhân. Thế gian hiểm ác vong liễu bản, Danh lợi tình trung […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Hồi thiên môn—Đoàn viên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Vân, Phản Bổn

[Chanhkien.org]

Hồi thiên môn

Tác giả: Tiểu Vân (đệ tử Đại Pháp tại Cẩm Châu)

—Cung chúc Sư tôn lễ Trung Thu vui vẻ

Thiêm ước tùy Chủ hạ phàm trần,
Phát nguyện trợ Sư đa cứu nhân.
Thế gian hiểm ác vong liễu bản,
Danh lợi tình trung cần canh vân.
Kim triêu đắc Pháp khổ tu luyện,
Đại Pháp độ ngã hồi thiên môn.
Trợ Sư Chính Pháp liễu hồng nguyện,
Mãn tải nhi quy tân vũ Thần.

Tạm dịch:

Về thiên môn

Thệ ước theo Chủ hạ phàm trần,
Phát nguyện trợ Sư cứu thế nhân.
Thế gian hiểm ác quên bản tính,
Trong danh lợi tình phải quy chân.
Hôm nay đắc Pháp khổ tu luyện,
Đại Pháp độ ta về thiên môn.
Trợ Sư Chính Pháp tròn hồng nguyện,
Uy đức trở về vũ trụ Thần.

*  *  *  *  *

Đoàn viên

Tác giả: Phản Bổn (đệ tử Đại Pháp tại Cẩm Châu)

—Cung chúc Sư tôn lễ Trung Thu vui vẻ

Kết duyên tiếp duyên chúng ma lan,
Sư tôn độ ngã đăng Pháp thuyền.
Kim sinh tận tố tam kiện sự,
Cứu độ chúng sinh vĩnh đoàn viên.

Tạm dịch:

Đoàn viên

Vượt bao ma nạn giữ Pháp duyên,
Sư tôn độ ta lên Pháp thuyền.
Đời này gắng sức làm ba việc,
Cứu độ chúng sinh mãi đoàn viên.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/8/29/76998.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Hồi thiên môn—Đoàn viên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hoi-thien-mondoan-vien.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Hôm nay thấy ngày vềhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hom-nay-thay-ngay-ve.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hom-nay-thay-ngay-ve.html#respondThu, 25 Aug 2011 18:37:51 +0000https://chanhkien.org/?p=12910Tác giả: Lam Không tại Đài Loan [Chanhkien.org] Kim triêu chứng quy kỳ Tiếu khán thiên niên sự, Mộng lý cố nhân si. Vạn cổ tầm Đại Đạo, Kim triêu chứng quy kỳ. Tạm dịch: Hôm nay thấy ngày về Ngàn năm chốn trần thế, Mộng thấy cố nhân mê. Vạn cổ tìm Đại Đạo, […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Hôm nay thấy ngày về first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lam Không tại Đài Loan

[Chanhkien.org]

Kim triêu chứng quy kỳ

Tiếu khán thiên niên sự,
Mộng lý cố nhân si.
Vạn cổ tầm Đại Đạo,
Kim triêu chứng quy kỳ.

Tạm dịch:

Hôm nay thấy ngày về

Ngàn năm chốn trần thế,
Mộng thấy cố nhân mê.
Vạn cổ tìm Đại Đạo,
Hôm nay thấy ngày về.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/1/24/13494.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Hôm nay thấy ngày về first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-hom-nay-thay-ngay-ve.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Đắc Pháphttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-dac-phap.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-dac-phap.html#respondThu, 25 Aug 2011 18:34:27 +0000https://chanhkien.org/?p=12908Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ [Chanhkien.org] Đắc Pháp Mê lạc hồng trần niên phục niên, Đại mộng sơ tỉnh khuy động thiên. Ân Sư giáo hối minh tâm chí, Đẩu đẩu tinh thần đăng Pháp thuyền. Tạm dịch: Đắc Pháp Bao năm mê lạc cõi hồng trần, Vừa tỉnh giấc mộng […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đắc Pháp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Đắc Pháp

Mê lạc hồng trần niên phục niên,
Đại mộng sơ tỉnh khuy động thiên.
Ân Sư giáo hối minh tâm chí,
Đẩu đẩu tinh thần đăng Pháp thuyền.

Tạm dịch:

Đắc Pháp

Bao năm mê lạc cõi hồng trần,
Vừa tỉnh giấc mộng thấy động tiên.
Ân Sư chỉ lối sáng tâm chí,
Phấn chấn tinh thần lên Pháp thuyền.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/12/10116.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Đắc Pháp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-dac-phap.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Chính kiếnhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-chinh-kien.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-chinh-kien.html#respondSun, 21 Aug 2011 14:10:24 +0000https://chanhkien.org/?p=12885Tác giả: Đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Chính kiến Thiên chương đa đoản xảo, Ngữ cú nại thôi xao. Chân ngôn phát phế phủ, Chính khí nhiếp tà yêu. Tạm dịch: Chính kiến Văn chương thật khéo léo, Chính kiến mới đúng sao. Chân ngôn từ đáy lòng, Chính khí đuổi tà yêu. Dịch từ: […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Chính kiến first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Chính kiến

Thiên chương đa đoản xảo,
Ngữ cú nại thôi xao.
Chân ngôn phát phế phủ,
Chính khí nhiếp tà yêu.

Tạm dịch:

Chính kiến

Văn chương thật khéo léo,
Chính kiến mới đúng sao.
Chân ngôn từ đáy lòng,
Chính khí đuổi tà yêu.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/9/14/11723.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Chính kiến first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-chinh-kien.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Vĩnh hằng—Thần Vậnhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-vinh-hangthan-van.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-vinh-hangthan-van.html#respondWed, 17 Aug 2011 14:36:53 +0000https://chanhkien.org/?p=12851Tác giả: Tân Sinh, Pháp Vinh [Chanhkien.org] Vĩnh hằng Tác giả: Tân Sinh Tình cừu ái hận tạc dạ mộng, Công danh lợi lộc nhạn quá thanh. Thạch lạn hải khô chung hữu nhật, Nhân gian hà xứ mịch vĩnh hằng? Pháp Chủ cứu thế chính đại khung, Hồi quy thiên quốc cơ duyên thành. […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Vĩnh hằng—Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tân Sinh, Pháp Vinh

[Chanhkien.org]

Vĩnh hằng

Tác giả: Tân Sinh

Tình cừu ái hận tạc dạ mộng,
Công danh lợi lộc nhạn quá thanh.
Thạch lạn hải khô chung hữu nhật,
Nhân gian hà xứ mịch vĩnh hằng?
Pháp Chủ cứu thế chính đại khung,
Hồi quy thiên quốc cơ duyên thành.
Đế vương kham tiện pháp tử phúc,
Tu hướng đan lô cầu trường sinh.

Tạm dịch:

Vĩnh hằng

Tình yêu thù hận qua như mộng,
Công danh lợi lộc tiếng nhạn thanh.
Đá vỡ biển khô ngày chưa hết,
Cõi người ở đâu kiếm vĩnh hằng?
Pháp Chủ cứu thế chính hoàn vũ,
Trở về thiên quốc cơ duyên thành.
Vua chúa cõi người tìm hạnh phúc,
Ước luyện kim đan cầu trường sinh.

*  *  *  *  *

Thần Vận

Tác giả: Pháp Vinh

Thần Vận chi tú dược điên phong,
Thần truyền văn hóa tái phục hưng.
Tầng tầng thương vũ hiển thiên quốc,
Ca vũ du dương mai liên thăng.
Tiên địch cầm hồ lương tri hoán,
La cổ cao kháng càn khôn thanh.
Thiên cổ sử quyển triển chân tướng,
Trọc thế thanh lưu nhuận chúng sinh.

Tạm dịch:

Thần Vận

Thần Vận thanh tú lên tuyệt đỉnh,
Văn hóa Thần truyền lại phục sinh.
Tầng tầng thương vũ hiển thiên quốc,
Ca múa du dương tiếng thần linh.
Sáo tiên cổ cầm lương tri tỉnh,
Chiêng trống ngân vang đất trời minh.
Lịch sử ngàn xưa hiển chân tướng,
Làn nước trong xanh tắm chúng sinh.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/8/17/76734.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Vĩnh hằng—Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-vinh-hangthan-van.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Mạt thếhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-mat-the.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-mat-the.html#respondFri, 12 Aug 2011 17:29:55 +0000https://chanhkien.org/?p=12816Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ [Chanhkien.org] Mạt thế Thiên hôn địa ám, Tà ác đại tác loạn. Độc hầu thiết oản tề xuất chiến, Đại Pháp Sư đồ thụ nạn. Sư tôn lực vãn cuồng lan, Đệ tử bất úy gian hiểm. Từ bi cứu độ chúng sinh, Trừ ác Pháp […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Mạt thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Mạt thế

Thiên hôn địa ám,
Tà ác đại tác loạn.
Độc hầu thiết oản tề xuất chiến,
Đại Pháp Sư đồ thụ nạn.

Sư tôn lực vãn cuồng lan,
Đệ tử bất úy gian hiểm.
Từ bi cứu độ chúng sinh,
Trừ ác Pháp chính nhân gian.

Tạm dịch:

Mạt thế

Trời đất tối tăm,
Tà ác đồng tác loạn.
Lưỡi độc tay sắt cùng ra trận,
Sư đồ Đại Pháp gặp nạn.

Sư tôn tận sức xoay chuyển,
Đệ tử không sợ gian hiểm.
Từ bi cứu độ chúng sinh,
Trừ ác Pháp chính nhân gian.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/5/10010.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Mạt thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-mat-the.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Lạp tửhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-lap-tu.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-lap-tu.html#respondFri, 12 Aug 2011 17:23:47 +0000https://chanhkien.org/?p=12813Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ [Chanhkien.org] Lạp tử Trí thân Đại Pháp trung, Ma nạn luyện tâm tính. Chuyển tiêu thiện ác nghiệp, Tu khứ sinh tử tình. Chính niệm thức tà ác, Từ bi cứu chúng sinh. Tề tâm chuyển Pháp Luân, Trợ Sư chính đại khung. Tạm dịch: Lạp […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Lạp tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Lạp tử

Trí thân Đại Pháp trung,
Ma nạn luyện tâm tính.
Chuyển tiêu thiện ác nghiệp,
Tu khứ sinh tử tình.
Chính niệm thức tà ác,
Từ bi cứu chúng sinh.
Tề tâm chuyển Pháp Luân,
Trợ Sư chính đại khung.

Tạm dịch:

Lạp tử

Đại Pháp tự đặt mình,
Ma nạn tu tâm tính.
Tiêu bỏ sạch ác nghiệp,
Tu dứt sinh-tử tình.
Chính niệm diệt tà ác,
Từ bi cứu chúng sinh.
Một lòng chuyển Pháp Luân,
Trợ Sư chính đại khung.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/10/10115.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Lạp tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-lap-tu.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Luyện cônghttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-luyen-cong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-luyen-cong.html#respondThu, 11 Aug 2011 04:08:55 +0000https://chanhkien.org/?p=12801Tác giả: Hữu Đức [Chanhkien.org] Luyện công Pháp Luân thường chuyển Pháp âm cường, Động tĩnh tùy cơ nhạc khúc dương. Đại Đạo đồng đơn bao vạn tượng, Toàn cơ áo diệu luyện kim cương. Trùng trùng quan trở tri chân tính, Đóa đóa thanh liên phóng pháp quang. Hỉ khán chân Phật liên thượng […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Luyện công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hữu Đức

[Chanhkien.org]

Luyện công

Pháp Luân thường chuyển Pháp âm cường,
Động tĩnh tùy cơ nhạc khúc dương.
Đại Đạo đồng đơn bao vạn tượng,
Toàn cơ áo diệu luyện kim cương.
Trùng trùng quan trở tri chân tính,
Đóa đóa thanh liên phóng pháp quang.
Hỉ khán chân Phật liên thượng tọa,
Phật quang phổ chiếu luyện công trường.

Tạm dịch:

Luyện công

Pháp Luân thường chuyển Pháp âm cường,
Động tĩnh tùy cơ nhạc khúc giương.
Đại Đạo bao hàm muôn vạn vật,
Cơ chế ảo diệu luyện kim cương.
Tầng tầng quan ải che chân tính,
Vạn vạn đóa sen phóng Pháp quang.
Ngồi trên đài sen kìa chân Phật,
Phật quang phổ chiếu luyện công trường.

Dịch từ

http://zhengjian.org/zj/articles/2006/10/3/40299.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Luyện công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-luyen-cong.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Bốn khổ thơ về «Tây Du Ký»https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-bon-kho-tho-ve-tay-du-ky.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-bon-kho-tho-ve-tay-du-ky.html#respondThu, 11 Aug 2011 04:07:01 +0000https://chanhkien.org/?p=12799Tác giả: Lục Văn [Chanhkien.org] Đường Tam Tạng Phong xan lộ túc khứ Tây thiên, Nhất lộ Tây hành yêu ma lan; Quá liễu cửu cửu bát nhất nạn, Khổ tận cam lai đại viên mãn. Tôn Ngộ Không Hỏa nhãn kim tinh Tôn Ngộ Không, Trung tâm cảnh cảnh bảo Đường Tăng; Hàng yêu […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Bốn khổ thơ về «Tây Du Ký» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lục Văn

[Chanhkien.org]

Đường Tam Tạng

Phong xan lộ túc khứ Tây thiên,
Nhất lộ Tây hành yêu ma lan;
Quá liễu cửu cửu bát nhất nạn,
Khổ tận cam lai đại viên mãn.

Tôn Ngộ Không

Hỏa nhãn kim tinh Tôn Ngộ Không,
Trung tâm cảnh cảnh bảo Đường Tăng;
Hàng yêu trừ quái bản lĩnh đại,
Hoàn thành sứ mệnh hồi thiên đình.

Trư Bát Giới

Hỉ hoan cật hát lao tao đa,
Thô tâm đại ý lão phạm thác;
Tổng toán tẩu hoàn Tây thiên lộ,
Cải chính thác ngộ hồi thiên quốc.

Sa Hòa Thượng

Cân trước Đường Tăng khứ tây thiên,
Cật khổ thụ luy vô oán ngôn;
Quá liễu nhất nan hựu nhất nạn,
Chung vu thủ đắc chân kinh hoàn.

Tạm dịch:

Đường Tam Tạng

Ăn gió nằm sương hướng Tây thiên,
Dọc đường yêu quái nổi can ngăn;
Vượt qua chín chín tám mốt nạn,
Khổ tận cam lai đại viên mãn.

Tôn Ngộ Không

Hỏa nhãn kim tinh Tôn Ngộ Không,
Lòng trung sáng tỏ bảo Đường Tăng;
Hàng yêu trừ ma đại bản lĩnh,
Hoàn thành sứ mệnh về thiên đình.

Trư Bát Giới

Ham ăn ham ngủ tính kêu ca,
Vô tâm vô ý thường chiêu ma;
Cuối cùng theo đường Tây thiên lộ,
Sửa chữa lỗi lầm trở về nhà.

Sa Hòa Thượng

Bảo hộ Đường Tăng sang Tây thiên,
Chịu khổ chịu mệt chí càng kiên;
Vượt qua nạn này đến nạn khác,
Lấy được chân kinh lại hồi thiên.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/7/4/27870.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Bốn khổ thơ về «Tây Du Ký» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/vuon-tho-chanh-kien-bon-kho-tho-ve-tay-du-ky.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Báo ứnghttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-bao-ung.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-bao-ung.html#respondWed, 27 Jul 2011 03:36:54 +0000https://chanhkien.org/?p=12721Tác giả: Tẩu Chính [Chanhkien.org] Báo ứng Cổ tai trướng đỗ hàng Thần Châu, Yêu thiềm chấp ý cân thần đấu. Độc khí tán tận thiềm yêu tử, Lưu hạ mạ danh tử tôn tu. Tạm dịch: Báo ứng Bụng trống hàm lồi hạ Thần Châu, Cóc yêu khăng khăng thách Thần đấu. Khí độc […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Báo ứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tẩu Chính

[Chanhkien.org]

Báo ứng

Cổ tai trướng đỗ hàng Thần Châu,
Yêu thiềm chấp ý cân thần đấu.
Độc khí tán tận thiềm yêu tử,
Lưu hạ mạ danh tử tôn tu.

Tạm dịch:

Báo ứng

Bụng trống hàm lồi hạ Thần Châu,
Cóc yêu khăng khăng thách Thần đấu.
Khí độc tản hết yêu quái tử,
Muôn đời nguyền rủa bêu tiếng xấu.

*  *  *  *  *

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/22/76160.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Báo ứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-bao-ung.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Xuất phàm—Chính Thần—Ngộ được khi học kinh văn mớihttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-xuat-phamchinh-thanngo-duoc-khi-hoc-kinh-van-moi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-xuat-phamchinh-thanngo-duoc-khi-hoc-kinh-van-moi.html#respondMon, 25 Jul 2011 13:56:49 +0000https://chanhkien.org/?p=12711Tác giả: Lý Ngộ, Chung Cổ [Chanhkien.org] Xuất phàm Tác giả: Lý Ngộ Tình khiếp tâm bất trầm, Vô chấp nhất thân khinh. Sư tôn độ đồ quy, Thăng hoa tứ chân kinh. Pháp trung càn khôn đại, Thần lộ phàn tinh anh. Tu tâm hành bất đãi, Trường phong thượng thiên đình. Tạm dịch: […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xuất phàm—Chính Thần—Ngộ được khi học kinh văn mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Ngộ, Chung Cổ

[Chanhkien.org]

Xuất phàm

Tác giả: Lý Ngộ

Tình khiếp tâm bất trầm,
Vô chấp nhất thân khinh.
Sư tôn độ đồ quy,
Thăng hoa tứ chân kinh.
Pháp trung càn khôn đại,
Thần lộ phàn tinh anh.
Tu tâm hành bất đãi,
Trường phong thượng thiên đình.

Tạm dịch:

Xuất phàm

Sạch tình tâm an bình,
Vô chấp thân nhẹ khinh.
Sư tôn độ đồ đệ,
Thăng hoa đắc chân kinh.
Trong Pháp càn khôn lớn,
Thần lộ chiếu quang minh.
Tu tâm không giải đãi,
Cưỡi gió lên thiên đình.

*  *  *  *  *

Chính Thần—học tân kinh văn nhất đắc

Tác giả: Chung Cổ

Đại Pháp đệ tử thị chính Thần,
Trợ Sư Chính Pháp khẩn khẩn cân.
Duy tồn nhất niệm hành Thần sự,
Điểm điểm tích tích Chân Thiện Nhẫn.
Thuận kỳ tự nhiên hồng trần lý,
Thần tư nhân thái cứu thế nhân.
Học Pháp tinh tiến tái học Pháp,
Tâm thanh khí sảng đoạn tư căn.

Tạm dịch:

Chính Thần—Ngộ được khi học kinh văn mới

Đệ tử Đại Pháp là chính Thần,
Trợ Sư Chính Pháp bám sát chân.
Chỉ tồn một niệm làm Thần sự,
Đâu đâu cũng hiện Chân Thiện Nhẫn.
Thuận theo tự nhiên nơi trần thế,
Tựa Thần giáng phàm cứu thế nhân.
Học Pháp tinh tấn lại học Pháp,
Tâm trong khí sáng đoạn tư căn.

*  *  *  *  *

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/25/76224.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Xuất phàm—Chính Thần—Ngộ được khi học kinh văn mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-xuat-phamchinh-thanngo-duoc-khi-hoc-kinh-van-moi.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Học kinh văn mới của Sư phụ «Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp»https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-hoc-kinh-van-moi-cua-su-phu-de-tu-dai-phap-nhat-dinh-phai-hoc-phap.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-hoc-kinh-van-moi-cua-su-phu-de-tu-dai-phap-nhat-dinh-phai-hoc-phap.html#respondMon, 25 Jul 2011 13:52:01 +0000https://chanhkien.org/?p=12707Tác giả: Vân Liên [Chanhkien.org] Học Sư phụ tân kinh văn «Đại Pháp đệ tử tất tu học Pháp» Đả khai võng hiệt mục bất chuyển, Sư tôn Thánh dung tự nhãn tiền. Nhãn hàm nhiệt lệ khán sổ biến, Vô biên Pháp lý diệu quang diệm. Truân truân giáo hối tấm tâm phi, Tự […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Học kinh văn mới của Sư phụ «Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vân Liên

[Chanhkien.org]

Học Sư phụ tân kinh văn «Đại Pháp đệ tử tất tu học Pháp»

Đả khai võng hiệt mục bất chuyển,
Sư tôn Thánh dung tự nhãn tiền.
Nhãn hàm nhiệt lệ khán sổ biến,
Vô biên Pháp lý diệu quang diệm.
Truân truân giáo hối tấm tâm phi,
Tự tự cú cú nhuận tâm điền.
Pháp lý đối chiếu trảo tự kỷ,
Chư đa bất túc nhất nhất hiển.
Học Pháp hữu thời tâm lưu hiệu,
Lưu vu hình thức phí thời gian.
Chỉnh thể phối hợp cường điệu ngã,
Bất hợp kỷ nguyện cải dung nhan.
Tư tưởng thường bị ác toản không,
Hoàn đương thị kỷ cường chính niệm.
Tam sự bất năng đồng thời kiêm,
Trợ Sư thần lộ hữu khuyết hám.
Pháp lý vô biên ngộ tại tiên,
Tự cảm thực tu soa cự viễn.
Hạnh đắc Sư tôn hựu chỉ điểm,
Nhiên tắc nhưng tại mê mông gian.
Kim hậu cánh tu đa tinh tiến,
Sự sự đối chiếu Pháp trung nghiêm.
Khẩn cân Sư tôn Chính Pháp lộ,
Đoái hiện thệ nguyện tùy Sư hoàn.

Tạm dịch:

Học kinh văn mới của Sư phụ «Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp»

Mở ra trang mạng mắt không chuyển,
Thánh dung Sư tôn tại nhãn tiền.
Đôi mắt đẫm lệ nhìn mấy lượt,
Hào quang Pháp lý chói vô biên.
Cung kính suy ngẫm lời Thầy dạy,
Từng câu từng chữ thấm tâm điền.
Đối chiếu Pháp lý tìm tự kỷ,
Bao nhiêu thiếu sót phải xới lên.
Có lúc học Pháp tâm lơ đễnh,
Chạy theo hình thức phí thời gian.
Nhấn mạnh bản thân hơn chỉnh thể,
Không hợp ý mình đổi dung nhan.
Tư tưởng thường bị tà can nhiễu,
Còn tự cho mình thật giỏi giang.
Không thể đồng thời kiêm ba việc,
Con đường trợ Sư còn gian nan.
Pháp lý vô biên cần ngộ trước,
Cảm thấy thực tu còn khó khăn.
May được Sư tôn lại chỉ điểm,
Thấy chỗ thua kém tự ăn năn.
Sau này càng tu càng tinh tấn,
Sự sự đối chiếu Pháp thật nghiêm.
Bắt kịp Sư tôn đường Chính Pháp,
Theo Thầy trở về tròn ước nguyện.

*  *  *  *  *

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/25/76224.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Học kinh văn mới của Sư phụ «Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-hoc-kinh-van-moi-cua-su-phu-de-tu-dai-phap-nhat-dinh-phai-hoc-phap.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Ngộ tĩnh—Pháp Luân Đại Pháp hảo—Chân Thiện Nhẫn hảohttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngo-tinhphap-luan-dai-phap-haochan-thien-nhan-hao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngo-tinhphap-luan-dai-phap-haochan-thien-nhan-hao.html#respondFri, 22 Jul 2011 11:52:54 +0000https://chanhkien.org/?p=12661Tác giả: Khiết Tịnh [Chanhkien.org] Ngộ tĩnh Cung cung kính kính nhất khỏa tâm, Thanh thanh tĩnh tĩnh tu Đạo nhân; Nhất chi liên hoa sơ trán phóng, Kiền kiền tịnh tịnh bất nhiễm trần. Tạm dịch: Ngộ tĩnh Cung cung kính kính một cái tâm, Thanh thanh tĩnh tĩnh tu Đạo nhân; Một nhành […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngộ tĩnh—Pháp Luân Đại Pháp hảo—Chân Thiện Nhẫn hảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khiết Tịnh

[Chanhkien.org]

Ngộ tĩnh

Cung cung kính kính nhất khỏa tâm,
Thanh thanh tĩnh tĩnh tu Đạo nhân;
Nhất chi liên hoa sơ trán phóng,
Kiền kiền tịnh tịnh bất nhiễm trần.

Tạm dịch:

Ngộ tĩnh

Cung cung kính kính một cái tâm,
Thanh thanh tĩnh tĩnh tu Đạo nhân;
Một nhành hoa sen vừa hé nở,
Kiền kiền tịnh tịnh chẳng nhiễm trần.

* * * * *

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Pháp thuyền khai khải dục dương phàm,
Luân hồi chúng sinh thiên vạn niên;
Đại Pháp chỉ minh hồi quy lộ,
Hảo nhân mộng tỉnh dĩ thành tiên.

Tạm dịch:

Pháp Luân Đại Pháp hảo

Pháp thuyền khởi bến cánh buồm giương,
Chúng sinh luân hồi ngàn năm trường;
Đại Pháp soi sáng đường trở lại,
Người tốt tỉnh mộng đã thành tiên.

* * * * *

Chân Thiện Nhẫn hảo

Chân lý Đại Đạo thản đãng tâm,
Thiện giả vô tư trợ tha nhân;
Nhẫn khổ tinh tiến tinh cương chí,
Hảo tự lãng sa đào xuất kim.

Tạm dịch:

Chân Thiện Nhẫn hảo

Chân tu Đại Đạo tâm thản nhiên,
Người thiện vô tư giúp kẻ hèn;
Nhẫn khổ tinh tấn chí luyện rèn,
Tựa sóng cuốn cát hiển vàng kim.

*  *  *  *  *

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/7/6/53677.html

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngộ tĩnh—Pháp Luân Đại Pháp hảo—Chân Thiện Nhẫn hảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngo-tinhphap-luan-dai-phap-haochan-thien-nhan-hao.html/feed0