Nhận thức chung về thơ (1): Lời nói đầu



Tác giả: Văn Tư Cách

[ChanhKien.org]

Tập thơ lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay ở Trung Quốc là “Kinh Thi” do Khổng Tử biên tập. Kinh thi do ba bộ phận là “Phong”, “Nhã”, “Tụng”, trong đó “Phong” là các bài dân ca của các nước thời kỳ tiên Tần, Nhã và Tụng là lời ca của các bài nhạc trong điển lễ của triều đình hoặc trong tế tự ở Thái miếu, đương thời đó đều là các khúc ca được hát chung với nhạc. Có thể là bởi vì khi đó khó khăn trong việc ghi lại nhạc (hoặc là chưa có nhạc phổ) nên bộ phận âm nhạc của các ca khúc này bị mất dần theo chiều dài lịch sử, cuối cùng chỉ còn lưu lại phần lời ca.

Vì để tìm phần phần nhạc đã bị thất lạc trong cặp chị em song sinh lời văn và âm nhạc, lịch sử đã hào phóng lưu lại cho nhân loại 2 phương pháp hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên là sử dụng phương pháp phân tích độc lập để phát triển lý luận âm nhạc: bắt đầu từ “thanh âm” một yếu tố nhỏ nhất của âm nhạc, tức là sự rung động của các tần số khác nhau; tiếp đến các khái niệm “thang âm”, “câu nhạc”, “chương nhạc”, đi kèm với “nhịp điệu” , “cường độ” và “điệu thức” … Nhạc lý của âm nhạc như vậy không có liên hệ với lời văn, nó hoàn toàn là một loại “ngôn ngữ” khác. Nó có thể sản sinh ra những “khúc nhạc cụ” riêng lẻ đơn độc, tại một phạm vi nhất định nó biểu đạt tình cảm mơ hồ đặc trưng của cá nhân; có thể kết hợp với ca từ (lời bài hát) để tạm thời tái hiện sự hài hòa mỹ diệu của chị em sinh đôi thủa ban đầu. “Phương pháp phân tích” chạy theo cá tính hóa và tự do cá nhân.

Hai là sử dụng “phương pháp tổng hợp” để kết hợp hài hòa lời hát và âm nhạc thành một thể. Phương pháp này căn cứ trên nội hàm âm nhạc vốn có của chữ viết của Trung Quốc: tiếng Trung có “4 thanh” (dựa theo cách đọc thì có 5 thanh), cơ bản là đối ứng với “thang âm ngũ thanh” của âm nhạc cổ đại. “Ngắt câu” và trọng âm chữ đầu của từ 2 âm tiết hoặc đơn âm tiết trong tiếng Trung tạo nên khái niệm về “nhịp điệu” và “cường độ”; các câu trong mỗi “lời ca” và phân đoạn là đối ứng với “câu nhạc” và “chương nhạc”. Về mặt hình thức, biện pháp này không được đa dạng hóa như phương pháp phân tích độc lập ở trên, nhưng nó dung hợp lời hát và âm nhạc thành một thể: dựa theo cách này để viết “lời ca” thì nó tự đã mang “âm nhạc” rồi, dùng cách này thì không cần lo về việc sẽ bị mất “nhạc phổ”. Theo phương pháp tổng hợp là tuân theo các nguyên tắc chung, không chạy theo tự do cá nhân.

Phát triển lý luận âm nhạc theo “phương pháp phân tích”, thì giữa Trung Quốc và Tây phương không khác biệt nhiều, chỉ là giai điệu của Trung Quốc mỹ miều hơn còn cảm giác lập thể của phương Tây thì mạnh hơn; theo “phương pháp tổng hợp” để phát triển thì lời ca và âm nhạc thành một thể, biểu hiện chủ yếu trong sự phát triển của “niêm luật” thơ ca (là quy tắc về sự gieo vần bằng trắc theo luật thơ cổ đời nhà Đường) ở thời sơ Đường cho đến thời thịnh Đường và trong thể loại “Từ” của thời nhà Tống; do từ đơn của ngôn ngữ phương Tây không đọc theo 4 thanh, tuy nhiên “niêm luật thơ” trong thơ của phương Tây cũng có quy tắc và khuôn mẫu rất nghiêm khắc, nhưng cảm thụ âm nhạc vẫn kém niêm luật thơ của Trung Quốc một bậc.

Đọc lời của bài hát và nghe một bài hát là một sự khác biệt lớn; tương tự, cảm thụ khi đọc một bài thơ không theo đúng niêm luật và đọc một bài thơ phù hợp với giai điệu sẽ khác nhau. Mặc dù chúng ta có thể sống mà không cần biết hát, nhưng khi chúng ta cần phải hát, đặc biệt là khi cần lên sân khấu biểu diễn, thì chúng ta cần phải học để biết hát như thế nào; chúng ta cũng vẫn sống mà không viết thơ, nhưng khi chúng ta cần viết thơ, đặc biệt là khi cần công khai phát biểu, chúng ta cũng cần phải cố gắng viết sao cho giống như một bài thơ. Khi chúng ta viết thơ chứ không phải viết các thể loại văn khác, thực tế đó cũng đã thừa nhận rằng thơ có chỗ khác với các thể loại văn khác, và đặc điểm của thơ là yêu cầu chặt chẽ về nhịp điệu niêm luật, khi chúng ta bỏ qua các yêu cầu này, thì bài thơ viết ra cũng mất đi các đặc điểm cơ bản của thơ.

Thuận theo số lượng người làm thơ ngày càng có nhiều lên thì trong đó có nhiều người tự bản thân có mong muốn hiểu biết những tri thức cơ bản về phương pháp và kỹ xảo làm thơ để đề cao trình độ làm thơ của mình. Để đáp ứng những yêu cầu này của độc giả, chuyên mục đặc biệt này sẽ thông qua một số bài viết ngắn để giới thiệu đến những độc giả có hứng thú với việc làm thơ một số điểm cơ bản nhất, những thường thức của phương diện niêm luật giai điệu thơ ca thực tế hay sử dụng. Trước mắt chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu với các bạn những bài thơ tương đối đơn giản 5 chữ, 7 chữ và các bài từ thể tiểu lệnh (bài từ ngắn).

Đối với những người lâu nay làm thơ không theo quy luật, thì rất khó để hoàn toàn tuân theo niêm luật thơ ca ngay tức khắc được. Nếu như áp dụng biện pháp “dụng cụ tinh thần”: sau khi hiểu nguyên tắc cơ bản của nó hãy cố gắng nỗ lực đi đúng hướng, đi từng bước một, đừng sợ chậm, chỉ cần kiên định từng chút mà làm, thì nhất định không bao lâu sẽ đạt được tiến bộ rõ ràng trong sáng tác thơ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/19852



Ngày đăng: 08-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.