Nguyện làm một vầng trăng sáng, soi sáng lòng chúng sinh
Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
“Chúng tinh la liệt dạ minh thâm,
Nham điểm cô đăng nguyệt vị trầm.
Viên mãn quang hoa bất ma oánh,
Quải tại thanh thiên thị ngã tâm”.
Dịch nghĩa:
“Muôn vì sao rải đầy trên trời đêm sâu thẳm,
Vầng trăng như ngọn đèn đơn độc chưa tắt trên vách đá.
Ánh sáng đẹp trọn vẹn không mài giũa,
Treo giữa trời xanh chính là tâm ta”.
Đây là bài thơ “Muôn vì sao rải đầy trên trời đêm sâu thẳm” của nhà sư nổi tiếng Hàn Sơn thời nhà Đường.
Người xuất gia không chỉ cần tu sửa bản thân, mà còn cần có nguyện vọng phổ độ chúng sinh. Tuy rằng năng lực có hạn, cũng phải nỗ lực làm hết sức mình. Nhà thơ lấy hình ảnh vầng trăng sáng so sánh với lòng mình, kỳ thực là muốn tận chút sức lực nhỏ bé của bản thân để hóa độ chúng sinh.
Khi đêm đã khuya, các vì sao trên trời sắp xếp một cách chỉnh tề. Vầng trăng tròn chiếu sáng giống như một ngọn đèn cô đơn trên vách đá không bao giờ tắt. Ánh sáng của vầng trăng tròn tựa như tấm gương không cần mài giũa. Vầng trăng treo trên bầu trời kia, giống như tấm lòng của thi nhân vậy.
Trong bài thơ, từ “cô đăng” (ngọn đèn đơn độc) có thể lý giải là một ngọn đèn hoặc cũng có thể lý giải là ánh trăng chiếu trên vách núi. Mà cụm từ “bất ma oánh” (không mài giũa) có ý chỉ bản tính con người vốn là kiền tịnh, thuần khiết. Điều này gợi nhớ đến tư tưởng của Thiền tông: “Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?” (Tạm dịch: Xưa nay không một vật, Chỗ nào bám bụi trần?).
Nhà thơ đã xuất gia và xây dựng nên “chùa Hàn Sơn”, đặc biệt là câu thơ:
“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Tạm dịch:
“Ngoài thành Cô Tô có chùa Hàn Sơn,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vọng tới thuyền khách”.
Không biết tiếng chuông đêm khuya này đã cứu được bao nhiêu người đang lạc lối. Tương truyền, vào thời đó, Trương Kế chính bởi nghe được tiếng chuông này mà được giác ngộ, gác bút theo nghiệp binh, thành tựu sự nghiệp lẫy lừng.
Ngày nay, các đệ tử Đại Pháp, mỗi người trông có vẻ nhỏ bé, nhưng khi mọi người cùng nhau trợ Sư chính Pháp, sẽ cứu được nhiều người hơn nữa. Vì vậy, các đệ tử Đại Pháp không nên bận tâm đến việc năng lực của mình lớn hay nhỏ. Chỉ cần mỗi người đều có thể đặt Pháp lên hàng đầu, thì đó chính là một đệ tử Đại Pháp đạt tiêu chuẩn.
Nhà thơ dùng vầng trăng để ví với lòng mình, thể hiện chí hướng lớn lao. Nếu kiếp này nhà thơ ở chốn nhân gian, liệu có phải cũng là một trong số các đệ tử Đại Pháp? Mỗi người đắc được Pháp đều là nhờ duyên phận mà đến. Việc mỗi người chúng ta có được thân người ngày nay cũng là một cơ duyên đắc Pháp. Vậy tại sao lại không biết trân quý?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293756
Ngày đăng: 05-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.