Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
Tiểu thuyết gia thời Minh, Ngô Thừa Ân, nổi danh khắp thế gian bởi tác phẩm “Tây Du Ký”. “Tây Du Ký” là tác phẩm duy nhất trong Tứ đại danh tác viết về câu chuyện tu luyện. Bài thơ “Chu hành” (Chuyến đi thuyền) này cũng có mối liên hệ mật thiết với tu luyện. Toàn bài thơ gồm 28 chữ:
“Bạch lộ quần phiên cách phố phong,
Tà dương dao ánh thụ trùng trùng.
Tiền thôn nhất phiến vân tương vũ,
Nhàn ỷ thuyền song khán quải long”.
Tạm dịch:
Cò trắng bay loạn gió bên sông,
Nắng chiều chiếu rọi cây trùng trùng.
Trước làng dải mây mang mưa tới,
Ngồi nhàn cửa thuyền ngắm mây rồng.
Từ câu thơ “Bạch lộ quần phiên cách phố phong, Tà dương dao ánh thụ trùng trùng”, ta có thể thấy động vật và chim muông vì không có quan niệm của con người, nên ở một số phương diện lại có mối liên hệ với các nhân tố ở một số cảnh giới nhất định. Vì vậy, khi mưa lớn sắp kéo đến, “bạch lộ” (cò trắng) có thể cảm ứng được, bởi chúng có một loại cảm giác sợ hãi đối với bão to gió lớn mà “quần phiên” (lật cả đàn), cũng tức là đang bay loạn. Câu “Tà dương dao ánh thụ trùng trùng” miêu tả một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, ánh hoàng hôn vốn dĩ đã là cảnh đẹp, lại thêm vào đó là bóng cây trùng trùng lớp lớp. Mà khung cảnh tuyệt đẹp ấy lại vừa hay là điềm báo trước cho một cơn bão to gió lớn sắp đến. Cảnh đẹp như vậy có rất nhiều người đều biết, ở nhiều nơi, trước khi sóng thần ập đến, cảnh vật cũng vô cùng mỹ hảo. Một khi con người đắm chìm trong khung cảnh đó, thì chính là lúc nguy hiểm bắt đầu.
Trong câu thơ “Tiền thôn nhất phiến vân tương vũ, Nhàn ỷ thuyền song khán quải long”, “Quải long” (rồng treo) là một loại hình thái của mây trước khi có mưa, là một cách gọi trong dân gian. Kỳ thực, điều này lại rất phù hợp với hình tượng rồng làm mưa. Lúc này thi nhân đang ngồi trên thuyền, từ xa quan sát ngôi làng phía trước sắp bị mưa to trút xuống. Chỉ một chữ “nhàn” cũng đã thể hiện ra được thi nhân đang trong trạng thái tĩnh lặng quan sát. Giống như khi thế gian con người sắp xảy ra tai họa, rất nhiều vị Thần đều bắt đầu lặng lẽ quan sát. Trạng thái như vậy chính là biểu hiện của người tu hành. Nhìn từ điểm này, có thể thấy thi nhân lúc này đã là một người tu hành có tu vi nhất định.
Hoàn cảnh xã hội ngày nay có thể nói là một cảnh tượng phồn hoa rực rỡ. Nhà cao tầng mọc lên san sát, khắp nơi ca múa vui vẻ, yên bình. Đây chẳng phải chính là một loại “hồi quang phản chiếu” trước khi nhân loại xuất hiện tai nạn sao? Rất giống với cảnh đẹp trước khi sóng thần xảy ra, rất giống với câu thơ “Tà dương dao ánh thụ trùng trùng” trong bài thơ này. Lúc này, Thần đã phái sứ giả của Ngài chính là các đệ tử Đại Pháp, đến để đánh thức những người vẫn đang đắm chìm vào cảnh phồn hoa của thế gian. Thế nhưng, vẫn còn biết bao người đang ở trong mê mà không thể tự thoát ra được? Đây có lẽ chính là điều bi thương nhất vậy.