Thấy điều kỳ diệu trong sự bình dị: Vẻ đẹp của cảnh thơ



Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Khi làm thơ, người ta thường sử dụng việc miêu tả sự vật để đạt được mục đích của mình, vậy mà bài thơ “Vịnh tuyết” của nhà thơ Trịnh Bản Kiều thời nhà Thanh lại chọn một con đường khác biệt. Thoạt nhìn, bài thơ dường như viết về tuyết, nhưng thực tế lại là thể hiện sự thanh khiết, cao quý của hoa mai. Toàn bộ bài thơ gồm có 28 chữ:

“Nhất phiến nhị phiến tam tứ phiến,
Ngũ lục thất bát cửu thập phiến.
Thiên phiến vạn phiến vô số phiến,
Phi nhập mai hoa đô bất kiến”.

Tạm dịch:

“Một mảnh hai mảnh ba bốn mảnh,
Năm sáu bảy tám chín mười mảnh.
Nghìn mảnh vạn mảnh vô số mảnh,
Bay vào hoa mai chẳng thấy đâu”.

“Một mảnh hai mảnh ba bốn mảnh, Năm sáu bảy tám chín mười mảnh”. Hai câu này thoạt nhìn có vẻ lặp lại nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa vô cùng, ý nói rằng trên thế gian có quá nhiều kẻ dung tục tầm thường. Bài thơ này được sáng tác trong bối cảnh nhà thơ đang trong cảnh sa sút và bị một nhóm tú tài xem thường. Tuyết ở đây kỳ thực chính là hình ảnh ẩn dụ cho nhóm tú tài coi thường người khác này.

“Nghìn mảnh vạn mảnh vô số mảnh, Bay vào hoa mai chẳng thấy đâu”. Trong câu thơ này, hoa mai ở đây kỳ thực chính là chỉ bản thân nhà thơ. Đại ý là nói, cho dù có bao nhiêu kẻ phàm phu tục tử, đối với nhà thơ mà nói, họ đều không đáng để bận tâm.

Bài thơ này có thể nói vừa mang ý tự chế nhạo của nhà thơ, vừa có ý nhắc nhở bản thân không được hòa lẫn vào hàng ngũ những người thế tục. Vào thời kỳ đó, rất nhiều người đọc sách là vì để phát tài, làm rạng rỡ tổ tông, rất ít người thực sự lo cho đất nước lo cho nhân dân. Nhưng nhà thơ lại khác biệt hẳn với họ. Chúng ta đều biết rằng sau khi làm quan, nhà thơ là một vị quan thanh liêm hiếm có, một vị quan tốt luôn suy nghĩ cho bách tính. Nhà thơ không chỉ nói được mà còn thực sự làm được.

Bài thơ này, thoạt đọc lên cảm giác có chút đơn giản thậm chí có phần thô tục, nhưng sau khi chúng ta hiểu được ngọn ngành sự tình, sẽ phát hiện ra dụng ý thực sự của nhà thơ. Tuyết đứng trước hoa mai quả thực không đáng để nhắc đến.

Trong bài thơ “Mai hoa thi” của Thiệu Ung, cũng có ví đệ tử Đại Pháp với hoa mai. Hoa mai trong hoàn cảnh tuyết lớn, giá rét khắc nghiệt vẫn có thể nở rộ kiêu ngạo trước tuyết, không sợ lạnh giá, đó là điều mà những sinh mệnh khác không làm được. Đệ tử Đại Pháp bị bức hại suốt bao năm qua, dưới sự bảo hộ của Sư phụ Đại Pháp, không những không bị đánh bại, ngược lại còn ngày càng trở nên thành thục.

Trịnh Bản Kiều nổi tiếng với những bức tranh vẽ trúc, ông có nền tảng văn học rất cao. Nếu như chúng ta đọc kỹ bài thơ này thêm vài lần, sẽ phát hiện ra vẻ quyến rũ thực sự của bài thơ và phía mặt đẹp nhất của nó. Một vẻ đẹp tại cảnh giới không thể ngờ tới.

Dịch: https://www.zhengjian.org/node/287391



Ngày đăng: 14-01-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.