Người vợ mong ngóng chồng trở về, chúng sinh mong ngóng Chủ quay lại



Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Người thân tòng quân, đối với những người ở nhà, đó luôn là nỗi lo lắng lớn nhất. Bởi lẽ, bạn không biết liệu người thân yêu mà bạn ngày đêm mong nhớ có thể trở về hay không. Một tương lai bất định tự nhiên sẽ khiến lòng người thấp thỏm, không yên.

“Trường An nhất phiến nguyệt, Vạn hộ đảo y thanh. Thu phong xuy bất tận, Tổng thị Ngọc quan tình. Hà nhật bình Hồ lỗ, Lương nhân bãi viễn chinh?” (Tạm dịch: Trường An một mảnh trăng, Vạn nhà tiếng giặt áo. Gió thu thổi chẳng dứt, Mãi là nỗi lòng nơi ải Ngọc Môn quan. Ngày nào dẹp được quân Hồ, Để người chồng không phải chinh chiến nơi xa).

Đây là bài “Tí Dạ Ngô Ca – Thu Ca” của nhà thơ Lý Bạch đời Đường, một bài thơ được những thi nhân lưu truyền rộng rãi.

Cũng dưới ánh sáng của mảnh trăng đó, những binh sĩ Đại Đường đang canh giữ biên cương, trong khi đó những người vợ ở Trường An lại truyền tới những âm thanh “tiếng giặt áo”. Vô số những “tiếng giặt áo” như những bài ca, như đang cổ vũ hay đó là những tiếng gọi tha thiết gửi đến người thân ở phương xa? Trong tiếng gió thu xào xạc, “tiếng giặt áo” này như đã truyền đến tận biên cương. Đến bao giờ mới không còn chiến tranh, để những người chồng có thể quay trở về nhà đoàn tụ?

Có thể nhận thấy một vài chi tiết rất ý nghĩa trong bài thơ này. Thứ nhất: tại sao lại xuất hiện “vạn nhà tiếng giặt áo” ở dưới ánh trăng, bởi vì những người đàn ông đi đánh giặc, những người phụ nữ ở nhà vào buổi sáng phải làm việc đồng áng, vốn dĩ là công việc của đàn ông, do đó chỉ có thể giặt áo vào ban đêm; thứ hai: cho dù những người phụ nữ có giặt áo vào ban đêm, nhưng nếu người chồng ở nhà, cũng sẽ là những âm thanh vui vẻ, xen lẫn vào đó là tiếng cười đùa. Nhưng ở đây lại không phải cảnh tượng như vậy, mà là sự chuyên chú vào công việc giặt giũ. Tâm trạng tự nhiên là nặng nề; thứ ba: gần đây có một bài thơ có tựa đề là “Bất lang nhân” (người không chồng), nếu như “lang nhân” là để chỉ người chồng, vậy thì “bất lang nhân” hẳn là ám chỉ những người phụ nữ mất đi người thân vì lý do nào đó.

Bài thơ này của Lý Bạch đề cập đến cảnh người đàn ông ra trận, những người phụ nữ ở nhà phải gánh vác công việc của đàn ông và chịu đựng nỗi đau mất người thân, đây là một trường bi kịch. Nhà thơ hy vọng rằng chiến tranh có thể sớm kết thúc.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng ngày hôm nay là thời kỳ Chính Pháp, phần lớn con người đều là đại biểu đến từ Thiên thượng, đều mang theo trách nhiệm lớn lao. Một khi không làm tốt, không chỉ bản thân không thể trở về, mà chúng sinh nơi thiên thể xa xôi cùng vũ trụ cũng sẽ theo đó mà giải thể. Điều này so với cảnh tượng mất đi người thân mà Lý Bạch nói đến còn đáng sợ hơn nhiều.

Những người vợ đang mong ngóng chồng sớm trở về nhà, cũng như chúng sinh trên Thiên thượng đang mong đợi Chủ của mình có thể đắc Pháp, sớm ngày quay trở về thế giới thiên quốc của họ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293670



Ngày đăng: 05-12-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.