Luân hồi ký sự: Trường Bạch phong vận
Tác giả: Thạch Phương Hành
[Chanhkien.org] Nội dung viết trong bài này liên quan đến tỉnh Cát Lâm, phía bắc và nam tỉnh Liêu Ninh ở Trung Quốc đại lục, cũng như toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo nhỏ lân cận. Vì dãy núi Trường Bạch trải dài trên khu vực nói trên nên bài này sẽ viết xoay quanh ngọn núi này. Đồng thời, vì trước đây tôi đã từng viết “Luân hồi kỷ thực: Ninh Viễn giữ lời hứa” có liên quan đến phần Tây Liêu Ninh, nên bài viết này lược bỏ phần này.
Nói về tỉnh Cát Lâm: ngay từ thời cổ đại, đã có con người sinh sống trên vùng đất này. Cách đây khoảng 50.000 đến 10.000 năm trước xuất hiện “Động tiên nhân Thọ Sơn”, “người Du Thụ”, “người An Đồ” và “người Thanh Sơn Đầu” là những dấu hiệu quan trọng cho thấy sự hình thành nền văn minh cổ đại của loài người ở tỉnh Cát Lâm.
Trong quá trình phát triển sau này, các dân tộc khác nhau ở khu vực này cùng với dân tộc Trung Nguyên, dần bước vào ngưỡng cửa văn minh nhân loại dưới sự dẫn dắt từng bước của Sáng Thể Chủ, dần dần có liên hệ với dân tộc Trung Nguyên, và đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử văn minh Trung Hoa.
Vào thời nhà Chu, các bộ lạc ở đây đã cống nạp cho Vương triều Trung Nguyên, để bày tỏ sự trung thành của họ; các quý tộc của triều đại nhà Thương (Cơ Tử) đưa dân tộc của họ vào bán đảo Triều Tiên để lập quốc; vào thời Xuân Thu, Khổng Tử đã đề cập đến cung tên của Vương quốc Túc Thận. Trong triều đại Tần Hán và cho tới sau này, mối quan hệ giữa khu vực này và Vương triều Trung Nguyên trở nên gần gũi hơn.
Vào năm thứ mười hai của Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh (1673), triều đình nhà Thanh đã xây dựng thành Cát Lâm và đặt tên là “Cát Lâm Ô Lạp”, Cát Lâm lấy tên từ đây, và sau đó tướng quân Ninh Cổ Tháp chuyển đến thành Cát Lâm. Năm 1757, tướng quân Ninh Cổ Tháp đổi thành tướng quân Cát Lâm, và “Cát Lâm” được mở rộng từ tên ban đầu của thành thị thành tên của quận hành chính. Sau đó, với chiến tranh, sự thay đổi chế độ và sự phân chia các khu vực, Cát Lâm trở thành lãnh thổ như hiện nay.
Khi lịch sử bước sang thời cận đại và hiện đại, sự phát triển quy mô lớn bắt đầu ở đây, cảng Đại Liên trên bán đảo Liêu Đông cũng chỉ phát triển trong 100 năm qua. Nơi đây từng là một làng chài nhỏ.
Sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh Đông Bắc là vào cuối thế kỷ XIX, và cả Trung Hoa ở trong một thời kỳ nhiều tai ương. Trước đây nơi này từng là nơi triều đình đày ải tù nhân. Ngoài những thổ dân gốc Mãn Châu, Mông Cổ, Ngạc Luân Xuân và các thổ dân khác, phần lớn người dân ở vùng Đông Bắc đến từ Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và các tỉnh khác. Những người này đương nhiên sẽ mang theo nền văn minh và nhiều yếu tố khác nhau của Trung Nguyên khi họ đến đây. Hầu hết những người này, ngoại trừ những người đến đây vào cuối thời nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc, đều là đến đây trốn nạn đói trong những năm 1950 và 1970. Tất cả những điều này đều là trải đường một cách hệ thống cho Đại Pháp hồng truyền để con người thế gian thực sự được cứu.
Về núi Trường Bạch, lần đầu tiên được ghi chép trong “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Bắc Kinh” (1), với tên gọi là “Bất Hàm Sơn”: “Trong Đại Hoang, có một ngọn núi mang tên là Bất Hàm, có một quốc gia của tộc người Túc Thận”. Sau này, trong “Hậu Hán thư – Đông Di Liệt Truyện” nó được gọi là “Đan Đan Đại Lĩnh”; và trong “Tân Đường thư”, nó được gọi là “Thái Bạch Sơn”.
Sau khi nhà Kim thành lập, người Nữ Chân coi núi Trường Bạch là “Hưng vong chi địa”. Ở phía bắc của hồ Thiên Trì trên núi Trường Bạch, vẫn còn một “đàn tế Nữ Chân” được xây dựng nhân tạo từ đá bazan, được người Nữ Chân sử dụng để cúng tế núi Trường Bạch. Năm 1999, lần đầu tiên người ta phát hiện được một tấm bia với chữ Nữ Chân cạnh đàn tế Nữ Chân bia khoảng 3 mét. Người thống trị của triều đại nhà Thanh truyền rằng tổ tiên của gia tộc Ái Tân Giác La, chính là được tiên nữ thai nghén trên núi Trường Bạch. Năm 1677, Khang Hy cử người đến núi Trường Bạch bái yết, ông còn viết “văn tế cáo núi Trường Bạch”, ca ngợi “Long Hưng, tổ tiên người Miến Điện, đặt nền móng ở nơi đây.”
“Núi Trường Bạch”, trong tiếng Mông Cổ có ý là Thần tiên. Các dân tộc thiểu số sống ở Đông Bắc như Túc Thận, Ốc Tự, Phù Dư, Tiên Ti, Cao Câu Ly, Mông Cổ, Khiết Đan, v.v., đều có sự kính ngưỡng và Thần hóa với ngọn núi lớn nhất ở Đông Bắc này, nhiều Thần thoại về thiên nữ không mang thai mà hạ sinh, đều được gửi gắm ở đây. Vì vậy, ngọn núi này được gọi là ngọn núi Tiên.
Ngay cả trong Thần thoại Triều Tiên, núi Trường Bạch cũng được coi là nơi đản sinh của tổ tiên. Mặc dù trong đó có nhiều sử sách giải thích sai và mang chủ nghĩa dân tộc, nhưng ít nhất nó cho thấy dân tộc Triều Tiên sùng kính và hướng về núi Trường Bạch.
Núi Trường Bạch thực sự là ngọn núi Thần trấn giữ phía Đông Bắc, nó có thể được coi là rào chắn che chở khi tiến vào Trung Quốc và là ngọn nguồn của một số con sông. Có ba con sông lớn bắt nguồn từ đây: Sông Tùng Hoa (nguồn phía nam), sông Áp Lục và sông Đồ Môn.
Dưới góc độ địa lý và địa chất học: Núi Trường Bạch là khu vực có hoạt động núi lửa dữ dội trong lịch sử, thời kỳ phun trào sớm vào khoảng kỷ Đệ Tứ 2 đến 3 triệu năm trước, tạo thành mỏm núi lửa với hồ Thiên Trì trên núi Trường Bạch là đường thông chủ yếu. Núi Trường Bạch đã trải qua ba lần phun trào vào các năm 1597, 1668 và 1702, tạo thành các loại địa hình núi lửa điển hình, cao nguyên bazan bằng và nghiêng, mỏm núi lửa hình nón và thung lũng. Trong đá núi lửa thường có lẫn than đá, và ở một số nơi còn có những cây tùng đỏ lớn bị nham thạch núi lửa vùi lấp. Những bằng chứng này cho thấy có những khu rừng rậm ở núi Trường Bạch vào khoảng thời gian khi núi lửa phun trào. Sau khi núi lửa phun trào ở núi Trường Bạch, tro núi lửa chứa nhiều loại khoáng chất đã hình thành nên đất đai màu mỡ và cung cấp môi trường tốt cho sự phát triển của động vật và thực vật trong khu vực.
Những thông tin vốn có thể tìm thấy trên internet, vì sao vẫn cần trích dẫn? Xin mọi người đọc xong bài viết này thì sẽ biết.
Từ góc độ văn hóa mà nói, bán đảo Triều Tiên, nối liền với núi Trường Bạch, đã trở thành một “thành vệ tinh” của trung tâm văn hóa Trung Hoa, đây cũng là trường hợp của Nhật Bản – đất nước ngăn cách với Trung Hoa bởi đại dương. Hơn nữa, hai khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất của văn hóa Trung Hoa. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về Nhật Bản trong bài viết tiếp theo, vì vậy tôi sẽ không nói nhiều ở đây.
Dưới đây nói về câu chuyện tìm kiếm Pháp của một vị có tên là Quất Tú.
Vào thời Khang Hy nhà Thanh, Quất Tú được sinh ra ở nơi mà ngày nay gọi là bờ biển Đại Liên. Khi đó, trước ngày sinh con một hôm, mẹ cô đã nằm mơ thấy một vị Thần nói rằng, cho bà một cô con gái, đứa trẻ này sẽ mang một sứ mệnh vô cùng Thần Thánh và vĩ đại trong tương lai. Đời này hạ thế cần ma luyện và tìm kiếm một cơ duyên.
Mẹ cô tỉnh dậy và nói với cha cô, cha cô rất ngạc nhiên và khó hiểu. Ông cảm thấy mình chỉ là một ngư dân nhỏ bé, nơi này hoang vu và lạc hậu, làm sao có thể sinh ra một đứa trẻ như vậy được? Lúc đó ông không tin cho lắm.
Khi đứa trẻ chào đời, họ thấy quả thực là một cô con gái và rất vui mừng. Mặc dù thời đó ai cũng đều muốn có con trai để khi lớn lên có thể giúp người lớn đi biển kiếm sống, nhưng có một cô con gái thì cũng rất tốt. Khỏi phải nói nhiều, hai vợ chồng họ rất yêu thương cô con gái.
Khi Quất Tú năm tuổi, có một hôm trời quang mây tạnh, cha cô cần đi đánh cá, Quất Tú đã quấy khóc không cho cha đi, và cũng không nói rõ là vì sao. Người cha bất đắc dĩ phải ở nhà. Ngay sau đó có gió to và mưa lớn chưa từng có. Mẹ cô nói, nhờ Quất Tú quấy khóc mà ông không đi, nếu không thì hậu quả thật không tưởng tượng được. Một lần khác, khi Quất Tú mười sáu tuổi, trận cuồng phong ba ngày ba đêm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nhưng Quất Tú lại bảo cha cô chuẩn bị ra khơi. Khi đó, gia đình họ đã có thể mướn vài người làm công. Khi những người này đến nhà Quất Tú trong cơn gió lớn, cơn bão đã nhỏ hơn, lúc này, những người đó không tin rằng hôm ấy có thể ra khơi. Nhưng Quất Tú nói có thể thu hoạch được rất nhiều trong chuyến đi biển này. Hơn nữa, cô bé cũng cần đi theo. Người cha không còn cách nào khác là phải đưa cô lên thuyền và ra khơi. Khi họ lên thuyền và tháo dây thừng, cơn bão đã biến thành một cơn gió mạnh cấp bốn hoặc cấp năm, hơn nữa, nó càng ngày càng nhỏ. Thuyền ra khơi không lâu thì gió yên sóng lặng. Khi thuyền đi được khoảng mười dặm, xa xa nhìn thấy một con cá màu vàng lớn, dài ước chừng một mét, nổi trên mặt biển và dường như đã chết. Họ bắt được con cá này và thấy nó vừa chết không lâu, họ bắt một số con cá khác và trở về với thuyền đầy cá.
Về đến nhà, họ mổ bụng con cá vàng lớn và thấy bên trong có hai viên ngọc trai. Nói như vậy không có nghĩa là chất do con cá lớn màu vàng tiết ra có thể sinh ra ngọc trai, mà là con cá lớn màu vàng vô tình ăn phải ngọc và lưu lại trong cơ thể. Quất Tú rất thích nên đã cầm theo hai viên ngọc trai này. Khi Quất Tú mười tám tuổi, cô đi mua quần áo và về nhà thì phát hiện cha mẹ mình đã bị giết, cô rất đau lòng. Cô liền hỏi hàng xóm xem ai đã làm việc này, thì hàng xóm nói rằng, một gia đình ngư dân khác thấy gia đình cô ra khơi kiếm được nhiều tiền mà ghen tức nên mới làm ra chuyện như vậy.
Lúc đó cô cũng rất oán hận gia đình ngư dân kia, thậm chí còn có ý định trả thù, khi nghĩ đến chuyện như thế này thì bụng cô bắt đầu đau ghê gớm, như muốn lăn lộn trên sàn, cô không chịu nổi. Khi cô xua tan ý định trả thù, nỗi đau không còn nữa.
Sau này, cô nghĩ: dù người gia đình ngư dân kia đã giết chết cha mẹ mình, nhưng nếu mình cũng báo thù, thì mấy người họ hàng nhà họ sẽ lại tìm mình báo thù,… thì mãi không xong được. Nếu mình từ bỏ ý định báo thù và phó mặc mọi thứ cho ông trời thì nên trừng trị bọn họ thế nào, tự sẽ có cơ hội trừng phạt họ.
Để tránh bị tổn thương, cô đã rời khỏi đây thật xa. Đi bộ về phía bắc dọc theo bán đảo Liêu Đông, từ Đại Liên ngày nay qua Trang Hà đến Đan Đông, ở Đan Đông, nhìn về cửa sông Áp Lục, cô nhớ lại trải nghiệm trước đây của mình, từng cảnh tượng giống như vừa xảy ra ngày hôm qua, cô bùi ngùi xúc động. Lúc chuẩn bị rời đi, cô vô thức sờ vào túi ngọc, mới phát hiện ngọc đã biến mất! Lúc này, cô vô cùng kinh ngạc, vội vàng quay lại tìm kiếm nhưng tìm liên tục trong 10 ngày mà vẫn không thấy. Khi cô trở lại vùng lân cận Đại Liên, cô nghe nói rằng, gia đình ngư dân đã giết cha mẹ cô, trong một lần ra khơi, không biết làm sao mà con thuyền bị lật, và người trên thuyền chết đuối trên biển. Mọi người đều nói đây là quả báo.
Trong lúc không biết đi đâu, cô lại đi về phía bắc dọc theo bán đảo Liêu Đông, lần này cô đến núi Trường Bạch, cô tìm thấy một gia đình sinh sống ở đây. Người dân địa phương cho biết đây là mạch tổ của triều đình nhà Thanh và là vùng đất cấm, để vào được thực sự không dễ dàng. Cô ấy nói rằng cô ấy thấy rất nhiều lính canh gác, nhưng không ai ngăn cản tôi, dù tôi có chào hỏi thì cũng không ai để ý đến tôi (lúc đó Thần hữu ý ngăn không cho binh lính nhìn thấy cô). Sau đó cô đi bộ đến vùng lân cận của nơi mà ngày nay gọi là Thiên Trì, khi ấy núi lửa đang phun trào. Cô chỉ có thể nhìn núi lửa phun trào từ xa, cô đang quan sát thì nghe thấy tiếng khóc của trẻ con, rất thê thảm, cô chạy tới thì phát hiện một bé trai và một bé gái khoảng năm tuổi vô cùng sợ hãi khi thấy núi lửa liên tục phun nham thạch xuống, không biết phải làm sao. Cô đã chạy đến ôm chúng, và chạy thoát khỏi chỗ nguy hiểm.
Khi đặt xuống cô thấy trên tóc của hai đứa trẻ này có một viên ngọc trai nhỏ. Điều này khiến cô thấy rất lạ và khó hiểu. Sau đó, cô hỏi cha mẹ của chúng ở đâu, và chúng đều nói rằng không thấy cha mẹ nữa và chúng không biết họ đi đâu rồi. Cô thấy đáng thương cho hai đứa trẻ này. Đồng thời, cô cảm thấy cô đơn nếu không có người đi cùng trên đường nên quyết định dắt hai đứa trẻ đi “vân du” cùng, lúc này cô cũng không biết mình sẽ đi đâu.
Núi Trường Bạch là một nơi rất rộng lớn, hơn nửa tháng rồi mà họ vẫn chưa rời khỏi ngọn núi này.
Có một lần, họ đang ở trong một cái lều và đột nhiên có một người đầy lông lá tiến đến, họ đã thấy điều như vậy bao giờ đâu, cho nên rất sợ hãi. Không ngờ, người lông lá cười khúc khích lấy từ trên tay ra hai củ sâm, và đặt ở đó rồi biến mất.
Hai đứa trẻ tò mò, chúng đến xem kỹ hơn, bé gái nói rằng, sao nhìn giống búp bê vậy nhỉ? Cậu bé cũng nói như vậy. Một lúc sau, xuất hiện hai đứa trẻ dài khoảng một thước rưỡi, cười khúc khích và chơi đùa với hai đứa trẻ kia. Khi thấy tất cả những điều này, Quất Tú cảm thấy thật không tưởng tượng được.
Sau đó, họ lại một lần nữa nhìn thấy núi lửa đang phun trào từ xa, trên bầu trời đột nhiên xuất hiện sấm sét, Quất Tú vô thức đưa bốn đứa trẻ đi trốn. Trong quá trình lẩn trốn, hai đứa trẻ tí hon đã biến mất! Cô tìm kiếm xung quanh nhưng không tìm thấy. Lúc này, cô vô tình nhìn xa xa thấy ở miệng núi lửa dần dần xuất hiện một vị Thần, trên tay cầm pháp khí, vị Thần dùng truyền cảm tư duy nói với cô: “Nhất định phải mang theo và chăm sóc bốn đứa trẻ cho tốt, đồng thời phải đến đảo Jeju ở cực nam của bán đảo Triều Tiên để giải quyết một duyên phận, đợi khi xong việc, trở lại vùng lân cận này rồi vẫn còn việc khác phải làm”. Khi nghe lời của vị Thần, cô càng lo lắng tìm lũ trẻ. Vừa nhìn xuống, thì thấy hai đứa trẻ tí hon đang đứng trên đầu của hai đứa trẻ! Cô lo lắng dặn dò hai đứa trẻ tí hon đừng chạy lung tung.
Một đứa trẻ tí hon nói: Chúng tôi sẽ không chạy lung tung, chúng tôi được dã nhân (người lông lá) gửi đến đây, để tăng thể lực cho cô, chúng tôi là do nhân sâm ngàn năm hóa thành. Người nào thể chất yếu, ăn chúng tôi thì sẽ kéo dài tuổi thọ, người nào có đức hạnh lớn, nếu tu hành, thì sẽ gia tăng mức độ tinh tấn. Còn cô, chỉ cần chúng tôi đồng hành cùng cô cả ngày, cô sẽ vững bước trên đường, không bị ma quỷ xâm hại và có thể hoàn thành việc mà Thần đã giao phó.
Nghe thấy những lời này, Quất Tú cảm thấy chấn động. Cô cũng nhớ rằng khi mẹ cô còn sống, đã nói đến giấc mơ kỳ lạ trước khi sinh con. Lúc này, cô dường như hiểu được, việc lúc còn bé tiên đoán thời tiết có thích hợp để đánh cá trên biển hay không cũng là do Thần điểm hóa cho.
Cô nhìn hai đứa trẻ mang ngọc trai, chợt hỏi: Hai ngươi có liên quan gì đến con cá lớn màu vàng ở trên biển không? Hai đứa trẻ thấy cô hỏi như vậy thì đều cười, một đứa thì nói: Thực ra chúng tôi là Thần tiên ở Thiên giới, sau này hóa thành ngọc trai, con cá lớn màu vàng từng là hộ Pháp ở thiên giới, sau này vô ý làm sai một chuyện nên mới bị đày xuống hạ giới. Chúng tôi có duyên phận lớn với cô, cũng là lúc kiếp nạn của con cá vàng lớn đã đủ, cần vứt bỏ thân cõi trần (thân cá), chúng tôi ở dưới biển, biến thành thức ăn mà nó thích, bị nó ăn vào, sau vào trong thân thể của nó thì chúng tôi biến thành ngọc. Nó cũng bị những con cá lớn khác cắn chết. Lúc này cô xuất hiện, và duyên phận của chúng ta được kết nối. Sau đó, khi đến Đan Đông, chúng tôi tạm rời xa cô một thời gian, vì chúng tôi ra ngoài giúp các vị Thần khác thanh lý một số chuyện không hay. Sau đó, chúng tôi biết rằng cô đã đến được núi Trường Bạch, chúng tôi biến thành những đứa trẻ và tìm thấy cô một lần nữa.
Quất Tú nghe và cảm thấy kinh ngạc, trên đời có chuyện kỳ diệu như vậy sao! Sau một hồi suy nghĩ, cô nói với bốn đứa trẻ: “Các vị đã hao tổn rất lớn khí lực để kết duyên với tôi, rốt cuộc là vì điều gì? Các vị biết chăng, tôi bây giờ không có bản sự gì?” Một đửa trẻ nhân sâm nói: “Khi cô nhìn thấy núi lửa phun trào, vị Thần đó chẳng phải đã nói với cô rồi sao, cô cần đi tới phía nam bán đảo giải quyết một việc mà! Là việc gì thì sớm muộn cũng sẽ biết. Hà tất phải hỏi bây giờ?”
Sau khi nghe điều này, Quất Tú không còn hỏi nữa. Họ đi bộ chậm rãi dọc khu vực trung bộ bán đảo Triều Tiên. Ở đây họ đã gặp rất nhiều người Triều Tiên, họ múa hát rất giỏi, hầu hết bọn họ đều tốt bụng, chăm chỉ và cần cù. Những nơi có người thì không tránh khỏi việc không ngừng diễn xuất ra những câu chuyện vui buồn với những nội dung khác nhau, khi giao thiệp với họ, Quất Tú nghĩ, người ta bận rộn cả đời là vì cái gì? ! Đâu là lối thoát của cuộc đời?
Một lần ở Hán Thành (Seoul ngày nay), cô đã gặp hai người tu hành ở bán đảo Triều Tiên, công phu của hai vị này đã rất cao, nhưng họ vẫn cảm thấy rằng họ vẫn khó thoát khỏi sinh tử, và họ cũng rất khổ não khi nói với Quất Tú.
Quất Tú vừa an ủi họ vừa nghĩ, Thần bảo mình đến đảo Jeju, rốt cuộc là vì cái gì? Nó có liên quan gì đến việc thoát khỏi sinh tử không?
Trong quá trình đi trên bán đảo Triều Tiên, Quất Tú dần lý giải được ngôn ngữ và văn hóa của Triều Tiên, cũng học thêm được ngôn ngữ của họ, với sự giúp đỡ của 4 đứa trẻ, họ đã suôn sẻ và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Khi đến phía đối diện của đảo Jeju, không may, có bão kéo dài ba ngày ba đêm. Bất kể ngày hay đêm, hai bé nhân sâm đều tích cực bám lấy Quất Tú, tiếp thêm sức mạnh cho cô. Khi thấy điều này, hai đứa trẻ ngọc trai đã đi đến Thiên đình để tìm giải pháp.
Sau đó, với sự giúp đỡ của Đại La Kim Tiên, họ đã đến được đảo Jeju. Ở đó, Quất Tú nhìn thấy một vị hải Thần, hải Thần lấy ra một thẻ bài và đưa cho cô, sau đó biến mất trong biển cả. Quất Tú cầm lấy thẻ bài và xem cùng bốn đứa trẻ, chỉ thấy trên đó ghi: Nếu đắc được Đại Pháp, thì đó là phước trời ban, nỗ lực tu luyện, nguyện của chúng sinh.
Chứng kiến điều này, Quất Tú hiểu rằng cuộc đời cô đã được Thần an bài để tìm Pháp và giác giả truyền Pháp để kết duyên. Sau khi biết được duyên phận này trên đảo Jeju, họ quay trở lại Bán đảo Triều Tiên, dọc theo biển Nhật Bản (khi đó được gọi là biển Cát Lâm) và quay trở lại núi Trường Bạch.
Nhìn miệng núi lửa họ thấy núi lửa đã ngừng phun trào nhưng khói vẫn bốc lên và không thể đến gần. Sau ba ngày, họ gặp lại vị Thần đó, và vị Thần nói, các vị phải vượt qua núi Trường Bạch để đến một nơi cách thành Cát Lâm không xa (ám chỉ Trường Xuân). Vẫn còn có một duyên phận đang chờ các ngươi ở đó.
Lúc này, Quất Tú chợt nghĩ ra một câu hỏi: Tại sao người Triều Tiên vừa hát vừa nhảy giỏi vậy? Vị Thần biến mất với một nụ cười, khi mọi người còn đang băn khoăn không biết làm gì thì trên trời bỗng có tiếng nhạc tuyệt vời. Một Nữ Thần vô cùng xinh đẹp cầm một cây đàn từ từ đi xuống, dừng lại trước mặt họ, tất cả đều sững sờ. Nữ Thần mỉm cười không nói gì, cầm cây đàn và chơi một giai điệu. Trên bầu trời giáng xuống rất nhiều hoa, không biết là con chim nào mà dường như nó không để ý đến làn khói mù mịt ở đây, mà dừng lại đậu trên cây. Ngay sau đó, nữ Thần và những con chim biến mất. Quất Tú và những người khác càng kinh ngạc hơn. Ngay khi họ đang sững sờ thì trên trời truyền tới giọng nói của vị Nữ Thần: Núi Trường Bạch xinh đẹp rực rỡ, cũng là ngọn núi Thần tiên ở phía đông bắc, thiên nhiên ban tặng cho con người đủ các thứ tốt đẹp, nhưng nhất định phải nhớ rằng: tất cả những điều này là hữu ý an bài để tương lai hồng truyền Đại Pháp! Đi đi, đến đó (Trường Xuân) để kết thánh duyên, giọng nói này đã vang vọng trên bầu trời trong một thời gian dài …….
Họ băng qua núi Trường Bạch và đến Trường Xuân.
Ở Trường Xuân, họ nghe một người mở quán rượu nói rằng có một người lạ thường đến uống rượu, người lạ này đã làm những điều không hợp với cái lý thông thường, chẳng hạn như mùa đông anh ta mặc một chiếc áo mỏng, nhưng lại mặc áo bông vào lúc trời nóng bức. Nhiều người đều cảm thấy người này quá kỳ lạ.
Họ rất tò mò, bé gái ngọc trai vỗ tay mừng rỡ: chính là người đó, anh ấy chính là người mà chúng ta tìm kiếm!
Sau sáu, bảy ngày, họ đang đi trên đường và gặp người lạ đó, trông anh ta thực sự rất lạ: Ở đây đang là mùa hè, nhưng anh ta mặc quần áo mùa đông và anh ta vẫn cứ nói là lạnh.
Hai bé nhân sâm thấy vậy liền chạy đến, ôm người đó, một lúc sau người đó cảm thấy nóng, liền cởi quần áo mùa đông ra, vừa cởi vừa nói, chuyện gì vậy nhỉ, sao nóng thế!
Khi nhìn thấy điều này, Quất Tú liền bước đến và hỏi anh ấy một cách lịch sự: Mọi người nói rằng anh rất kỳ lạ, anh có thể cho tôi biết tại sao anh lại ăn mặc như thế này không?
Người đó nói, ban đầu tôi cũng là một người bình thường, mùa đông mặc quần áo mùa đông, mùa hè mặc rất ít, sau đó, trong giấc mơ có một người đến gặp tôi và nói: “Từ mai anh sẽ có những hành vi quái dị, để thu hút sự chú ý của mọi người”. Cho đến khi có một người phụ nữ mang theo bốn đứa trẻ sẽ đến tìm anh. Khi họ tìm thấy anh, anh nói với họ: ‘Trường Xuân, trường tồn’ là được rồi. Không cần phải nói gì khác”. Lúc đó, tôi liền nói: “Vậy thì khi nào thì hành vi kỳ lạ của tôi có thể trở lại bình thường?”. Người đó nói: “Đến khi anh nhìn thấy họ, anh sẽ trở lại bình thường. Tình trạng này đã năm sáu năm rồi”. Quất Tú lắng nghe điều này, dường như chưa hiểu lắm. Hai bé nhân sâm vui vẻ quay lại và nói, chúng ta hãy nghĩ về những điều trên đường đi, những điều chúng ta đã thấy ở đảo Jeju, nếu kết hợp với 2 từ “Trường Xuân” thì sẽ là gì? Được họ gợi ý, cô nghĩ: Đại Pháp, Trường Xuân; Đại Pháp, trường tồn. Có lẽ Đại Pháp có thể giải thoát thế nhân sẽ liên quan đến cái tên Trường Xuân.
Sau khi hiểu được duyên phận này, cả nhóm đi qua phía bắc của Liêu Ninh ngày nay và quay trở lại cực nam của bán đảo Liêu Đông. Tại ranh giới giữa biển Hoàng Hải và Bột Hải, cô nhìn thấy hai vị Long Vương (Hoàng Hải Long Vương và Bột Hải Long Vương), hiểu được rằng, mặc dù họ quản vùng biển khác nhau, nhưng phối hợp với nhau để quản lý một vùng biển cũng được coi là đã tận tâm tận lực rồi.
Lúc này một tiên nữ xuất hiện, nàng nói với Quất Tú rằng, tương lai sẽ cần giúp đỡ một nhóm người tu luyện, trong ma nạn nhất định phải làm tốt … Cô trang trọng gật đầu ……
Đây chính là: Trên đường tìm Pháp, Thần Phật bảo hộ Từ bi an bài cơ duyên kỳ ngộ Hôm nay đắc Pháp thực hiện thệ ước Hoàn thành sứ mệnh mau hồi thiên
Tái bút: Quất Tú, sống ở nơi cách rất xa tôi, 10 năm trước khi tôi thậm chí còn không biết Quất Tú, thì bà đã biết tôi sắp gặp nạn, bà vốn cố gắng nói với tôi để tôi chú ý. Nhưng chưa kịp nói với tôi, thì tôi đã gặp nạn rồi. Vài năm sau, tôi có dịp đến thăm lão nhân gia, nhưng môi trường ở địa phương khắc nghiệt hơn, nên tôi không gặp được. Nghe tin lão nhân gia đã qua đời cách đây không lâu. Tôi cảm thấy rất tiếc, nên đã nhân cơ hội này để bày tỏ sự tưởng nhớ đến lão nhân gia.
Chữ kinh ở đây là chữ kinh (經 )trong “kinh qua”
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/251064
Ngày đăng: 13-09-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.