Luân hồi ký sự: Tư Mã Tương Như



Tác giả: Hiên Viên Tư Cầm

[Chanhkien.org] Từ nhỏ, tôi đã rất mẫn cảm với tên của một số cổ nhân trong lịch sử, tựa hồ vừa nghe thấy là đã thích ngay, rất khó lý giải. Thế rồi một giấc mộng từ mấy năm trước đã mở ra ký ức về nguồn gốc thân thế của tôi.

Trong mộng, hết thảy cảnh tượng đều triển hiện ngay trước mắt tôi, giống như điện ảnh lập thể, hay thân nằm trong cảnh vậy. Tại một thế giới Đạo gia cách tam giới không xa, bầu trời trong sáng vô cùng, đến đâu cũng đều là tiên cung, lầu các, mười phần hùng vĩ. Những mái hiên tỏa ánh sáng màu vàng, các bức tường màu đỏ, hơi giống kiến trúc cố cung hiện nay. Bên tai tôi là thiên âm mỹ diệu không ngừng truyền đến, dường như có người đang ca hát, âm nhạc bao trùm bầu không khí, thực ra nói là nghe được thì không đúng bằng “tâm lý cảm ứng”. Nội hàm của thiên âm truyền tới xoay quanh một cá nhân—”Lão Tử”, đại khái đây là nơi ở của Lão Tử.

Tại một căn phòng trong cung điện, xung quanh chứa đầy các dạng các loại sách bằng thẻ tre. Một vị thư sinh trẻ tuổi mình mặc áo dài đang ngồi đọc sách. Có lẽ bởi vì trong lịch sử, anh đã không ngừng đóng vai các nhân vật trí thức. Lúc này từ ngoài cửa, một người lạ khôi ngô hoạt bát tiến vào, cũng ăn mặc kiểu thư sinh, tiến vào rồi chào hỏi người thư sinh trẻ tuổi. Người thư sinh trẻ tuổi hành lễ trước mặt người lạ này rồi hỏi tên. Người lạ đáp: “Lý Nhĩ”. Khi ấy tâm tôi nghĩ rằng: Lý Nhĩ chẳng phải là Lão Tử sao? Tại sao lại trẻ thế này, nhìn thấy hình tượng Thiên nhân không hề giống tưởng tượng của người phàm.

Chỉ nghe thấy Lão Tử nói với tôi: “Hiện tại ngươi hạ thế đi, lúc này chính là thời gian Hỏa Đức Vương chấp chính. (ghi chú: Theo cách nói của cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm, triều Hán là thuộc về đức Hỏa. Sau khi Hán Quang Vũ Đế khôi phục nhà Hán, ông chính thức thừa nhận cách nói này. Từ đó chính thức xác lập triều Hán là đức Hỏa, bởi thế triều Hán có lúc còn được gọi là “Viêm Hán”; cũng theo đó, họ Lưu của Hoàng Đế triều Hán được gọi là “Viêm Lưu”). Hai nghìn năm sau, khi Pháp Luân Đại Pháp khai truyền thì ngươi sẽ đắc Pháp”.

Tôi nhận lời, rồi lại hỏi: “Sau khi con xuống thì dùng tên gì?”

Lão Tử trả lời: “Tư Mã Tương Như”.

Sau khi hạ thế, vị thư sinh này đóng vai Tư Mã Tương Như trong lịch sử. Trong luân hồi, anh đã đóng nhiều vai khác nhau, còn vinh hạnh hơn nữa là được Sư tôn cho phép “trợ Sư Chính Pháp”. Hai nghìn năm sau, anh đắc Pháp khi lên 16 tuổi.

Ghi chú: Tư Mã Tương Như (năm 179-117 TCN), tự Trường Khanh, là người dân tộc Hán ở Thục quận (nay là thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên). Ông là một nhà từ phú nổi tiếng thời Tây Hán, vang danh thiên hạ về tài làm phú. Được Hán Vũ Đế khen tài, lại giúp nhà Tây Hán mở mang biên cương Tây Nam, làm nên cống hiến kiệt xuất.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/10/19/78046.html



Ngày đăng: 20-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.